Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 28 – Tiết 82-84

Làm văn

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm thao tác nghị luận.

 - Biết cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

 - Nắm được yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận.

b. Kĩ năng:

 - Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học ở văn bản nghị luận.

 - Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề vào bài làm văn nghị luận.

 c Thái độ

 Qua tiết học hình thành được tính cẩn thận và nghiêm túc, thực hiện đúng các thao tác nghị luận.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tư duy

- Năng lực tự quản bản thân

 

docx12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 28 – Tiết 82-84, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: ...... /..../ 2018 Tiết 82 Ngày dạy: ...... /..../ 2018 Tiếng Việt THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về phép tu từ đã học nói chung, phép điệp – phép đối nói riêng. b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và thẩm định giá trị của phép điệp và phép đối c.Thái độ: Qua tiết học hình thành được tính cẩn thận, nghiêm túc và yêu thích tiếng Việt. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực hợp tác. - Năng lực tư duy. - Năng lực tự quản bản thân. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng Học sinh : soạn, sgk, tài liệu liên quan. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC DẠY VÀ HỌC: Ổn định: (2p) - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp. Kiểm tra bài cũ: (2p) Hỏi: Nhắc lại những hiểu biết của em về phép điệp và phép đối đã tìm hiểu ở chương trình THCS. Bài mới: (35p) * Giới thiệu bài: Để nắm rõ hơn về hai phép tu từ điệp và đối, hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành luyện tập về 2 biện pháp tu từ này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chốt kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép điệp - Mục tiêu hoạt động: cho hs nắm được phép điệp - Cách tiến hành hoạt động: giáo viên phát vấn, học sinh trả lời Yêu cầu HS đọc bài tập SGK Hướng dẫn HS làm bài GV yêu cầu HS trả lời cá nhân câu hỏi 2 – SGK - GV nhận xét Hỏi: Hãy nêu định nghĩa về phép điệp. - GV gọi HS lần lượt hoàn thành định nghĩa. - GV kết luận HS đọc HS suy nghĩ trả lời HS suy nghĩ trả lời HS trả lời I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ) Bài tập 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi: (a) - “Nụ” khác “Hoa” → “Nụ tầm xuân” khác “Hoa tầm xuân” - “Nụ tầm xuân” khác “Hoa cây này” → nó càng hoàn toàn xa lạ, không chính xác, mơ hồ. ð Từ ngữ thay đổi, hình ảnh thay đổi sẽ kéo theo nghĩa thay đổi và không đảm bảo được bằng - trắc và nhịp điệu. - Việc lập lại như thế có tác dụng: + Nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng, tô đậm sự việc. + Không lập lại sẽ không làm rõ ý nghĩa được như thế. (b) – Tương tự 2. Này không phải phép điệp, mà chỉ là hiện tượng lặp từ nhằm tạo sự đối xứng và tính nhịp điệu (c) – Thế nào là phép điệp Khi nói hoặc viết người ta sử dụng phép lặp từ ngữ hoặc cả câu để làm nỗi bặc ý hoặc gây cảm xúc mạnh → gọi là phép điệp. Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ ngắt quảng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp (điệp vòng) Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép đối - Mục tiêu hoạt động: cho hs nắm được phép đối - Cách tiến hành hoạt động: giáo viên phát vấn, học sinh trả lời Yêu cầu HS đọc bài tập SGK Hướng dẫn HS làm bài Hỏi: Hãy nêu định nghĩa về phép đối. - GV gọi HS lần lượt hoàn thành định nghĩa. - GV kết luận Yêu cầu HS đọc bài tập SGK Hướng dẫn HS làm bài HS đọc bài tập và suy nghĩ trả lời HS trả lời HS đọc bài tập và suy nghĩ trả lời II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI Bài tập 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi: (a) Từ ngữ sắp xếp mang tính đối xứng, tạo sự hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Nhờ tính chất đối xứng này được thoả mãn về thông tin và thẩm mĩ. (b) ở (3) và (4) có sự khác nhau: - (3) Sử dụng cách đối bổ sung - (4) Sử dụng cách đối theo kiểu câu đối (c) Cho HS về nhà tìm thêm các ví dụ, các bài thơ có sử dụng phép đối (d) Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, âm thanh và nhịp điệu để tạo sự đối xứng về cấu trúc. Bài tập 2 (1) Tạo ra sự tương phản trong nhận thức nhờ sự tổ chức ý nghĩa, nó không giống mô hình nếu A thì B. (2) Tạo sự thú vị về nội dung thông báo sau “bán” và “mua” không phải một thứ hàng hoá cụ thể mà đó là mối quan hệ tình nghĩa 4. Củng cố: (4p) - Nhắc lại khái niệm về phép ddiepj và phép đối - Tìm một số ví dụ về phép điệp và phép đối. