I-Khái niệm, đặc điểm
-Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (dạng nói hay viết), gồm một hay nhiều câu,nhiều đoạn và có những đặc điểm sau:
+Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
+Mỗi văn bản nhằm thực hiện một số mục đích giao tiếp nhất định.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 6: Tiếng việt Văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2017
Tiết 6: Tiếng Việt
VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình tự nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu ở phần Văn Học.
3. Thái độ
- Tự bản thân rèn luyện tạo lập văn bản.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thu thập và xử ly thông tin trong các văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân về các vấn đề đặt ra trong văn bản
- Năng lực xử ly các tình huống đặt ra trong bài học
- Năng lực vận dụng hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và vốn từ vựng để tạo lập và lĩnh hội các văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:SGK, SGV, Bài soạn, TL tham khảo, Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng
2. Chuẩn bị của học sinh:Vở soạn, SGK, làm bài tập sgk, một số văn bản theo yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương Pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, thực hành, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo, giảng bình...
2. KTDH:động não, trình bày nhanh, dạy học theo dự án, ...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
Gv cho hs kể tên các loại văn bản đã biết
Gv dẫn dắt vào bài học văn bản: Trong hoạt động giao tiếp, người nói, người viết phải tạo ra văn bản giao tiếp nhằm truyền đạt thông tin để đạt tới một mục đích nào đó. Vậy văn bản là gì? đặc điểm như thế nào, có các loại văn bản nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận và trình bày theo nhóm 3 văn bản SGK.
-Bài ca dao sau có phải là một văn bản không ? Tại sao?
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
*HS so sánh các văn bản theo hướng dẫn của SGK trang 25.
Còn có những cách phân loại khác đối với văn bản :
+Theo phương thức biểu đạt (đã học ở THCS): văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, điều hành, thuyết minh, nghị luận.
+Theo tính khuôn mẫu: văn bản viết theo mẫu (giấy khai sinh, bản quyết định, bản hợp đồng,) và văn bản không theo mẫu (truyện, thơ tự do,)
I-Khái niệm, đặc điểm
-Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (dạng nói hay viết), gồm một hay nhiều câu,nhiều đoạn và có những đặc điểm sau:
+Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
+Mỗi văn bản nhằm thực hiện một số mục đích giao tiếp nhất định.
II-Các loại văn bản:
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
3. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bài tập 1:
HS thảo luận theo bàn
? Xác định câu chủ đoạn và cho biết câu chủ đoạn nói gì?
? Tác dụng của các câu văn tiếp theo là gì? Phân tích.
? Thông qua tìm hiểu thông tin hãy đặt nhan đề cho đoạn văn
Bài tập 2: Hãy sắp xếp các câu thành một đoạn văn?
Bài tập 1:
- Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu 1 – sự ảnh hưởng của môi trường và cơ thể.
- Các câu tiếp theo có tác dụng minh họa, làm rõ câu chủ đề.
- Nhan đề : Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể.
Bài tập 2:
- Có thể sắp xếp thành 2 cách sau :
+ (1) - (3) - (5) - (2) - (4).
+ (1) - (3) - (4) - (5) - (2).
- Nhan đề: Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng ( thực hiện ở nhà)
Bài tập 3 sgk: HS có thể viết theo nhiều hướng khác nhau nhưng phải tập trung làm rõ chủ đề: Môi trường sống đang bị hủy hoại nghiêm trọng: phá rừng, ô nhiễm môi trường,
Bài tập 4 sgk: GV yêu cầu học sinh viết 1 đơn xin phép nghỉ học.
Bài tập làm thêm: Tìm hiểu thêm một số loại văn bản để nhận diện văn bản theo phong cách biểu đạt.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm vững khái niệm, các đặc trưng, và các loại văn bản. Vận dụng viết các văn bản hoàn chỉnh theo đúng phong cách.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Mtao Mxây:
+ Tìm hiểu khái niệm sử thi
+ Tóm tắt sử thi Đăm Săn: dự án nhóm 1
+ Soạn câu hỏi SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 6 van ban.doc