Giáo án Ngữ văn 10 tiết 81: Truyện Kiều (Phần 1 – Tác giả)

1. Quê hương, gia đình.

- Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh => tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

- Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan Họ.

- Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa.

- Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long – Hà Nội, ngàn năm văn hiến.

- Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học.

- Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê – Trịnh; Anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham Tụng.)

=> Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của đại thi hào dân tộc.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 81: Truyện Kiều (Phần 1 – Tác giả), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81: Truyện Kiều (Phần 1 – Tác giả) Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Lan. Người soạn: Dương Thị Quỳnh Lan. Đối tượng: Học sinh lớp 10A7,10A15. Ngày soạn: 05/03/2018. A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Hiểu được một số nét chính về bối cảnh thời đại và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông. Kể tên một số tác phẩm lớn của Nguyễn Du. Chỉ ra một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. 2. Kỹ năng: - Hình thành và phát triển kĩ năng tìm hiểu về một tác giả văn học. - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, phát biểu, trình bày quan điểm của bản thân. 3. Thái độ: - Có thái độ trân trọng, bồi dưỡng tình yêu, sự say mê với các sáng tác của Nguyễn Du. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản. - Giáo án giảng dạy. - Bút lông, nam châm 2. Học sinh. - Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi - Các tài liệu sưu tầm liên quan tới tác giả và tác phẩm. C. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, tái tạo 2. Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn D. Tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Vào bài mới GV hỏi: Tác phẩm nào mà các em đã được học nhiều nhất ở trung học cơ sở? Hãy kể tên những đoạn trích của tác phẩm đó mà em đã được học? Và hãy cho cô biết tác giả của tác phẩm đó là ai? GV dẫn: Như vậy, các em đã được tìm hiểu một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều. Nhưng ngoài tác phẩm kiệt tác đó, đại thi hào Nguyễn Du còn có rất nhiều tác phẩm đặc sắc khác. Và những nhân tố nào đã ảnh hưởng,tác động góp phần làm nên: “Tiếng thơ ai động đất trời/ Nghe như non nước vọng lời ngàn thu” như nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca là những điều rất đáng để chúng ta quan tâm, tìm hiểu. Bài học ngày hôm nay “Truyện Kiều – Phần 1: tác giả) sẽ giúp chúng ta thỏa mãn những mối quan tâm đó. Hoạt động của HS và GV Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Du - Gọi học sinh đọc phần I (SGK – 92) GV hỏi: Hãy cho cô biết, Nguyễn Du có tên chữ và tên hiệu là gì? GV hỏi: Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống là thời đại như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác của ông? GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm có 7 phút để thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu trả lời câu hỏi. +Nhóm 1: Hãy liệt kê quê cha, quê mẹ, quê vợ của Nguyễn Du? Thời thơ ấu và niên thiếu ông sống ở đâu? Nguyễn Du sống trong một gia đình như thế nào? Theo em, những yếu tố này có ảnh hưởng gì đến sáng tác của Nguyễn Du? +Nhóm 2: Liệt kê các sự kiện chính, nổi bật trong thời thơ ấu và niên thiếu của Nguyễn Du (từ năm 10 tuổi đến năm 1783)? Theo em, giai đoạn này có ảnh hưởng như thế nào đến văn chương của Nguyễn Du? +Nhóm 3: Liệt kê các sự kiện chính nổi bật trong cuộc đời của Nguyễn Du (từ sau năm 1783 đến khi trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn)? Theo em, giai đoạn này có ảnh hưởng như thế nào đến văn chương của Nguyễn Du? + Nhóm 4: Liệt kê các sự kiện chính nổi bật trong cuộc đời của Nguyễn Du (từ sau khi ra làm quan cho triều Nguyễn)? Theo em, giai đoạn này có ảnh hưởng như thế nào đến văn chương của Nguyễn Du? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Du -Gọi học sinh đọc phần 1 (SGK – 94, 95) GV hỏi: Em hãy kể tên một số sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du? - Gọi học sinh đọc phần 2 (SGK – 95, 96) GV hỏi: Nội dung cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Du là gì? Lấy dẫn chứng chứng minh nội dung ? GV hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Du? Lấy dẫn chứng minh họa. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. -Gọi một bạn đọc Ghi nhớ (SGK – 96) I. Cuộc đời - Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. 2. Thời đại, xã hội - Xã hội phong kiến Việt Nam: khủng hoảng trầm trọng: + Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. + Kiêu binh nổi loạn. + Phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung. + Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn. => Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Quê hương, gia đình. - Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh => tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt. - Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan Họ. - Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa. - Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long – Hà Nội, ngàn năm văn hiến. - Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học. - Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê – Trịnh; Anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham Tụng.) => Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của đại thi hào dân tộc. 3. Bản thân a. Thời thơ ấu và niên thiếu. - Sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý. - 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. - 1783, đỗ Tam Trường. => Cuộc sống sung túc, hào hoa tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Đồng cảm, thấu hiểu cho thân phận những người ca nhi, kỹ nữ - 1786, nhà Nguyễn Khản bị kiêu binh nổi loạn phá. - 1789, Nguyễn Du về sống ở quê vợ Thái Bình. Vợ mất, về quê nội sống trong nghèo túng. => 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn ngữ sáng tác bằng chữ Nôm và hiểu được cuộc sống của người dân lao động. b. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn - 1802, miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn. Làm Tri huyện Phù Dung, sau đổi sang Tri phủ Thường Tín. - 1805 – 1809, làm Đông các điện học sĩ. - 1809, làm Cai bạ dinh Quảng Bình. - 1813, được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. - 1820, được cử đi sứ Trung Quốc lần 2 nhưng chưa đi thì mất 18/9/1820. => Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người. - 1965, được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh của ông. II. Sự nghiệp văn học Các sáng tác chính Sáng tác bằng chữ Hán + Thanh Hiên thi tập + Nam trung tạp ngâm + Bắc hành tạp lục Sáng tác bằng chữ Nôm +Truyện Kiều +Văn chiêu hồn Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. Đặc điểm về nội dung: đề cao chữ “tình” Đặc điểm về nghệ thuật: Là sự kết hợp giữa văn chương bình dân và văn chương bác học. Góp phần trau dồi ngôn ngữ dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt, phát triển thể lục bát. III. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK – 96) D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Nhắc lại những ý chính về cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du. - Soạn bài Trao duyên (Truyện Kiều –Nguyễn Du) E. Rút kinh nghiệm: ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 28 Truyen Kieu_12304063.docx