TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
Nhận rõ ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài văn số 6.
b. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm viết văn nghị luận, tự nhận xét, đánh giá để tự rút kinh nghiệm ở những bài viết sau.
c Thái độ
Qua tiết học hình thành tính cẩn thận, nghiêm túc
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Học sinh có thể viết tốt một bài văn nghị luận xã hội
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng
Học sinh: vở soạn, sgk, tài liệu liên quan .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: (2p)
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành
3. Bài mới: (37p)
* Giới thiệu bài:
Để làm những bài viết tiếp theo đạt kết quả tốt nhất, hôm nay chúng ta sẽ cùng rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi của mình trong tiết Trả bài tập làm văn số 6.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 27 – Tiết 79 đến 81, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: ...... /..../ 2018
Tiết 79 Ngày dạy: ...... /..../ 2018
TRUYỆN KIỀU
Phần II: Các đoạn trích
Đọc văn: CHÍ KHÍ ANH HÙNG
Đọc thêm: THỀ NGUYỀN
( Trích: Truyện Kiều ) - Nguyễn Du -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được ước mơ coâng lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.
- Thấy được sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.
b. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích những câu thơ hay
c.Thái độ:
Qua bài học hình thành được chí khí lập nghiệp.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Học sinh nuôi dưỡng ước mơ yêu quý văn chương và năng lực tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng
Học sinh : soạn, sgk, tài liệu liên quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC DẠY VÀ HỌC:
Ổn định: (2p)
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ: (2p)
Hỏi: Đọc lại đoạn trích Trao duyên và nêu nội dung chính của đạo trích ấy.
Bài mới: (35p)
* Giới thiệu bài:
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã gửi gắm vào đó một ước mơ công bằng và công lý. Người thực hiện ước mơ ấy không ai khác ngoài Từ Hải. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khí phách, chí khí của nhân vật này thông qua đoạn trích Chí khí anh hùng. Đồng thười chung ta sẽ cùng đọc thêm đoạn trích mà Thúy Kiều và Kim trọng đã thề nguyền đính ước bên nhau.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chốt kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn bản Chí khí anh hùng
- Mục tiêu hoạt động: cho hs nắm được tính cách và chí khí của Từ Hải.
- Cách tiến hành hoạt động: giáo viên phát vấn, học sinh trả lời
- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK
Yêu cầu HS đọc văn bản và phân chia bố cục, tìm nội dung chính.
GV đọc diễn cảm lại 4 câu đầu
Hỏi: Hai từ trượng phu” và “động lòng 4 phương” gợi cho em suy nghĩ gì?
Hỏi: Từ “Thoắt” cho em hiểu thêm gì về tính cách anh hùng Từ Hải?
GV nhận xét- kết luận
HS đọc
HS suy nghĩ trả lời
HS đọc
HS suy nghĩ trả lời
HS làm việc cá nhân
A. VĂN BẢN CHÍ KHÍ ANH HÙNG
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vị trí đoạn trích
Trích từ câu 2213 – 2230, nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc”.
3. Bố cục: chia làm 3 phần
- 4 câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều
- 12 câu tiếp theo: Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải
- 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Tính cách và chí khí của anh hùng của Từ Hải:
- Từ ngữ:
+ “Trượng phu” → chỉ người đàn ông có chí khí với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca.
+ “Động lòng 4 phương” → cụm từ ước lệ chỉ anh hùng, tung hoành thiên hạ, để mưu cầu một sự nghiệp phi thường.
+ “Thoắt” → nhanh chóng rất dứt khoát, quyết đoán
ð Đang hạnh phúc lứa đôi “hương lửa mặn nồng” chợt nghỉ đến chí lớn chưa thành, Từ Hải thấy cuộc sống gia đình chật hẹp, tù túng nên đã quyết định ra đi lập nghiệp lớn.
2. Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải:
- Thúy Kiều: với quan niệm “phu sướng phụ tuỳ” (xuất giá tòng phu)
- Từ Hải từ chối lời yêu cầu của Kiều vì gia đình sẽ làm vướng bận và chàng hứa sẽ thành công trở về → Thể hiện niềm tin tưởng sắc đá vào tương lai, sự nghiệp với mục đích ra đi “Làm cho rõ mặt phi thường”.
- Hình ảnh “chim bằng” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng → chỉ người anh hùng với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường mang tầm vóc vũ trụ
ð Đoạn trích đã thể hiện ước mơ của Nguyễn Du: Ước mơ một con người có chí khí và thực hiện công lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đoạn trích Thề nguyền
- Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật
- Cách tiến hành hoạt động:giáo viên gợi ý, phát vấn, chốt ý, hs thảo luận, suy nghĩ trả lời
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích và tìm hiểu một số chú giải để định hướng về nội dung.
Hỏi: Trong đoạn trích ND đã miêu tả hành động “ cửa ngoài vội rủ rèm the, xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đó là hành động của ai? Em có suy nghĩ gì về hành động này của nhân vật?
