Giáo án Ngữ văn 10: Truyện Kiều _Nguyễn Du

*Tố cáo bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến.

Một xã hội chỉ vì đồng tiền mà sẵn sàng chà đạp quyền sống, hạnh phúc của con người.

+“Trong tay có sẵn đồng tiền

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”

+“Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

 Giá trị nhân đạo: Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về những người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh: nàng Tiểu Thanh, Đạm Tiên, Thúy Kiều. Ông cũng là tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

 Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến, phản ánh hiện thực xã hội bất công chà đạp lên số phận con người.

 

docx16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Truyện Kiều _Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU _Nguyễn Du_ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Hiểu được sự ảnh hưởng của thời đại, quê hương, gia đình và cá nhân đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nắm được các sáng tác chính, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của sự nghiệp văn học Nguyễn Du. 2.Kĩ năng: Hình thành kĩ năng nhận diện văn học sử, kĩ năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng sự nghiệp sáng tác của nhà văn. 3.Thái độ: Trân trọng tài năng, nhân cách và đồng cảm với cuộc đời của nhà thơ. 4. Năng lực: Cảm thụ thẩm mĩ, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, tự quản bản thân, II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1.Phương pháp -Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu tìm hiểu tác giả. 2.Phương tiện: -GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, -HS: SGK, vở soạn, vở ghi. 3.Hình thức dạy học: -Theo lớp, theo nhóm. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động: Trò chơi ô chữ -Mục đích: Thu hút sự tập trung, chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới. -Phương pháp: trực quan, trải nghiệm. -Thời gian: 5 phút. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản GV : Đưa ra một số câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức bài trước về cuộc đời của Nguyễn Du: -Hình thành kiến thức liên quan đến bài học. Câu 1: Năm sinh- năm mất của Nguyễn Du là: A.1765 - 1822 B.1764 - 1820 C.1765 - 1820 D.1765 – 1821 Câu 2: Nguyễn Du thi đỗ tam trường (tú tài) vào năm nào? A.1781 B.1783 C.1785 D.1789 Câu 3: Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu? A.Hà Tây B.Hải Dương C.Nghệ An D.Thăng Long Câu 4: Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào? A.Nhà Trần B.Nhà Tây Sơn C.Nhà Lê- Trịnh D.Nhà Nguyễn Câu 5: Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào? A.1781 B.1783 C.1785 D.1789 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới. -Mục đích: hình thành cho học sinh kiến thức về tác giả. -Phương pháp:đọc sáng tạo, gợi mở, nghiên cứu, bình giảng, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 20 phút. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Tìm hiểu về hoạt động văn học. GV: Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du gồm những bộ phận sáng tác nào? HS trả lời GV: Em hãy trình bày bộ phận sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du? HS trả lời GV: Chia lớp thành 4 nhóm, Nhóm 1,2,3 tìm hiểu về sáng tác bằng chữ Hán, mỗi nhóm tìm hiểu một tập thơ với các gợi ý: Số lượng bài trong tập thơ Tập thơ đó được sáng tác khi nào? Một số tác phẩm tiêu biểu mà em biết. Nhóm còn lại (nhóm 4) Tìm hiểu về nội dung của bộ phận văn thơ bằng chữ Hán HS: Thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút sau đó trình bày GV nhận xét, bổ sung. GV mở rộng: “Thanh hiên thi tập”, (78 bài), viết trong khoảng thời gian lưu lạc trước khi ra làm quan, chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự của tác giả trong thời kì này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản uất ức. “Thập tải phong trần khứ quốc xa Tiêu tiêu bạch phát kí nhân gia Trường đồ nhật mộ tân du thiển Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa” (U Cư – bài 1) Tạm chuyển lục bát: “Mười năm gió bụ bụi quê xa Phơ phơ tóc trắng nương nhà của ai Trời chiều bạn ít đường dài Mùa xuân bệnh cũ rét cài một gian”. (Ở