* Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Sau chiến thắng, Đăm Săn thuyết phục tôi tớ Mxây đi theo chàng
- Qua 3 lần đối đáp: lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối của dân làng giành cho ĐSăn
- Đăm Săn hô mọi người cùng về- cảnh ra về đông, vui như hội
=> Sư thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi của cộng đồng ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng ÊĐê. Đó là sự suy tôn tuyệt đối của người anh hùng với sử thi.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 7, 8: Đọc văn Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích "Đăm Săn" - Sử thi Tây Nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 - 8– Đọc văn Ngày soạn: 04 /09/2017
CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY
(Trích "Đăm Săn" - Sử thi Tây Nguyên)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên và phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “ nhân vật anh hùng sử thi”, sử dụng ngôn từ trang trọng, giàu hình ảnh, đặc biệt sử dụng phép so sánh phóng đại.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng: mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc
3. Thái độ
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng
4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ văn chương, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, mảnh ghép.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
GV: Kể tên một số tác phẩm sử thi mà em biết
Dẫn dắt : Sử thi là một thể loại dân gian đặc biệt. Kho tàng sử thi dân tộc ta rất phong phú và giàu ý nghĩa..
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS nhắc lại đnghĩa sử thi.
- Có mấy loại sử thi?
- Dựa vào sgk, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn sử thi Đămsăn?
- Xác định vị trí, nội dung đoạn trích?
Hs trình bày dự án
Hs nhận xét
Gv chốt y
* Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết
- Phân vai HS đọc đoạn trích
- Cách chia bố cục?
- Cuộc giao chiến giữa 2 tù trưởng được mô tả qua những chặng nào?
- Vào cuộc chiến, ta luôn thấy sự đối lập giữa Mtao Mxây và ĐămSăn. Vậy sự đối lập đó cụ thể ntn?
HS thảo luận 4 nhóm theo phiếu học tập (3’)
Đại diện trình bày
Gv chốt y
- Ở hiệp 1, vì sao Đăm Săn không múa trước mà cứ khích để Mxây múa trước?
HS phát hiện trả lời
- Chi tiết miếng trầu HơNhị ném cho Mtao nhưng Đăm Săn giành được có ý nghĩa gì?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Em có suy nghĩ gì về vai trò của thần linh trong cuộc chiến này?( chỉ là n/vật phù trợ, còn quyết định chiến thắng vẫn là Đăm Săn)
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Nhận xét về hình tượng Đăm Săn qua cuộc đọ sức?
Hs nhận xét tuỳ theo cảm nhận bản thân, Gv gợi ý bổ sung
Tiết 2
- Việc Đăm Săn thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây theo mình nhằm mục đích gì?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Dân làng đã tình nguyện theo Đăm Săn, điều đó có ý nghĩa gì?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Vì sao trong đoạn cuối tác giả không miêu tả cảnh chết chóc mà tả cảnh ăn mừng chiến thắng?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Hình tượng Đăm săn hiện lên như thế nào trong tiệc mừng chiến thắng?
Hs thảo luận ghép y trả lời
Gv chốt y
- Qua cảnh ăn mừng ấy, em có nhận xét gì về hình ảnh người tù trưởng Đăm Săn?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
- Qua đoạn trích, đặc biệt là qua hình tượng nhân vật Đăm săn, em có suy nghĩ gì về lẽ sống, y thức trách nhiệm với cộng đồng.
* Hướng dẫn HS tổng kết
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của thể loại sử thi thể hiện qua đoạn trích?