Hỏi: ND còn để cho nhân vật tự thanh minh như thế nào về sự chủ động bày tỏ tình cảm này? Qua đó em hiểu gì về Kiều? Về quan niệm của ND về tình yêu đôi lứa?
Hỏi: Không gian thơ mộng và thiêng liêng của lễ thề nguyền được ND miêu tả như thế nào?
GV gợi ý, chốt ý chung.
Hỏi: Theo em tại sao ND lại miêu tả lễ thề nguyền của họ rất chóng vánh, vội vàng?
(Liên hệ với đoạn trích trao duyên đã học để chỉ ra tính lô gich nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
HS chú ý
HS thảo luận ngắn và trả lời
HS phát biểu cá nhân
- HS thảo luận đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung
B. Đọc thêm VB THỀ NGUYỀN
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Hành động của Kiều khi đến với tình yêu:
- Điệp từ “vội” và cách dùng từ “xăm xăm”, “ băng lối”
→ Kiều chủ động tìm đến Kim Trọng, chủ động tìm đến hạnh phúc của mình.
- Kiều thanh minh về sự chủ động của mình:
“ Vì hoa.chiêm bao”
→ Việc để Kiều chủ động tìm đến và bày tỏ tình yêu là một cách nhìn mới mẻ, vượt thời đại của Nguyễn Du về tình cảm đôi lứa.
2. Lễ thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng:
- Hình ảnh :
Nhặt thưa gương giọi
Ngọn đèn hắt hiu
→ tạo không gian hư ảo, thần tiên
- Lễ thề nguyền :
“Vội mừng. đồng đến xương”
→ Lễ thề nguyền diễn ra trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng, thơ mộng nhưng rất vội vàng, chóng vánh.
4. Củng cố: (4p)
- Đọc thuộc đoạn trích.
- Phân tích chí khí của người anh hùng Từ Hải đươc thể hiện qua đoạn trích.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p)
- Xem lại bài và học bài cũ.
- Soạn bài: Văn bản văn học
* Rút kinh nghiệm:
................
Tuần 27 Ngày soạn: ...... /..../ 2018
Tiết 80 Ngày dạy: ...... /..../ 2018
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
Nhận rõ ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài văn số 6.
b. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm viết văn nghị luận, tự nhận xét, đánh giá để tự rút kinh nghiệm ở những bài viết sau.
c Thái độ
Qua tiết học hình thành tính cẩn thận, nghiêm túc
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Học sinh có thể viết tốt một bài văn nghị luận xã hội
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng
Học sinh: vở soạn, sgk, tài liệu liên quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định: (2p)
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành
Bài mới: (37p)
* Giới thiệu bài:
Để làm những bài viết tiếp theo đạt kết quả tốt nhất, hôm nay chúng ta sẽ cùng rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi của mình trong tiết Trả bài tập làm văn số 6.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chốt kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ưu và khuyết điểm
- Mục tiêu hoạt động: cho hs nắm được ưu và khuyết điểm của bài viết
- Cách tiến hành hoạt động: giáo viên phát vấn, học sinh trả lời
Gv ghi lại đề
Gv tiến hành nhận xét
ưu điểm hs
Gv nhận xét khuyết điểm hs
Hs ghi chú vào vỡ
*HS chú ý
Hs chú ý
1. Đề:
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường hiện nay.
2. Nhận xét, đánh giá bài viết số 6
a. Ưu điểm:
- Kĩ năng viết văn đảm bảo.
- Một số bài viết khá tốt, đáp ứng được yêu cầu của bài ra.
- Bố cục rõ ràng, có tiến bộ hơn về chữ viết, câu, từ ngữ.
b. Nhược điểm
- Chưa thể hiện được yêu cầu đề tài ở một số em.
- Một số bài viết cẩu thả, sơ sài, chưa có sự đầu tư.
- Nội dung một số bài viết chưa có sự chuẩn bị: Viết lan man, ngẫu hứng, xa đề, lạc đề, không thống nhất.
- Vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả.
Hoạt động 2: Trả bài viết
- Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh nắm được những điểm mạnh và yếu của bài viết
- Cách tiến hành hoạt động: gv phát bài, hs trao đổi
Gv đọc một số bài văn mẫu để hs rút kinh nghiệm, gv tiến hành trả bài viết cho hs
Hs chú ý lắng nghe, nhận bài viết đọc lại bài để rút kinh nghiệm cho bài viết tới
3. Trả bài viết
4. Trao đổi bài cho HS tự nhận xét- sửa chữa
5. Yêu cầu một số em bài viết tốt đọc trước lớp, HS tham khảo học tập
Điểm 7-8 có 2 hs
Điểm 5-6 có 6 hs
Điểm 3- 4 có 1 hs
4. Củng cố: (4p)
- Nhắc lại một số ưu khuyết của bài làm.
