Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

II.Luyện tập về phép đối.

Bài 1:

a. Phân tích kiểu đối trong các ngữ liệu:

(1) Chim có tổ, người có tông.

- Số tiếng: mỗi vế có 3 tiếng bằng nhau.

- Về thanh: tổ/tông. (T-B).

- Từ loại: Chim/người (DT/DT).

 Tổ/tông (DT/DT).

Đói cho sạch, rách cho thơm

- Số tiếng: mỗi vế 3 tiếng.

- Về thanh: sạch/ thơm (T-B).

- Từ loại: đói/rách, sạch/thơm (TT/TT).

Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

- Số tiếng: mỗi vế 6 tiếng.

- Về thanh: chí /nền (T-B), nền/vững (B/T).

- Về nghĩa: nên/vững (cùng trường).

 Vị trí cân đối, có sự hài hòa về ý nghĩa.

(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,

Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.

Phép đối diễn ra giữa dòng trên và dòng dưới:

- Số tiếng. 7/7

 

docx10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI Mục đích yêu cầu. Kiến thức. Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt. Kĩ năng. có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. Thái độ. Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để từ đó yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Năng lực. - Hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực đánh giá, năng lực tự học, II.Chuẩn bị. 1. Phương tiện - Giáo viên: SGK 10 tập II, SGV, Tài liệu tham khảo, giáo án, máy chiếu, - Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo 2. Phương pháp - Phương pháp phân tích mẫu, phương pháp truyền đạt trực tiếp, phương pháp thực hành, phương pháp luyện tập, III.Tiến trình bài học. 1.Hoạt động khởi động: - Mục đích: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới. - Phương pháp: Trải nghiệm - Thời gian: 5 phút Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Yêu cầu học sinh chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ dưới đây: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta => Biện pháp nhân hóa 2. Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. =>Biện pháp hoán dụ. 3.Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” =>Biện pháp so sánh 4. “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta” =>Biện pháp nói giảm, nói tránh. 5. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” =>Biện pháp điện ngữ 3. “O du kích nhỏ giương cao sung Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế, to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu” => Biện pháp đối lập tương phản. Lời dẫn: Trong văn học, chúng ta đã được làm quen với rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau như nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, hoán dụ và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về phép điệp và phép đối thông qua bài “Thực hành các phép tu từ : Phép điện và phép đối” Học sinh nhận diện được các biện pháp tu từ trong những câu ca dao, tục ngữ trên. 2. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục đích: Gợi cho học sinh nhớ lại những kiến thức về phép điệp và phép đối đã học ở THCS, từ đó vận dụng làm bài tập đã đưa ra. - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, cặp đôi, tự học. - Thời gian: 20 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Ở ví dụ (1), “Nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế “nụ tầm xuân” bằng “hoa tầm xuân” hay “cây hoa này” thì câu thơ sẽ như thế nà? GV: Cũng trong đoạn (1) “Bây giờ em đã có chồng – Như chim vào lồng như cá mắc câu – cá mắc câu biết đâu mà gỡ - chim vào lồng biết thuở nào ra” Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? - Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? - Cách lặp này có giống với “nụ tầm xuân” ở trên hay không? GV: Ở ngữ liệu (2) việc lặp từ có phải phép điệp tu từ không? HS: phát hiện, trả lời. GV: Việc lặp từ có tác dụng gì? GV đưa ra ngôn liệu giúp học sinh nhận diện phép đối. GV: Phát biểu định nghĩa về phép điệp? HS: suy nghĩ, trả lời. GV: phân loại phép đối? GV cho HS đọc ngữ liệu trong SGK và tổ chức hoạt động nhóm: Nhóm 1: ngữ liệu 1. Nhóm 2: Ngữ liệu 2 Nhóm 3: Ngữ liệu 3. Nhóm 4: Ngữ liệu 4. ? phân tích các kiểu đối trong các ngữ liệu trên (vị trí đối, số thanh, từ loại, ý nghĩa)? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. GV: Phát biểu định nghĩa về phép đối? GV: Tìm ra các phép đối trong bài Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều và một số bài thơ Đường luật? HS phát hiện, trả lời. GV: Đưa ra ngôn liệu yêu cầu học sinh phân tích phép đối trong ngôn liệu? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? GV: Vì sao người ta không thể thay thế được những từ ngữ trong đó? HS: Trả lời. GV: Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà. I.Luyện tập về phép điệp. Bài 1: SGK – Trang 124: Ngữ liệu (1) Nếu thay thế “nụ tầm xuân” bằng “ hoa tầm xuân” hay “cây hoa này” thì câu thơ sẽ có sự thay đổi: Về ý, hình ảnh: cơ sở liên tưởng bị mờ nhạt, ý câu thơ chỉ như tả một loài hoa. Việc lặp lại vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa làm nhịp thơ chững lại, thể hiện sự hụt hẫng của chàng trai. Vần, nhịp: ba câu thơ đầu tuy không vần nhưng nhịp thơ vẫn hài hòa tạo nên nhạc điệu riêng do tác dụng cuả phép điệp. Không thể thay thế được. Tác dụng: nhấn mạnh tình cảnh “cá chậu, chim lồng” của người con gái khi lấy chồng. Không lặp lại thì chưa rõ ý. Cô gái muốn khẳng định với chàng trai hoàn cảnh không thể thay đổi của mình. Cách lặp này không giống với cách lặp “nụ tầm xuân”. Vì cách lặp “nụ tầm xuân nói đến sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy lật. Còn cách lặp ở hai câu này tô đậm tính bi kịch của tình thế “mắc câu” và “vào lồng” Ngữ liệu (2). “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” “Có công mài sắt, có ngày nên kim” “bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo”. Chỉ là hiện tượng lặp từ, Không phải phép điệp tu từ, chỉ có tác dụng làm rõ ý diễn đạt của câu. Việc lặp từ tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói. Bài 2. Trong các ví dụ dưới đây, đâu là phép điệp? Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương biết mấy. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đáp án (2). Khi nói hoặc khi viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (Hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) II.Luyện tập về phép đối. Bài 1: Phân tích kiểu đối trong các ngữ liệu: Chim có tổ, người có tông. Số tiếng: mỗi vế có 3 tiếng bằng nhau. Về thanh: tổ/tông. (T-B). Từ loại: Chim/người (DT/DT). Tổ/tông (DT/DT). Đói cho sạch, rách cho thơm Số tiếng: mỗi vế 3 tiếng. Về thanh: sạch/ thơm (T-B). Từ loại: đói/rách, sạch/thơm (TT/TT). Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững. Số tiếng: mỗi vế 6 tiếng. Về thanh: chí /nền (T-B), nền/vững (B/T). Về nghĩa: nên/vững (cùng trường). Vị trí cân đối, có sự hài hòa về ý nghĩa. Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng, Hậu học văn: trừ thói cửa quyền. Phép đối diễn ra giữa dòng trên và dòng dưới: Số tiếng. 7/7 Từ loại: tiên/hậu, lễ/văn, trò/thói, tham nhũng/cửa quyền. (DT/DT), học/hành, diệt/trừ (ĐT/ĐT). Về nghĩa: diệt, trừ, trò, thói, tham nhũng, cửa quyền: cùng trường nghĩa. Sự sắp xếp hài hòa về mặt âm thanh, đối về ý nghĩa. (3)Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. -Đối về từ loại: khuôn trăng/nét ngài (DT/DT), đầy đặn/nở nang (TT/TT), hoa/ngọc (DT/DT), cười/thốt (ĐT/ĐT), mây/tuyết(DT/DT), thua/nhường(TT/TT), nước tóc/màu da (DT/DT). Các từ đối nhau trong một câu thơ. (câu lục hoặc câu bát). Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng. Phép đối giữa dòng trên và dòng dưới: Từ loại: rắp/trót (ĐT/ĐT), mượn/đem (ĐT/ĐT), điền viên/thân thế (DT/DT), vui/hẹn (ĐT/ĐT), tuế nguyệt/tang bồng (DT/DT). Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu Để tạo những câu văn có sự đối xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa VD: “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến Tìm các phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du). Hịch tướng sĩ: “trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”, “ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm quên ngủ”, Đại cáo bình Ngô: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”, “độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội; Dơ bẩn thay, nước Đông Hà không rửa hết mùi”. Truyện Kiều: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Một số câu đối khác: “nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc; thương nhà mỏi miệng cái gia gia”, “ao sâu nước cả khôn chai cá, vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”. Bài 2: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Đối thanh: tật/lòng (T-B) Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Đối nghĩa: bán/mua, an hem/láng giềng, xa/gần. Các vế đối có sự sắp xép, hài hòa, cân xứng, đối về ý nghĩa. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng : - Làm cho ý cần nói được nổi bật , nhấn mạnh và khắc sâu . - Dùng so sánh để chân lí rõ , dẽ hiểu , dễ nhớ . - Phép đối giúp cách nói ngắn gọn , tác động nhanh và trực tiếp đến người nghe . Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, bài học về cuộc sống, xã hội, tự nhiên. Từ ngữ trong câu được chắt lọc, gọt dũa kĩ càng. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, các phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp vì thế nên dễ thuộc, dễ nhớ. Bài 3: Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ: Đối thanh: Siêng làm thì có, siêng học thì hay Đối từ loại: Gần đây anh nắm cổ tay Khi xưa em trắngsau này thì đen Đối nghĩa: chó treo mèo đậy. Ra vế đối cùng bạn: Tết đến, cả nhà vui như Tết Xuân về, mọi nẻo vui như xuân. Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả Con cả, con hai, cả hai đều là con cả. 4.Hoạt động vận dụng - Mục đích: phát triển năng lực, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học. - Phương pháp: tự học, thuyết trình. - Thời gian: 5 phút. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Viết một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (bài thơ) có sử dụng phép điệp hoặc đối theo chủ đề tự chọn. Chỉ ra đó là phép điệp hoặc phép đối nào? HS: Viết bài Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (làm ở nhà) - Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp. - Phương pháp: tự học, thực hành. - Thời gian: làm ở nhà. Bài tập: + Em hãy sưu tầm những câu văn, đoạn văn có sử dụng phép điệp hoặc đối trong các tác phẩm THPT đã học. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp , phép đối đó. + Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ và nghiên cứu chuẩn bị cho bài: Ôn tập phần Tiếng Việt. RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 31 Thuc hanh cac phep tu tu phep diep va phep doi_12324857.docx
Tài liệu liên quan