Hs phát hiện trả lời
Gv chốt y
- Qua văn bản tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv chốt y
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Sơ lược về sử thi dân gian:
- Định nghĩa
- Hai loại— Sử thi thần thoại
Sử thi anh hùng
2. Tóm tắt sử thi Đăm Săn:
3. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”:
- Vị trí: phần giữa của tác phẩm
- Nội dung: kể chuyện ĐămSăn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Bố cục : 2 phần
+ Từ đầu... đêm bên ngoài đường. . .rồi vào làng - cảnh trận đánh giữa 2 tù trưởng
+ Phần còn lại: cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
3. Tìm hiểu
3.1. Hình tượng ĐămSăn trong trận chiến với Mtao Mxây:
* ĐămSăn khiêu chiến và Mtao Mxây run sợ
*Vào cuộc chiến:
Hiệp 1
Hiệp 2
Hiệp 3
Hiệp 4
Đăm Săn
- khích, thách Mxây múa trước
- bình tĩnh, thản nhiên
- Đăm Săn múa trước: múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp( vượt đồi tranh, đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, phía tây...)
- Nhai được miếng trầu của vợ -> mạnh hơn
- Đăm Săn múa, đuổi đánh, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng -> cầu cứu thần linh
- Được ông Trời mách kế
- Đuổi theo
- Giết chết kẻ thù
- Sức mạnh, trí dũng, chủ động và tự tin.
Mtao Mxây
- Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ(chủ quan, ngạo mạn)
- Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp( yếu sức)
- Chém trượt, chỉ trúng chão cột trâu
- Cầu cưú Hơ Nhị
- Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ
- Vùng chạy cùng đường, xin tha mạng
- Bị giết
® Với lối mô tả song hành-> Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất # Đăm Săn chiến thắng được kẻ thù
=> Đăm Săn biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh cộng đồng còn Mtao Mxay là đại diện cho cái xấu, cái ác.
=> Sự thất bại của Mxây đã làm nổi bật tầm vóc người anh hùng sử thi Đăm Săn
* Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Sau chiến thắng, Đăm Săn thuyết phục tôi tớ Mxây đi theo chàng
- Qua 3 lần đối đáp: lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối của dân làng giành cho ĐSăn
- Đăm Săn hô mọi người cùng về- cảnh ra về đông, vui như hội
=> Sư thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi của cộng đồng ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng ÊĐê. Đó là sự suy tôn tuyệt đối của người anh hùng với sử thi.
3.2. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng:
- Ra lệnh: đánh lên các chiên, rung các vòng nhạc, & mở tiệc to mời tất cả mọi người ăn uống, vui chơi
- Hình ảnh Đăm Săn: “ uống không biết say, ăn không biết no...”, “ ngực quấn chéo tấm mền...trong bụng mẹ”
Sự lớn lao về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công của chàng bao trùm lên toàn bộ buổi lễ, toàn bộ thiên nhiên, và xã hội Êđê.
Hình ảnh người anh hùng trọn vẹn- hoàn hảo.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hoá linh hoạt , hướng tới nhiều đối tượng ; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.
- Sử dung hiệu quả: So sánh, tương đồng, tương phản, đòn bẩy, phóng đại, tăng tiến
2. Nội dung: Khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn , một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc
3. Hoạt động luyện tập
- Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cho cách đánh thắng Mtao, Mxây. Theo anh chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
Gợi ý:
- Ở thời kì lịch sử này, con người vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của thần linh, con người và thần linh gắn bó mật thiết với nhau.
- Tuy nhiên cũng từ câu chuyện này có thể nhận thấy, dù có can thiệp vào công việc của con người nhưng thần linh chỉ đóng vai trò là người "cố vấn", "gợi ý" hành động chứ không phải là người quyết định tối cao kết quả của cuộc chiến. Như vậy trong mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng. Kết cấu của truyện như vậycũng là một hình thức đề cao, làm nổi bật vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (Hướng dẫn HS làm ở nhà)
- Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu qủa nghệ thuật của chúng.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm được vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn
- Phân tích được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
+ Nêu định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyền thuyết?
+ Tóm tắt câu chuyện: dự án nhóm 2
+ Những đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện
+ Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nghĩa câu chuyện theo hướng dẫn sgk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 7 8 chien thang mtao.doc