nơi vắng vẻ) GV: Em hãy cho biết những nét chính về “Nam trung tạp ngâm”? HS trả lời GV mở rộng: Mở đầu tập là bài “Phượng hoàng lộ thượng tảo hành” ( Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài “Đại các cửu tư quy” (Làm thay người đi thú lâu năm mong về). + Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó. Trong một số bài, Nguyễn Du lại nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói quen hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điêu khuyển). Trong một số bài khác, ông than thở việc ra làm quan là bị nhốt vào lồng củi, không tìm được đâu những ngày phóng khoáng tự do nữa (Tân thu ngẫy hứng, Tặng nhân, Vọng Thiên thai tự).Và trong một số bài khác nữa, ông vẫn cứ trở đi trở lại cái tâm sự u uất, bế tắc của mình (Tạp ngâm, Thu chí) GV: Nêu những hiểu biết của em về tập thơ “Bắc hành tạp lục” HS trả lời GV mở rộng Điều đặc biệt là mặc dù làm Chánh sứ với biết bao công việc ngoại giao phiền toái, Nguyễn Du vẫn viết rất khỏe. Bởi khối lượng tác phẩm trong “Bắc hành tạp lục” được viết trong khoảng hai năm đi sứ, đã trội hơn toàn bộ Sáng tác thơ chữ Hán của ông. + Sáng tác được nhiều, một phần vì những vấn đề xã hội trước đây Nguyễn Du mới cảm biết một cách lờ mờ, thì bây giờ cuộc sống giúp nhà thơ nhận thấy rõ nét. Phần nữa, nhờ đi ra nước ngoài, nhà thơ có thể mượn nhiều đề tài lấy từ lịch sử và hiện tại của nước người để nói những điều Nguyễn Du muốn nói về nước mình, tránh được sự công kích của các thế lực phong kiến lúc ấy. GV: Em hãy trình bày nội dung của bộ phận sáng tác này? HS trả lời GV mở rộng Trong “Tô tần đình”, ông hết lời chử mắng là phường xu danh trục lợi trong chốn quan trường, chỉ “cốt cầu phú quý để vênh vang với vợ con”. Hay giới quan lại “ra ngoài ngựa ngựa xe xe”, “bàn bàn tán tán như ông Cao ông Qùy”, cốt che đậy “nanh vuốt, nọc độc” để “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường”. Trong khi đó thì nhân dân “chỉ là những gầy gò, không ai béo tốt”(Phản chiêu hồn). GV: Trình bày bộ phận sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du? HS trả lời *Truyện Kiều là một tác phẩm lớn của dân tộc, nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ở phần sau *Văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) là một bài văn khấn tế, đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai, cùng chịu cảnh đạy đọa, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ thương xót tất cả. Dù trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du không phân biệt kẻ sang, hèn. Nhưng phần lớn, vẫn là nỗi xót xa dành cho những người bị cực khổ, đói rét, đau đơn từ những người bị bọn vua quan bắt đi lính, đến người mắc oan ở tù rạc thân. Từ những người đàn bà buôn sắc nuôi mình đến người hành khất "cũng một kiếp người", từ người đẻ non đến em bé chết yểu, từ người đứt dây rơi xuống giếng chết đến người bị cọp ăn Tuy là một bài văn khấn tế, hình thức mang tính chất tôn giáo trong văn học Việt Nam, nhưng tác phẩm không sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu thường thấy, cũng không viết bằng văn xuôi như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tông , mà chọn thể loại song thất lục bát khiến vần điệu linh hoạt, truyền cảm, có tác dụng khơi dậy lòng trắc ẩn từ phía người đọc, người nghe. Nếu bài văn của vua Lê nặng nề giáo huấn răn đe thì tác phẩm của Nguyễn Du tràn ngập tình yêu thương, thông cảm... Ngoài một vài phương ngữ và điển tích nhà Phật ít quen thuộc không đáng kể, nói chung bài văn dễ hiểu, dễ cảm thụ bởi giọng thơ cuộn chảy theo những biến tấu bất ngờ của nhịp câu song thất. Tác phẩm còn được đánh giá là tác phẩm song thất lục bát duy nhất sử dụng dày đặc và rất độc đáo thủ pháp tiểu đối.... GV:Theo em, bao trùm toàn bộ thơ văn ông, người ta có thể dùng chữ nào? HS: Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của chữ “tình” trong sáng tác của Nguyễn Du. HS trả lời GV: Trình bày những đặc điểm chính về giá trị nghệ thuật trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? Dẫn: Trước Nguyễn Du, người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm chính là Nguyễn Trãi, qua thời gian, chữ Nôm dần được phát triển, như thơ của Hồ Xuân Hương – Người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Tuy nhiên, đỉnh cao của văn học chữ Nôm lại chính là sáng tác của Nguyễn Du, và đó chính là Truyện Kiều – tuyệt tác của văn học dân tộc. Vậy để kiểm chứng xem, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên điêu luyện và cách sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí được đánh giá là bậc thầy của Nguyễn Du thể hiện như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua 2 đoạn trích đã học ở cấp II : “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích: *Ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Du, cụ thể qua cách miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều: Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc họa nên những bức tranh thiên nhiên sống động, tuyệt mỹ, nhiều sắc thái, điều khiển ngôn ngữ tài tình đến độ bậc thầy, có thể tái hiện những bức tranh tuyệt đẹp vào tâm trí người đọc thông qua ngôn từ nghệ thuật. GV: Vậy thiên nhiên trong thơ đã được tác giả miêu tả như thế nào qua hai đoạn trích đã học, em hãy tìm chi tiết đó? * Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật (Tả cảnh ngụ tình) Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, thơ ca bao giờ cũng là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người, mục đích cuối cùng của thơ bao giờ cũng là một “người thư kí trung thành của trái tim”, để truyền đạt tư tưởng, tình cảm, kết nối những trái tim . Thiên nhiên trong thơ không đơn thuần chỉ là cảnh vật, mà đó cũng là tâm hồn, là tình cảm, là trái tim của mỗi con người. GV: Tìm chi tiết vừa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, vừa miêu tả tâm trạng con người trong hai đoạn trích? Phân tích GV: Nguyễn Du còn bỏ qua những quy luật của đời sống để làm nổi bật lên tình cảm của con người, đó là hình ảnh nào trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Phân tích? GV: Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tâm trạng của Kiều được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau, theo mức độ tăng tiến. Em hãy tìm đoạn thơ đó? GV: Em hãy tổng kết lại cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? II. Sự nghiệp văn học 1.Các sáng tác chính. Sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. a. Sáng tác bằng chữ Hán. Gồm 249 bài, 3 tập thơ: *Thanh Hiên thi tập. - Số lượng: 78 bài. -Thời gian: Những năm tháng trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn. - Một số tác phẩm: My trung mạn hứng, Mạn hứng, Độc Tiểu Thanh ký, U cư... *Nam trung tạp ngâm. - Số lượng: 40 bài. - Thời gian: Làm quan ở Huế và Quảng Bình, địa phương phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. -Một số tác phẩm: Tạp ngâm, Sơn trung tức sự, Thu nhật ký hứng... *Bắc hành tạp lục. - Số lượng: 131 bài. - Thời gian: Chuyến đi sứ bên Trung Quốc. - Một số tác phẩm: Long thành cầm ca giả, Sở kiến hành, Quỷ môn quan,... => Nội dung: - Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người. - Ca ngợi, đồng cảm với những nhân cách sống cao thượng và phê phán những nhân vật phản động. - Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày, hắt hủi. - Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân cách của Nguyễn Du qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. b. Sáng tác bằng chữ Nôm - Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): +Được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện. +Được viết bằng thể thơ lục bát. -Văn chiêu hồn : +Nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh +Viết bằng thể thơ song thất lục bát +Bài thơ thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyễn Du. 2. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Thơ văn Nguyễn Du đề cao chữ “tình”. *Cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những người có số phận bất hạnh: - Đó có thể là những người ăn mày không nơi nương tựa: “Cũng có kẻ nằm cầu gối đất Trông tháng ngày hành khất ngược xuôi Thương thay cũng một kiếp người Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan” -Hay những em bé bi cha mẹ bỏ rơi: “kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha Lấy ai bồng bế xót xa U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.” *Giàu triết lý với nỗi đau về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa: - Triết lý về số phận đàn bà: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” “Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu.” - Triết lý về thuyết nhân quả: + “Cho hay muôn sự tại trời Phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta Mấy người bạc ác tinh ma Mình làm mình chịu kêu mà ai thương?” + “Nàng rằng: lồng lộng trời cao Hại nhân nhân hại sự nào tại ta ?” + “Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần” *Tố cáo bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến. Một xã hội chỉ vì đồng tiền mà sẵn sàng chà đạp quyền sống, hạnh phúc của con người. +“Trong tay có sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” +“Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” Giá trị nhân đạo: Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về những người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh: nàng Tiểu Thanh, Đạm Tiên, Thúy Kiều. Ông cũng là tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến, phản ánh hiện thực xã hội bất công chà đạp lên số phận con người. b. Đặc điểm nghệ thuật. *Thể thơ. -Thể thơ văn mượn: Ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành....với nhiều bài thơ chữ Hán nổi tiếng : Thái bình mại ca giải. Sở kiến hành. Độc Tiểu Thanh ký - Thể thơ thuần dân tộc: Song thất lục bát, lục bát với Truyện Kiều, văn chiêu hồn, ... *Ngôn ngữ điêu luyện. Với truyện Kiều, Nguyễn Du đã chứng tỏ khả năng kì diệu và tuyệt vời của tiếng Việt trong miêu tả thiên nhiên, tâm lý, ngoại hình, ... *Bậc thầy miêu tả tâm lý. Kết tinh nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Nguyễn Du là người đầu tiên của VHTĐ đi sâu vào khai thác nội tâm, tâm lý nhân vật theo tính quá trình. - Chọn những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu để làm bật lên cái hồn của cảnh vật; kết hợp hài hòa giữa bút pháp miêu tả tỉ mỉ, chi tiết và bút pháp điểm xuyết, chấm phá. + Đó có thể là bức tranh mùa xuân tinh khôi, tràn đầy sức sống: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” +Hay đó cũng có thể là không gian rộng lớn, bao la, mênh mông, heo hút: “Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”  - Nắm bắt sự vận động của thiên nhiên, cảnh vật, những bức tranh thiên nhiên không hề tĩnh tại, vô hồn, mà luôn biến đổi: + “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” bằng việc xóa đi đường chân trời, tiếp biến màu xanh của cỏ và màu xanh của trời hòa trộn trong sức sống tươi đẹp tinh khôi của mùa Xuân, Nguyễn Du như thâu tóm được sự vận động của thiên nhiên, đất trời, của mùa xuân => Từng sóng cỏ gợn miên man đến tận chân trời, tạo cảm giác dễ chịu, êm ái. Sự vận động có nét tương đồng với thơ Hàn Mặc Tử: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. + Miêu tả cảnh vật trước lầu Ngưng Bích :“xa – gần”, “nọ - kia”, “sớm – khuya” , Nguyễn Du đã khắc họa được quá trình mở rộng chiều kích của không gian và thời gian, không gian bao la, rộng lớn, mênh mông, bát ngát lại càng như bao la hơn, rộng lớn hơn, mênh mông bát ngát hơn. Thời gian đằng đẵng, xoay vòng, lại như càng dài ra thêm. Sự mở rộng chiều kích không gian và thời gian này gắn sự quan sát, cảm nhận của Thúy Kiều  => Không gian, thời gian càng tăng chiều kích, con người càng nhỏ bé, lẻ loi. Biểu hiện của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong hai đoạn trích: - Sử dụng những từ láy đa nghĩa, vừa tả sắc thái thiên nhiên, vừa nói lên tâm trạng con người để tạo hiệu quả “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” “Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” + Các từ “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” vừa là sắc thái cảnh vật, êm đềm, trầm lắng, man mác, vừa là những từ gợi đến nỗi lòng con người: một nỗi buồn khó nói, gợn nhẹ, mênh mang è Tâm hồn con người phong phú, nhạy cảm trước sự biến đổi của thiên nhiên, gợn chút nuối tiếc khi buổi du xuân đã kết thúc, ngày xuân tươi đẹp đang dần qua đi. Đặc biệt từ láy “nao nao” sử dụng rất đắt, nó còn dự báo cho sự việc sắp tới, khi Kiều chuẩn bị gặp mộ Đạm Tiên, sự việc được xem như là khởi đầu cho chuỗi truân chuyên định mệnh của cuộc đời Kiều. + Từ láy “nao nao” => dự báo cho sự việc sắp tới, khi