- Hướng dẫn lại dàn bài chung của kiểu bài nghị luận xã hội.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p)
- Xem lại bài và sửa chữa những lỗi của mình.
- Soạn bài: Văn bản văn học.
* Rút kinh nghiệm:
................
Tuần 27 Ngày soạn: ...... /..../ 2018
Tiết 81 Ngày dạy: ...... /..../ 2018
VĂN BẢN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu rõ quá trình chuyển hoá từ VBVH đến TPVH trong tâm trí người đọc.
- Biết các tầng cấu trúc và mối quan hệ giữa các tầng đó trong tác phẩm văn học,
- Biết văn bản văn học là một chỉnh thể phức tạp, phải đi sâu tìm hiểu mới thấy rõ hàm nghĩa của nó.
b. Kĩ năng:
Tiếp nhận các tác phẩm văn học nói chung
c. Thái độ
Nghiêm túc, khác quan trong tiếp nhận văn học
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Học sinh có thể hình thành năng lực tạo lập văn bản, tự quản bản thân, hợp tác....
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng
Học sinh: vở soạn, sgk, tài liệu liên quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định: (2p)
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành
Bài mới: (37p)
* Giới thiệu bài:
Chúng ta đã được làm quen với nhiều văn bản khác nhau, có văn bản lập luận, văn bản thuyết minh, văn bản miêu tả... và cả những tác phẩm văn học. Vậy chúng thuộc dạng văn bản nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chốt kiến thức
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về Văn bản văn học
- Mục tiêu hoạt động: cho hs nắm được khái niệm về văn bản Văn học
- Cách tiến hành hoạt động: giáo viên phát vấn, học sinh trả lời
Hỏi: Thế nào là văn bản văn học?
Hỏi: Thế nào là tính nghệ thuật và thẩm mĩ?
Hỏi: Thế nào là tính hình tượng?
Hỏi: Thế nào là tính biểu tượng, tính đa nghĩa?
Hỏi: Thế nào là hình tượng văn học?
Hỏi: Hình tượng văn học có những đặc điểm gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ
Suy nghĩ, trả lời theo SGK
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN VĂN HỌC
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) được hiểu theo hai phạm vi:
+ Nghĩa rộng: Là những văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, có nhịp điệu, có hình ảnh.
+ Nghĩa hẹp: Là những sáng tác có hình tượng nghệ thuật được tác giả xây dựng bằng hư cấu.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC:
1. Đặc điểm về ngôn từ:
Tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ:
- Tính nghệ thuật là cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong văn bản văn học, cụ thể như: hình ảnh, vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ....
- Tính thẩm mĩ: Là hiệu quả sử dụng các yếu tố nghệ thuật đó.
Tính hình tượng:
- Nhà văn dùng ngôn từ để tạo dựng hình tượng: có thể là con người, con vật, thế giới đồ vật, cũng có thể chỉ là cảm xúc...→ khả năng tái tạo trong tâm trí người đọc bức tranh về đời sống bằng ngôn ngữ.
Tính biểu tượng và tính đa nghĩa:
- Ngôn từ văn học xây dựng nên những hình tượng cụ thể sinh động nhưng lại mang ý nghĩa khái quát → biểu tượng.
- Khả năng gợi ra nhiều tầng nghĩa khác nhau trên cùng một văn bản, một hình tượng.
2. Đặc điểm về hình tượng:
- Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi nên trong tâm trí người đọc.
- Hình tượng là phương tiện giao tiếp đặc biệt. Hình tượng văn học là thông điệp để nhà văn biểu hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh nắm vững kiến thức thông qua thực hành luyện tập...
- Cách tiến hành hoạt động: GV phát bài, HS trao đổi
Yêu cầu HS đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập đó.
* Nhắc lại tính nghệ thuật và thẩm mĩ để học sinh nắm. Hướng dẫn các em làm bài.
Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs chú ý lắng nghe.
Làm bài theo hướng dẫn.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 2: Phân tích tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ trong các đoạn trích:
Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
- Tính nghệ thuật:
Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình, là cái nhìn của Kiều về phong cảnh: từ gần đến xa. Sử dụng nhiều từ láy: thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ → buồn, bâng khuâng.
- Tính thẩm mĩ:
Gợi nên vẻ đẹp của một buổi chiều tà: êm ái nhẹ nhàng cũng là vẻ lưu luyến, bâng khuâng trong tâm trạng nhân vật.
Đoạn trích trong truyện “Làng”:
- Tính nghệ thuật: Tác giả tạo sự tương phản giữa cảnh và người: Trời nắng gắt – ông Hai không cảm thấy nắng.
- Tính thẩm mỹ: Thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng của ông Hai đối với làng quê.
4. Củng cố: (4p)
Hỏi: Thế nào là văn bản văn học?
Hỏi: Văn bản văn học có những đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p)
- Xem lại bài và hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn học.
* Rút kinh nghiệm:
................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 28 Truyen Kieu_12327347.docx