Giáo án Ngữ văn 10 tiết 80: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( tiết 2)

* HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TÍNH CÁ THỂ HÓA CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.

-Chuyển ý:

? Em hiểu thế nào là cá thể? Là cá thể hóa?

-HS trả lời: .

-GV định hướng: Cá thể là riêng lẻ, cá thể hóa là làm cho ai đó hay cái gì đó trở thành riêng lẻ, riêng biệt, không giống bất cứ ai khác hay cái gì khác.

- GV: Dựa vào phần giao việc về nhà (theo nhóm) mời đại diện hai nhóm trình bày hiểu biết về phong cách ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua văn bản cụ thể.

- GV treo bảng phụ.

 - Bảng 1: bài thơ “ ĐÈO BA DỘI ” và bài “ HANG CẮC CỚ” của Hồ Xuân Hương .

-HS trình bày .

- Bảng 2: Bài thơ “ QUA ĐÈO NGANG” và bài “ ĐỀN TRẤN VÕ” của Bà Huyện Thanh Quan.

-GV nhận xét, bình giảng và chốt lại:

+ Tính cá thể hóa được thể hiện ở phong cách riêng của mỗi một nhà văn nhà thơ.

+ Nét riêng trong cách diễn đạt từng sự vật, sự việc, từng tình huống,từng nhân vật

-Lấy VD:

+ Vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 80: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/02/2017 Ngày dạy: 09/03/2017 Giáo viên : Trần Thị Hiền Giáo án thao giảng Tiết 80 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ( tiết 2) Mục tiêu: Nắm được đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nghệ thuật. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan- Phát vấn- So sánh- Chia nhóm PHƯƠNG TIỆN: Bài soạn- SGK- Bảng phụ- Văn bản ngữ liệu- Tranh ảnh. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: Ổn định lớp: Bài cũ: Nhắc lại khái niệm “ Ngôn ngữ nghệ thuật” và “ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. -HS trả lời -GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TÍNH HÌNH TƯỢNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGỮ NGHỆ THUẬT -Chuyển ý: .. - GV treo bức tranh về hoa sen ? Em thấy gì từ bức tranh này? Nêu cảm nhận của em về nó? - HS trả lời: ........................................... -GV định hướng: Bức tranh về đầm sen rất đẹp. Vẻ đẹp của bức tranh do màu sắc mang lại-vẻ đẹp hữu hình được tiếp nhận trực tiếp bằng thị giác. -GV: - Treo bảng phụ: VĂN BẢN 1: SEN ( dt):cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn hoặc làm thuốc. ( Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã xã hội, Hà Nội, 1988, tr 885). ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và mục đích giao tiếp của VB1? -HS trả lời:.................................................... GV định hướng: VB1 nhằm cung cấp thông tin về cây sen, đó không phải là ngôn ngữ nghệ thuật -Treo bảng phụ: VĂN BẢN 2: “ Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” ? Bài ca dao có giúp em hình dung được hình ảnh hoa sen như trong bức tranh ở trên không? ? So sánh cách diễn đạt ở VB2 với cách diễn đạt ở VB1, cách nào hay hơn? Vì sao? -HS trả lời: ........................................................ -GV định hướng: Bài CD dùng ngôn ngữ nghệ thuật để vẽ nên hình ảnh hoa sen nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm => hoa sen trở thành một hình tượng nghệ thuật. Vậy đặc trưng thứ nhất của PCNN Nghệ thuật là tính hình tượng=> ghi bảng. -Tìm hiểu biểu hiện của tính hình tượng: phân tích bài CD để thấy được cách diễn đạt gợi hình- gợi cảm( chú ý vần nhịp và cách dùng các biện pháp tu từ), khả năng khơi gợi liên tưởng. ? Ta nói hoa sen là hình tượng nghệ thuật. Vậy em hiểu tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? - HS trả lời: ........................................................ -GV chốt lại: Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chính là : dùng ngôn ngữ nghệ thuật như một chất liệu để xây dựng nên hình ảnh nhằm phản ánh hiện thực , thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc. Vận dụng: 1/ Trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có hình tượng nghệ thuật nào? -HS trả lời: .............................................. -GV định hướng: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc => Hình tượng NGƯỜI PHỤ NỮ với những phẩm chất tốt đẹp . * HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TÍNH TRUYỀN CẢM CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT -GV chuyển ý: ? Em hiểu như thế nào là truyền cảm? -GV định hướng và cung cấp ngữ liệu để tìm hiểu về tính truyền cảm VĂN BẢN 3: Đoạn văn trích từ tác phẩm “ Tắt đèn” – Ngô Tất Tố : cảnh chị Dậu mang con và đàn chó qua nhà Nghị Quế. - Gọi 1 HS đọc văn bản -GV đọc lại thêm 1 lần. ? Sau khi nghe đọc xong đoạn văn trên, em có cảm xúc gì? -HS trả lời: -GV chốt lại: + Sự giận dữ, căm phẫn đối với thói vô cảm, độc ác đến mất nhân tính của vợ chồng Nghị Quế. + Sự thương cảm đến xót xa cho hoàn cảnh mẹ con chị Dậu. ? Đó là biểu hiện của tính truyền cảm của PCNNNT. Vậy em hiểu thế nào là tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? -HS trả lời: ........................................ -GV chốt lại : Tính truyền cảm của phong cách NNNT là khả năng làm dấy lên trong lòng người đọc (nghe) những tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Từ đó tạo ra sự đồng cảm ở người đọc (nghe). * HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TÍNH CÁ THỂ HÓA CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT. -Chuyển ý: ? Em hiểu thế nào là cá thể? Là cá thể hóa? -HS trả lời: . -GV định hướng: Cá thể là riêng lẻ, cá thể hóa là làm cho ai đó hay cái gì đó trở thành riêng lẻ, riêng biệt, không giống bất cứ ai khác hay cái gì khác. - GV: Dựa vào phần giao việc về nhà (theo nhóm) mời đại diện hai nhóm trình bày hiểu biết về phong cách ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua văn bản cụ thể. - GV treo bảng phụ. - Bảng 1: bài thơ “ ĐÈO BA DỘI ” và bài “ HANG CẮC CỚ” của Hồ Xuân Hương . -HS trình bày.. - Bảng 2: Bài thơ “ QUA ĐÈO NGANG” và bài “ ĐỀN TRẤN VÕ” của Bà Huyện Thanh Quan. -GV nhận xét, bình giảng và chốt lại: + Tính cá thể hóa được thể hiện ở phong cách riêng của mỗi một nhà văn nhà thơ. + Nét riêng trong cách diễn đạt từng sự vật, sự việc, từng tình huống,từng nhân vật -Lấy VD: + Vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật. -Lấy VD: II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TÍNH HÌNH TƯỢNG: -Tìm hiểu văn bản: Bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen” + Cách diễn đạt gợi hình ảnh, gợi cảm xúc và có khả năng khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng. + Để tạo nên tính hình tượng, người viết thường sử dụng các biện pháp tu từ: nhịp điệu,đảo trật tự từ, ẩn dụ, ngoài ra còn có thể sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh hay so sánh, hoán dụ, nhân hóa.. + Từ tính hình tượng mà ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa và hàm súc. + Ví dụ : Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. TÍNH TRUYỀN CẢM: -Tính truyền cảm là khả năng gợi lên trong lòng người đọc ( nghe ) những tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm, từ đó tạo ra sư đồng cảm. TÍNH CÁ THỂ HÓA -Mỗi nhà văn nhà thơ có một khả năng tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng không lẫn lộn với bất cứ ai VD: Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khác phong cách thơ Bà Huyện Thanh -Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng nhân vật, sự vật hay sự việc. VD: Nguyễn Du tả Thúy Vân khác tả Thúy Kiều -Thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật. VD: Lời nói của Tào Tháo khác lời nói của Lưu Bị. Củng cố: Các đặc trưng của PCNN nghệ thuật? Dặn dò: Làm BT sgk

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 28 Phong cach ngon ngu nghe thuat_12429381.docx
Tài liệu liên quan