Kiều chuẩn bị gặp mộ Đạm Tiên, là khởi đầu cho chuỗi truân chuyên định mệnh của cuộc đời Kiều. C - Các hình ảnh thiên nhiên được nhìn qua đôi mắt tâm trạng của con người, nên cũng mang nặng tâm trạng:tâm trạng con người có sự thay đổi theo thời gian: Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, mở đầu cuộc du xuân thì thiên nhiên tuy thoáng một chút tiếc nuối vì “Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi”, nhưng cảnh vật hiện lên vẫn tươi xanh, mơn mởn, tinh khôi, thấm đẫm tâm trạng háo hức của những người trẻ trong buổi du xuân “Dập dìu tài tử giai nhân/Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Đến khi tàn cuộc, thì thiên nhiên đượm buồn. Thời gian buổi chiều tà man mác một nỗi lưu luyến. Hình ảnh thiên nhiên hiện lên nhỏ bé, trầm trầm: “ngọn tiểu khê”, “dòng nước uốn quanh”, “nhịp cầu nho nhỏ”. - Bỏ qua những quy luật bình thường của đời sống để làm nổi bật lên quy luật của tình cảm: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Cảnh “non xa – trăng gần”, đó là sự bố trí cảnh vật không theo quy luật phối cảnh, nhưng theo điểm nhìn của nhân vật. Bởi vì trong cái nhìn của nhân vật vào ban đêm, trăng sáng hơn nổi bật hơn, núi nhạt nhòa hơn, nên dễ có cảm tưởng trăng gần hơn núi. Nhưng quan trọng hơn cả là trong hoàn cảnh bị giam cầm, cảnh núi non mênh mông hoang tàn khiến Kiều cảm thấy cô đơn, lạc lõng, chỉ có ánh trăng là người bầu bạn, nên mới có cảm giác “vẻ non xa tấm trăng gần” - Xây dựng những bức tranh tâm cảnh đa dạng, nhiều cung bậc, tăng tiến như những đợt sóng tràn, hình ảnh thiên nhiên trở thành ẩn dụ cho thân phận con người, cho tâm trạng con người: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều) Với độ khái quát sâu rộng về nội dung, tư tưởng, tài năng bậc thầy về nghệ thuật, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. III. Tổng kết. 1. Cuộc đời. Cuộc đời bi kịch, thiệt thòi và thiếu thốn tình cảm ngay từ nhỏ, lớn lên lại sống trong nghèo đói, bệnh tật, cô đơn làm nên một Nguyễn Du với tấm lòng yêu đời, yêu người, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Đau khổ là số phận chung của loài người trong con mắt Nguyễn Du. 2. Sự nghiệp văn học. Sự nghiệp văn học đồ sộ, kết tinh ở cả chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều làm nên một Nguyễn Du thiên tài. 3. Hoạt động luyện tập -Mục đích: Rèn luyện lĩ năng đọc-hiểu, giao tiếp, tạo lập văn bản, hợp tác, sáng tạo. -Phương pháp: Bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Gv đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về nội dung kiến thức. HS: Bằng kiến thức trong quá trình tìm hiểu chọn đáp án đúng. III.Luyện tâp Câu 1: Nhan đề ‘Đoạn trường tân thanh’ có nghĩa là gì? Khúc ca mới đau thương Tiếng kêu mới và dài Tiếng kêu mới đau thương Khúc ca mới đứt ruột Câu 2: Nguyễn Du sáng tác ‘Truyện Kiều’ dựa trên một cuốn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm tài nhân có tên là? Kim Kiều tân truyện Kim Vân Kiều tân truyện Kim Vân Kiều truyện Kim Kiều truyện Câu 3: Đâu không phải là nội dung chính trong các sáng tác của Nguyễn Du? Đề cao xã hội chủ nghĩa Đề cao con người, khát vọng sống tự do. Đề cao tình: tình đối với con người, cuộc sống, tình yêu nam nữ Tố cáo bản chất tàn bạo xã hội phong kiến Câu 4: Các sáng tác của Nguyễn Du viết bằng? Chữ Nôm, chữ quốc ngữ Chữ Hán, chữ quốc ngữ Chữ Hán, chữ Nôm Cả A và B Câu 5: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du? A.Ức Trai thi tập B.Thanh Hiên thi tập C.Nam trung tạp ngâm D.Bắc hành tạp lục 4.Hoạt động vận dụng -Mục đích: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS. -Phương pháp: Thuyết trình -Thời gian: 10 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HS: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong bài về tác giả Nguyễn Du. GV: Nhận xét. Nêu cảm nhận của mỗi cá nhân về Nguyễn Du. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. -Mục đích: Giúp HS tìm tòi, mở rộng kiến thức. -Phương pháp: Tự học Thời gian: Làm ở nhà. Nội dung yêu cầu: -Tìm những đoạn phim, video ngắn giới thiệu về Nguyễn Du để khắc sâu thêm kiến thức. -Chuẩn bị bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTruyen Kieu Su nghiep_12320993.docx
Tài liệu liên quan