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p) - Xem lại bài và học bài cũ. - Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt * Rút kinh nghiệm: ................ Tuần 28 Ngày soạn: ...... /..../ 2018 Tiết 83 Ngày dạy: ...... /..../ 2018 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật. - Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại. b. Kĩ năng: - Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn. - Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học. c Thái độ Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tác phẩm văn học. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy - Năng lực tự quản bản thân II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng Học sinh: vở soạn, sgk, tài liệu liên quan. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: (2p) - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp. Kiểm tra bài cũ: (2p) Hỏi: Thế nào là văn bản văn học? Nêu các đặc điểm của văn bản văn học. Bài mới: (37p) * Giới thiệu bài: Trong các tác phẩm văn học, có hai mặt không thể tách rời nhau được đó chính là nội dung và hình thức. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thật kĩ về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học là như thế nào. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chốt kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm nội dung và hình thức của VBVH Mục tiêu hoạt động: giúp HS hiểu được khái niệm nội dung, hình thức của VBVH Cách tiến hành hoạt động: phát vấn, diễn giảng, chốt ý, hs suy nghĩ trả lời - Yêu cầu HS đọc SGK, nêu nội dung các khái niệm. Hỏi: Thế nào là đề tài? Hỏi: Từ văn bản Tắt đèn, hãy xác định đề tài mà nó đã thể hiện. Hỏi: Thế nào là chủ đề của văn bản văn học? Hỏi: Từ văn bản Tắt đèn, hãy xác định chủ đề mà nó đã thể hiện. Hỏi: Thế nào là tư tưởng của văn bản văn học? Hỏi: Từ văn bản Tắt đèn, hãy xác định tư tưởng mà tác giả đã thể hiện. Hỏi: Thế nào là cảm hứng nghệ thuật của văn bản văn học? Hỏi: Từ văn bản Tắt đèn, hãy xác định cảm hứng nghệ thuật mà tác giả đã thể hiện. Hỏi: Thế nào là ngôn từ của văn bản văn học? Đưa các ví dụ về ngôn từ trong tác phẩm văn học của các tác giả. Hỏi: Thế nào là kết cấu của văn bản văn học? Đưa các ví dụ về kết cấu trong tác phẩm văn học của các tác giả. Hỏi: Thế nào là thể loại của văn bản văn học? Đưa các ví dụ về thể loại trong tác phẩm văn học của các tác giả. - Đọc, nêu các khái niệm theo yêu cầu của giáo viên - Trả lời độc lập Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Trả lời độc lập Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Trả lời độc lập Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Trả lời độc lập Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Trả lời độc lập - Chú ý nghe - Trả lời độc lập - Chú ý nghe - Trả lời độc lập - Chú ý nghe I. CÁC KHÁI NIỆM CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC 1. Các khái niệm về nội dung VBVH a. Đề tài: - Là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản. - Ví dụ: Đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bi thảm của người nông dân nước ta những năm trước CMT8. b. Chủ đề: - Là vấn đề cơ bản được thể hiện trong văn bản. - Ví dụ: Chủ đề của Tắt đèn là mâu thuẫn giữa nông dân và cường hào ở nông thôn nước ta. c. Tư tưởng của VB: - Là cách nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc. - Ví dụ: Tư tưởng của Tắt đèn là lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn nước ta thời Pháp thuộc. Thể hiện sự trân trọng, yêu thương những người nông dân bị áp bức. d. Cảm hứng nghệ thuật: - Là tình cảm chủ đạo của văn bản. - Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo của Tắt đèn là nỗi căm phẫn, sự tố cáo bọn quan lại, là tấm lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng người nông dân. 2. Các khái niệm về hình thức VBVH a. Ngôn từ - Là yếu tố đầu tiên của VBVH. Không có ngôn từ sẽ không có căn cứ để tìm hiểu, thưởng thức văn bản. Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản. - Ví dụ: Ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; quê mùa của Nguyễn Bính... b. Kết cấu - Là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của VB để trở thành một chỉnh thể thống nhất, có ý nghĩa. - VD: Kết cấu hoành tráng của sử thi, kết cấu đầy bất ngờ của truyện trinh thám. c. Thể loại: - Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. - VD: Thơ lục bát có nhịp chẵn → cảm xúc mượt mà, yên ả. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức. - Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh nắm được những ý nghĩa của nội dung và hình thức. - Cách tiến hành hoạt động: phát vấn, diễn giảng, chốt ý, hs suy nghĩ trả lời Hỏi: Nội dung và hình thức của văn bản văn học gắn kết với nhau như thế nào? Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH - Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung. - Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ sẽ tạo nên một VBVH ưu tú. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập - Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh củng cố kiến thức, nắm các khái niệm vừa tìm hiểu. - Cách tiến hành hoạt động: phát vấn, diễn giảng, chốt ý, hs suy nghĩ trả lời - Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài - Đọc bài tập và xác định yêu cầu. Làm theo hướng dẫn - Đọc bài tập và xác định yêu cầu. Làm theo hướng dẫn III. Luyện tập: Bài tập 1: So sánh đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng: - Giống nhau: Đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân nước ta những năm trước CMT8 và sự phản kháng tự phát của họ. - Khác nhau: + Tắt đèn: Tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu thuế, nông dân phải vùng lên phản kháng. + Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống hàng ngày lầm than cơ cực của nông dân, bị áp bức bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng không còn lối thoát, nông dân phải đứng lên chống lại. Bài tập 2: Phân tích tư tưởng trong bài thơ Mẹ và quả - Mẹ: Người khơi nguồn sự sống, sự sinh sôi, tình yêu thương. - Quả: + Nghĩa đen: sản phẩm từ cây do mẹ vun trồng. + Nghĩa bóng: những đứa con do mẹ sinh ra, nuôi dưỡng. → Từ chuyện trồng, chăm sóc cây, nhà thơ nói chuyện trồng người, ví mình như một thứ quả do mẹ gieo trồng nên phải cố gắng để xứng đáng với tấm lòng của mẹ. 4. Củng cố: (4p) - Nhắc lại các khái niệm và những kiến thức cơ bản. - Hỏi: Nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học có quan hệ với nhau như thế nào? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p) - Xem lại bài và sửa chữa những lỗi của mình. - Soạn bài: Văn bản văn học. * Rút kinh nghiệm: ................ Tuần 28 Ngày soạn: ...... /..../ 2018 Tiết 84 Ngày dạy: ...... /..../ 2018 Làm văn CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Nắm được khái niệm thao tác nghị luận. - Biết cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. - Nắm được yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. b. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học ở văn bản nghị luận. - Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề vào bài làm văn nghị luận. c Thái độ Qua tiết học hình thành được tính cẩn thận và nghiêm túc, thực hiện đúng các thao tác nghị luận. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy - Năng lực tự quản bản thân II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: sgk, sgv, thiết kế bài giảng Học sinh: vở soạn, sgk, tài liệu liên quan. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: (2p) - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp. Kiểm tra bài cũ: (2p) Hỏi: Trình bày những khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học. Bài mới: (37p) * Giới thiệu bài: Để một bài văn nghị luận thuyết phục được người đọc thì nó phải có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đưa ra phải xác đáng và tin cậy, đồng thời nó phải có một thao tác nghị luận thật phù hợp. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các thao tác nghị luận để từ đó có lựa chọn phù hợp trong bài văn nghị luận của mình. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chốt kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm, một số thao tác nghị luận Mục tiêu hoạt động: giúp HS hiểu được khái niệm và một số thao tác nghị luận. Cách tiến hành hoạt động: phát vấn, diễn giảng, chốt ý, hs suy nghĩ trả lời Hỏi: Thao tác là gì? - Yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm. Hỏi: Thế nào là thao tác nghị luận? Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học hãy tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống. Hỏi: Trong lời tựa: “Trích diễm thi tập” tác giả dùng thao tác nghị luận nào? Vì sao em nhận ra điều đó? Hỏi: Tác dụng của thao tác phân tích là gì? Thực hiện yêu cầu tương tự Hỏi: Trích diễm thi tập và Hịch tướng sĩ dùng thao tác lập luận nào? Hỏi: Khi nào chúng ta thực hiện thao tác so sánh? Mục đích của việc so sánh là gì? Hỏi: Có mấy loại chính trong thao tác so sánh? Hỏi: Khi thực hiện thao tác so sánh chúng ta cần chú ý điều gì? - Suy nghĩ, trả lời độc lập - Đọc, trả lời độc lập Trả lời độc lập - Trả lời độc lập Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Trả lời độc lập - Trả lời độc lập - Trả lời độc lập - Trả lời độc lập I. KHÁI NIỆM: 1. Thao tác: Quá trình thực hiện những động tác theo một trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định. 2. Thao tác nghị luận: Là một trong những thao tác mà con người thường sử dụng trong cuộc sống nhằm thuyết phục người khác đồng tình, đồng ý, đồng cảm với những vấn đề mà mình đưa ra. II. MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN CỤ THỂ: 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp: a. Điền từ: - Tổng hợp - Phân tích - Quy nạp - Diễn dịch b.Trong lời tựa:“Trích diễm thi tập” - Tác giả dùng thao tác: phân tích - Vì: tách nhận định chung thành các mặt riêng biệt. - Tác dụng: Làm rõ hơn nguyên nhân khiến thơ văn xưa không được truyền lại đầy đủ. * “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất” Thao tác: quy nạp, quan hệ nhân quả c. Tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác: tổng hợp - Tác dụng: tóm tắt bộ phận vào 1 kết luận chung mang tính khái quát. - “Hịch tướng sĩ” dùng thao tác: quy nạp, thông qua các dẫn chứng → Kết luận: “ Từ xưa các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?” d. Nhận xét về các nhận định: - Thao tác diễn dịch có khả năng... : đúng với điều kiện: tiền đề phải chân thực, cách suy luận phải chính xác - Thao tác quy nạp...: chưa thật chính xác vì nếu quy nạp chưa đầy đủ thì mối liên hệ giữa một số dữ liệu với kết luận cần phải được kiểm chứng. - Tổng hợp...: đúng, vì: kết quả của phân tích là tổng hợp. 2. Thao tác so sánh: a. Mục đích: So sánh để thấy sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật ,hiện tượng. b. Bài tập sgk trang 133: - Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: so sánh để thấy sự giống nhau. - Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí: so sánh để thấy sự khác nhau → Có 2 loại chính trong thao tác so sánh: so sánh để thấy sự giống nhau và so sánh để thấy sự khác nhau. c. Để so sánh đúng cần chú ý: - Những đối tượng so sánh phải có mối liên quan về một phương diện nào đó. - So sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể rõ ràng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề. - Những kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích giúp cho việc nhận thức sự vật được sáng tỏ và sâu sắc. * Ghi nhớ SGK trang 134 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập. - Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh nắm được những kiến thức đã học 1 cách sâu sắc. - Cách tiến hành hoạt động: phát vấn, diễn giảng, chốt ý, hs suy nghĩ trả lời - Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài - Đọc bài tập và xác định yêu cầu. Làm theo hướng dẫn - Đọc bài tập và xác định yêu cầu. Làm theo hướng dẫn III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - Tác giả muốn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian”. - Thao tác: phân tích. - Cách dùng thao tác nghị luận hay ở chỗ: chia ý lớn thành ý nhỏ → luận điểm được xem xét chi tiết, đầy đủ hơn. Câu cuối: ý nghĩa khái quát, từ cái đã biết (Nguyễn Trãi) suy ra cái chưa biết (sứ mệnh của văn chương, nghệ thuật): quy nạp Bài tập 2: Viết đoạn nghị luận về an toàn giao thông. Câu chủ đề: An toàn giao thông là hạn phúc cho mọi nhà. 4. Củng cố: (4p) - Nhắc lại các khái niệm và những kiến thức cơ bản. - Hỏi: Thao tác so sánh có những loại nào? Khi sử dụng thao tác này, chúng ta cần chú ý điều gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2p) - Xem lại bài và sửa chữa những lỗi của mình. - Soạn bài: Luyện tập: Viết đoạn văn nghị luận. * Rút kinh nghiệm: ................ Duyệt của Tổ trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 32 Noi dung va hinh thuc cua van ban van hoc_12327349.docx