1) Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
- Tầng ngôn từ (hay là tầng hiển thị) có nghĩa là nội dung, tri thức mà văn bản cung cấp ngay trên bề mặt của ngôn từ.
- Biểu hiện:
+ Ngữ nghĩa: từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
VD: con chó sói: loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác => lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng. Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm => tuổi xuân: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90+ 91: Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90+ 91: VĂN BẢN VĂN HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thanh Lan.
Người soạn: Dương Thị Quỳnh Lan.
Đối tượng: Học sinh lớp 10A1.
Ngày soạn: 18/03/2018.
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu trúc của một văn bản văn học; quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các kiến thức về văn bản văn học vào hoạt động đọc - hiểu văn bản cũng như hoạt động làm văn có hiệu quả.
3.Thái độ:
- Qua việc phân tích, khám phá các tầng cấu trúc của một số văn bản văn
nhằm giúp học sinh hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản.
- Giáo án giảng dạy.
2. Học sinh.
- Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi.
C. Phương pháp, phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp phát vấn, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, làm việc nhóm kết hợp với phương pháp hỏi chuyên gia
2. Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn, phiếu trả lời câu hỏi
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”?
3. Bài mới:
* Vào bài mới: Hàng ngày, chúng ta đã được tiếp xúc, làm quen với nhiều văn bản khác nhau như: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận... Trong đó, có một số văn bản được gọi là văn bản văn học. Vậy văn bản văn học là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài “Văn bản văn học”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm văn bản văn học.
GV: Cho các văn bản sau:
1. Chiếu dời đô.
2. Hịch tướng sĩ .
3. Lão Hạc.
Dế mèn phiêu lưu ký.
Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
Ôn dịch, thuốc lá.
GV hỏi: Theo em văn bản nào là văn bản văn học? Văn bản nào không phải là văn bản văn học?
(Văn bản 1 – 4: văn bản văn học.
Văn bản 5, 6: văn bản nhật dụng.)
-GV đưa ra khái niệm về văn bản văn học.
GV hỏi: Từ khái niệm về văn bản văn học theo phạm vi nghĩa hẹp và phạm vi nghĩa hẹp, theo em, văn bản nào là văn bản văn học theo nghĩa hẹp, văn bản nào là văn bản văn học theo nghĩa rộng
(Văn bản 3, 4: văn bản văn học theo nghĩa hẹp.
Văn bản 1, 2: văn bản văn học theo nghĩa rộng).
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
Gọi học sinh đọc phần I trong SGK.
GV hỏi: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao phản ánh hiện thực khách quan nào? Đồng thời thể hiện thái độ gì của nhà văn đối với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ.
GV hỏi: Em hãy nêu nội dung đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?
GV hỏi: Từ những ví dụ chúng ta vừa phân tích, em hãy rút ra tiêu chí nào của văn bản văn học?
GV hỏi: Em có nhận xét gì về ngôn từ của câu thơ sau?
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
GV hỏi: Qua việc phân tích ví dụ trên, em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản văn học?
GV hỏi: Em hãy xác định thể loại của các văn bản sau? (Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)- Mô-li-e, Sang thu- Hữu Thỉnh, Làng- Kim Lân). Dựa vào đâu mà em xác định được thể loại của các văn bản đó? Từ đó, em rút ra kết luận gì về tiêu chí của văn bản văn học.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc của văn bản văn học.
Chia học sinh làm 4 nhóm (đã giao học sinh chuẩn bị từ hôm trước”
+Nhóm 1: Tìm hiểu, thuyết trình phần 1 (tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa)
+Nhóm 2: Tìm hiểu, thuyết trình về phần 2 (tầng hình tượng)
+Nhóm 3: Tìm hiểu, thuyết trình phần 3 (tầng hàm nghĩa)
+Nhóm 4: Tìm hiểu, thuyết trình phần III (từ văn bản đến tác phẩm văn học)
Đại diện các nhóm lên thuyết trình (thành viên trong nhóm đó sẽ đóng vai là chuyên gia), các bạn trong lớp và giáo viên sẽ đặt câu hỏi và các bạn nhóm sẽ trả lời. Nếu không trả lời được thì giáo viên sẽ trợ giúp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm phần luyện tập
I. Khái niệm văn bản văn học
- Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) được hiểu theo hai phạm vi:
+ Nghĩa rộng: Là những văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, có nhịp điệu, có hình ảnh.
+ Nghĩa hẹp: Là những sáng tác có hình tượng nghệ thuật được tác giả xây dựng bằng hư cấu.
Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
Tiêu chí thứ nhất:
VD: Lão Hạc- Nam Cao
+ Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945).
+ Thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ.)
VD: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
+ Hiện thực: người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về.
+ Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa.
à Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Tiêu chí thứ 2:
VD:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
Ngôn từ đời thường nhưng có vần, nhịp (tính nghệ thuật), không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ (tính thẩm mĩ) nhờ các hình tượng (mận, đào).
àNgôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng.
Tiêu chí thứ 3:
Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định và tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
VD: Kịch có hồi, có cảnh, có lời độc thoại, đối thoại. Thơ thì có vần điệu, tiết tấu, luật, khổ thơ, câu thơ Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu
Ba tiêu chí không thể thiếu của văn bản văn học.
Cấu trúc của văn bản văn học
(phần nội dung của phàn III và IV sẽ linh động điều chỉnh dựa trên những ví dụ của nhóm chuyên gia)
Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
Tầng ngôn từ (hay là tầng hiển thị) có nghĩa là nội dung, tri thức mà văn bản cung cấp ngay trên bề mặt của ngôn từ.
Biểu hiện:
+ Ngữ nghĩa: từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
VD: con chó sói: loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác => lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng. Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm => tuổi xuân: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết
+ Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh được gợi
bởi ngôn từ nghệ thuật.
VD: 4 câu thơ trong bài “Lượm”
Nhịp thơ ngắn, sử dụng các từ láy liên tiếp: loắt choắt, xinh xinh, thoan thoắt, nghênh nghênh.
-> Âm hưởng nhanh, tươi trẻ.
Trong bài của Tản Đà:
Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
(Câu 1 nhiều thanh trắc" sự bế tắc, u uất của kẻ tài hoa, anh hùng ko gặp thời vận.
Câu 2 nhiều thanh bằng " cảm giác chơi vơi, phiêu bạt" sự buông xuôi, bất lực của con người.)
(Hết tiết 1)
Tầng hình tượng
- Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tùy quy mô văn bản và thể loại) mà có sự khác nhau.
VD: Hình tượng hoa sen, hình tượng bánh trôi nước, hình tượng con cò, hình tượng cành mai, cây tùng
Tầng hàm nghĩa
Là những ý nghĩa tiềm ẩn của văn bản -> hiểu những điều nhà văn gửi gắm, tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống.
Để đi sâu tìm hiểu hàm nghĩa của văn bản văn học cần đi qua các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
VD:
+ Hình tượng cây tùng"khí phách, phẩm chất của người quân tử.
+ Hình tượng cành mai"sự sống tuần hoàn, bất diệt.
+ Hình tượng hoa sen thơm ngát, tươi đẹp giữa chốn bùn lầy" ngợi ca chí khí giữ vững sự trong sạch của con người.
+ Hình tượng bánh trôi nước "vẻ đựp hình thể, phẩm chất tốt đẹp và thân phận nổi nênh, vô định của người phụ nữa trong xã hội phong kiến.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
(Ca dao)
+ Con cò trở thành một hình tượng nghệ thuật "sự tần tảo, vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Một văn bản khi mới sáng tác thì nó mới chỉ là sản phẩm lao động trí óc của tác giả và nó mới chỉ được coi là văn bản chứ chưa được coi là tác phẩm. Chỉ khi đến tay người đọc, văn bản đó được đọc và cảm nhận, đánh giá thì nó mới trở thành một tác phẩm văn học và lúc này nó đã có những tác động đến con người, cuộc đời.
V.Luyện tập
Bài 1:
- Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững
- Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường.
à Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
=> Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Giúp con người vượt qua những trở ngại.
Bài 2:
a. Những câu trong bài thơ Thời Gian chứa đựng ý nghĩa gì?
Cảm xúc chung của bài thơ là những suy nghĩ sâu sắc về thời gian:
+ Xoá nhoà đi tất cả thành quách, lâu đài
+ Không hiện ra bằng sức mạnh vạn năng
+ Nhẹ nhàng trôi chảy, êm nhẹ như qua kẽ tay
b. Qua bài Thời Gian, Văn Cao định nói lên điều gì?
Đời mỗi con người cũng bị thời gian phủ lên tất cả, cũng mất đi, tàn lụi như chiếc lá. Những kỉ niệm của mỗi chúng ta với đời như tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn phủ đầy bùn, đất.
E. Củng cố, dặn dò
- Vẽ lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Làm nốt bài tập còn lại vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.
F. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 32 Noi dung va hinh thuc cua van ban van hoc_12316725.doc