Giáo án Ngữ văn 10 tiết 79, 80: Đọc văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

2. Đọc hiểu chi tiết

2.1. Mười sáu câu đầu:

a. Tám câu đầu:

- Dạo hiên vắng, buông rèm, cuốn rèm - hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không có mục đích trong không gian vắng lặng, chật hẹp-> thể hiện sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ

- Thước chẳng mách tin - Mong chờ chim thước báo tin người chồng mà không có -> mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng

- Bi thiết, buồn rầu ->bộc lộ trực tiếp tâm trạng sầu muộn, đau khổ của người chinh phụ

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 79, 80: Đọc văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ , để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2018 Tiết 79, 80: Đọc văn TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn. Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?). I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi; - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc. - Rèn luyện kĩ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm trữ tình. - Kỹ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ: - Ngợi ca sự đợi chờ thủy chung, son sắt của chinh phụ khi người chồng đi chinh chiến ngoài biên ải xa xôi. - Có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực đọc hiểu văn học trung đại. - Năng lực trình bày trước tập thể - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy, TV, phiếu học tập 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn – chuẩn bị bài theo nhóm III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, dự án, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: - GV: Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Những nét chính về nội dung của văn học giai đoạn này? Kể tên các tác phẩm, tác giả tiêu biểu? - HS trả lời. - GV dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đi từ khủng hoảng đến suy thoái, khắp nơi nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Để đàn áp lại các phong trào của quần chúng chúa Trịnh lúc bấy giờ đã tiến hành nhiều cuộc đánh dẹp. Khắp nơi trên đất nước ta là cảnh chiến tranh, chết chóc, li tan. Văn học giai đoạn này xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân ,phụ nữ... Tiêu biểu là sáng tác của các giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, 2. Hoạt động hình thành kiến thức. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 2. 1 - Tìm hiểu chung Dạy học theo dự án GV: Cử HS lên dẫn dắt phần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (Rèn kĩ năng trình bày trước tập thể) HS: Mời đại diện nhóm 3 trình bày dự án về tác giả, tác phẩm - Nhóm khác đặt câu hỏi phản biện - Nhóm 3, trả lời câu hỏi của các nhóm GV: Nhận xét, phần trình bày của HS và chốt những ý cơ bản Giới thiệu thêm về hoàn cảnh lịch sử và thể loại của tác phẩm - Thời kì Đặng Trần Côn sống có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa, cảm thương cho những nỗi khổ đau, mất mát của con người nhất là những người phụ nữ có chồng đi lính. Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm. - Ngâm là một thể loại văn học cổ, xuất hiện và phát triển mạnh ở Việt Nam vào giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa dầu thế kỉ XIX mà hai thành tựu nổi bật là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Chinh phụ ngâm là tác phẩm mở đầu, cũng là tác phẩm đặc sắc nhất của thể loại ngâm khúc. Chuyển tiếp: GV: Thông qua việc chuẩn bị bài và phần tiểu dẫn, trình bày vị trí và nội dung đoạn trích? HS: Trình bày GV: Hoàn thiện 2. 2 - Đọc hiểu văn bản GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý kết cấu đối xứng ở những câu thất, tiểu đối ở câu bát, các từ láy, câu hỏi tu từ trong đoạn trích. HS: Đọc văn bản GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích trong SGK. ?Theo em đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? HS: Trả lời GV: Nhận xét và chốt lại các ý kiến. Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Học sinh thảo luận theo bàn: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu các nhóm thực hiện các yêu cầu: - Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ trong các câu thơ? Qua đó cho thấy tâm trạng gì của người chinh phụ? - Tác giả sử dụng những nghệ thuật nào? Ý nghĩa? HS: Thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi, cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét phần trình bày của các nhóm. - Các hình ảnh: ngọn đèn, hoa đèn,gợi cho ta sự liên tưởng đến câu ca dao nào? (Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt) GV nhận xét, mở rộng - Trong im lặng dằng dặc, dưới ánh đèn đêm thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ còn biết trò chuyện với cái bóng của chính mình, với ngọn đèn→ Gợi cho ta cảm nhận được nỗi cô đơn đến khắc khoải và vô vọng của người chinh phụ GV: Từ việc tìm hiểu các câu thơ, em có cảm nhận gì về tâm trạng của người chinh phụ? Qua đó, tác giả muốn bộc lộ thái độ, tình cảm gì? HS: Trả lời GV liên hệ thực tế: Em suy nghĩ về đức hi sinh của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay? HS: Nêu cảm nhận, liên hệ GV: Tích hợp giáo dục học sinh TIẾT 2 Gv: Ở những câu tiếp theo các yếu tố ngoại cảnh nào được sử dụng để diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ? HS: Phát hiện trả lời GV: Hoàn thiện GV: Vậy để vơi đi nỗi sầu, người chinh phụ đã tìm đến những thú vui nào? Em nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật? HS: Trình bày GV: Hoàn thiện Gv: Em hãy khát quát lại tâm trạng của người chinh phụ ở 16 câu đầu? HS: Trả lời GV: Chốt ý chính Chuyển tiếp GV: Ở 16 câu đầu qua những hành động và một vài yếu tố ngoại cảnh, tâm trạng cô đơn của người chinh phụ thể hiện rất rõ. Vậy ở 8 câu sau tâm trạng đó còn được thể hiện như thế nào? Trong đoạn thơ này người chinh phụ đã bộc bạch nỗi nhớ của mình như thế nào? HS: Trả lời GV: Gợi ý phân tích - Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ cuối? HS: Nêu các biện pháp nghệ thuật - Câu thơ cuối có vị trí, ý nghĩa gì trong toàn bộ đoạn thơ? Liên hệ đén câu thơ nào của Nguyễn Du? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh - §o¹n cuèi lµ nh÷ng lêi cña ng­êi chinh phô nh­ muèn t©m sù cïng chång. Nh÷ng h×nh ¶nh th¬ ®· diÔn t¶ t×nh yªu th­¬ng nång ch¸y cña nµng ®èi víi ng­êi chång n¬i xa. Muèn göi tÊt c¶ t×nh c¶m yªu quý nhÊt cña m×nh tíi ng­êi chång chèn xa x«i. Nçi nhí chång lóc nµo còng ®au ®¸u trong lßng ng­êi chinh phô. Nã nh­ chµ ®i x¸t l¹i (thiÕt tha lßng) khiÕn cho nµng cµng thªm ®au khæ 2. 3 - Hướng dẫn học sinh tổng kết GV: Em hãy điểm lại các yếu tố nghệ thuật được tác giả, dịch giả sử dụng trong đoạn trích? CHTH: Nêu ý nghĩa xã hội của đoạn trích? HS: Liên hệ trả lời GV: Tích hợp giáo dục học sinh I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Dịch giả a. Tác giả: Đặng Trần Côn (? -?) - Sống vào khoảng thế kỉ XVIII, thời kì lịch sử rối ren, loạn lạc - Là một danh sĩ nổi tiếng hiếu học, tài ba - Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán. b. Dịch giả * Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Là người nổi danh tài sắc xứ Kinh Bắc - Tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phả. *Phan Huy Ích (1750 - 1782) - Là người học rộng, tài cao, đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi - Sáng tác còn có Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: Vào khoảng những năm 40 của TK XVIII, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đi đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã gia đình ra mặt trận. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”. b. Thể loại, thể thơ. - Thể loại: ngâm khúc. - Thể thơ: Trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch). c. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: - Giá trị nội dung: + Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. + Thể hiện khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. - Giá trị nghệ thuật: + Bút pháp trữ tình miêu tả nội tâm sâu sắc. + Hình ảnh, ngôn ngữ đậm tính tượng trưng ước lệ; bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới. 3. Đoạn trích: a. Vị trí: Từ câu 193 đến câu 216. b. Đại ý: Viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày về. II/ Đọc hiểu văn bản 1. Đọc hiểu khái quát a. Đọc – chú thích b. Bố cục: + 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. + 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ 2. Đọc hiểu chi tiết 2.1. Mười sáu câu đầu: a. Tám câu đầu: - Dạo hiên vắng, buông rèm, cuốn rèm - hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không có mục đích trong không gian vắng lặng, chật hẹp-> thể hiện sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ - Thước chẳng mách tin - Mong chờ chim thước báo tin người chồng mà không có -> mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng - Bi thiết, buồn rầu ->bộc lộ trực tiếp tâm trạng sầu muộn, đau khổ của người chinh phụ - Hình ảnh: + Đèn biết chăng + Đèn có biếtchẳng biết + Hoa đènbóng người -> Thời gian chuyển từ ngày sang đêm, người chinh phụ đối diện với ngọn đèn, với chính mình -> khao khát được đồng cảm, sẻ chia => Nghệ thuật: - Các biện pháp tu từ: + Câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”. + Điệp từ: rèm, đèn, biết, dường để nhấn mạnh. + Điệp ngữ bắc cầu: “Đèn biết chăng, đèn chẳng biết”. + Biện pháp đối lập (Ngoài rèm><bóng người ) - Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa độc thoại nội tâm với lời kể của tác giả. => Tiểu kết : Tám câu thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chinh phụ trong không gian cô tịch, chờ mong tin chồng đến thẫn thờ mà chẳng thấy, khao khát sự sẻ chia mà suốt đêm thâu phải đối diện với nỗi cô đơn, tàn tạ theo thời gian. Qua đó thấy được sự cảm thông sâu sắc của tác giả với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. b. Tám câu tiếp - Thời giạn chuyển biến: từ đêm đến sáng - sự thao thức của người chinh phụ (Gà eo óc gáy sương năm trống) -> Thời gian tâm lí - người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên” - Hình ảnh bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi dài -> thời gian của xa cách nhớ thương - Hàng loạt điệp từ gượng kết hợp với các động từ gảy, soi, đốtgắn liền với các đồ vật đàn, hương, gương – cảnh chia li và nỗi lo chia lìa ám ảnh thường trực. -> những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô đơn, sầu nhớ thêm chồng chất. =>Tâm trạng người chinh phụ ở 16 câu thơ đầu: cô đơn lẻ loi, rối bời nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu 2.2. Tám câu thơ cuối - Nỗi nhớ: + Gửi gió đông (gió xuân) +Gửi non Yên (núi Yên Nhiên) là nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi. -> Hình ảnh mang tính ước lệ. - Biện pháp nghệ thuật + Điệp từ: “nhớ” + Điệp ngữ: “thăm thẳm”, điệp ngữ vòng tròn (non Yên, trời) + Từ láy “đằng đẵng, đau đáu, thiết tha” + Câu hỏi tu từ - >Diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người chinh phụ ngóng trông chồng. => khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, nỗi nhớ của người chinh phụ càng da diết, triền miên. Qua đó bày tỏ tấm lòng đồng cảm, chia sẻ của tác giả. - Cảnh buồn người thiết tha lòng .Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun à Câu thơ mang tính khái quát, triết lý về một quy luật tình cảm của con người. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. - Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ. 2. Ý nghĩa văn bản Đoạn trích ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. 3. Hoạt động luyện tập Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào? A. Thơ tự sự B. Thơ trữ tình C. Truyện thơ D. Tùy bút Đáp án: B Câu 2: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của thể loại ngâm khúc? A. Nhân vật bộc lộ nỗi sầu cảm, xót thương ai oán cho số phận mình. B. Là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần túy ViệtNam. C. Có cốt truyện và cấu tứ mạch lạc. D. Được viết bằng thể thơ song thất lục bát.  Đáp án: C Câu 3. Những tư tưởng nào dưới đây được thể hiện trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? A. Oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. B. Khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. C. Ca ngợi sự đảm đang chung thủy của người chinh phụ. D. Cả A và B. Đáp án: câu D. Câu 4. Những nguyên nhân nào khiến người chinh phụ đau khổ? A. Lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận. B. Tuổi trẻ qua đi vội vã (hạnh phúc và tình yêu sẽ mất). Khao khát sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi nhưng không được. C. Niềm tin vào tương lai mỏng manh, mờ nhạt. D. Cả A và B. Đáp án: câu D. Câu 5. Nội dung chính trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là gì? A. Nỗi nhớ thương chồng mà bất lực. B. Nỗi oán hờn khi phải xa chồng. C. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn, khao khát hạnh phúc. D. Sự chán nản tuyệt vọng trong nỗi cô đơn. Đáp án: câu C 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS làm ở nhà) - Vận dụng các biện pháp thuật tả tâm trạng trong đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn hoặc thơ miêu tả một nỗi buồn hay niềm vui của mình. - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Chinh phụ ngâm. - Tìm hiểu thêm đề tài người vợ lính trong thơ ca. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Học thuộc lòng đoạn trích. - Phân tích tâm trạng và nghệ thuật thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh + Mục đích, yêu cầu tóm tắt VBTM + Cách tóm tắt + Tóm tắt các văn bản thuyết minh trong ngữ liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 79,80 tinh canh le loi.doc
Tài liệu liên quan