Giáo án Ngữ văn 10 tiết 72: Làm văn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

I/ Đọan văn thuyết minh:

- Một đoạn văn cần đảm bảo hai mặt nội dung và hình thức:

+ Về nội dung: đoạn văn cần có sự hoàn chỉnh nhất định về nội dung

+ Về hình thức: mỗi đoạn văn sẽ bắt đầu ở chỗ chấm xuống dòng

- Yêu cầu của một đoạn văn:

+ Tập trung làm rõ 1 ý chung, chủ đề rõ ràng và nhất quán với toàn bộ bài văn.

+ Liên kết chặt chẽ, rõ ràng với đoạn văn trước và sau nó.

+ Các câu trong đọan phải diễn đạt trong sáng, chính xác và liên kết với nhau.

+ Gợi cảm, hùng hồn

* Giống nhau: đảm bảo cấu trúc 1đv

- Khác nhau: + Đoạn thuyết minh: đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn

+ Đoạn tự sự: đảm bảo tính chuẩn xác

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 72: Làm văn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/2/2018 Tiết 72 – Làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố kĩ năng viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, thấy rõ mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó và kĩ năng lập dàn ý 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống và học tập. 3. Thái độ: - Có ý thức viết đoạn văn thuyết minh hiệu quả 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Hoạt động khởi động: - GV: Yêu cầu HS trình bày một đoạn văn thuyết minh đã viết sẵn trong các bài làm văn thuyết minh trước, nhận xét về hình thức và nội dung của đoạn văn. - HS thảo luận, trả lời. - GV dẫn dắt vào bài mới: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trong bài văn thuyết minh là kĩ năng quan trong học sinh cần nắm vững giúp viết bài văn thuyết minh có hiệu quả... 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2. 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu những yêu cầu về việc viết đoạn văn thuyết minh. - Cho HS nhắc lại khái niệm đọan văn. - Giúp HS thảo luận nắm được những yêu cầu để viết tốt một đoạn văn thuyết minh. HS trả lời GV hoàn thiện ? Theo em 1 đv tự sự và 1 đv thuyết minh có điểm gì giống nhau và khác nhau? HS trả lời GV hoàn thiện ? Đv TM có thể gồm mấy phần? Các ý trong đv TM có thể sắp xếp ntn? HS trả lời GV hoàn thiện 2. 2: Hướng dẫn hs viết đoạn thuyết minh GV yêu cầu HS đọc mục II và thực hiện các yêu cầu theo nhóm ? Phác qua dàn ý đại cương bài viết? HS lập dàn ý ? Chọn và viết 1 đv (đv ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn)? ? Có thể học tập được gì từ đv sau? HS trả lời GV hoàn thiện I/ Đọan văn thuyết minh: - Một đoạn văn cần đảm bảo hai mặt nội dung và hình thức: + Về nội dung: đoạn văn cần có sự hoàn chỉnh nhất định về nội dung + Về hình thức: mỗi đoạn văn sẽ bắt đầu ở chỗ chấm xuống dòng - Yêu cầu của một đoạn văn: + Tập trung làm rõ 1 ý chung, chủ đề rõ ràng và nhất quán với toàn bộ bài văn. + Liên kết chặt chẽ, rõ ràng với đoạn văn trước và sau nó. + Các câu trong đọan phải diễn đạt trong sáng, chính xác và liên kết với nhau. + Gợi cảm, hùng hồn * Giống nhau: đảm bảo cấu trúc 1đv - Khác nhau: + Đoạn thuyết minh: đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn + Đoạn tự sự: đảm bảo tính chuẩn xác - Gồm 3 phần: + Mở đoạn: giới thiệu nội dung + Thân đoạn: TM cụ thể về vấn đề + Kết đoạn:khẳng định lại vấn đề thuyết minh - Các ý trong đv TM có thể sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh -> phù hợp với mục đích và đối tượng thuyết minh II/ Viết đọan văn thuyết minh: * Viết bài văn thuyết minh để cung cấp hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt việc tốt. - Xây dựng dàn ý: + mở bài. + thân bài. + kết bài. - Chọn 1 đv trong phần dàn ý - Có thể học tập từ đv mẫu: + Chủ đề đoạn: quan niệm của Anh-xtanh về thời gian tương đối + Câu chủ đề là câu đầu tiên + Phương pháp TM: giải thích, nêu số liệu, so sánh + Trình tự sắp xếp: từ khái quát đến cụ thể, so sánh – đối chiếu 2 không gian - Tiến hành viết đv và sửa chữa - Trình bày 3. Hoạt động luyện tập. ? Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà em vừa hoàn thành ở bài tập trên? HS làm việc cá nhân, trình bày Thảo luận, nhận xét GV chốt lại. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS thực hiện ở nhà) - Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà em đã có dịp tìm hiểu kĩ. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Năm vững kiến thức đã học - Nắm kĩ các dạng bài tập thuyết minh đã làm. - Hoàn thành những bài tập ở nhà. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài mới: Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt + Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt + Chuẩn bị các bài tập theo nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 72 luyen tap viet doan van thuyet minh.doc
Tài liệu liên quan