Giáo án Ngữ văn 11: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

* Cảm xúc, tâm trạng:

- Không hề thấy hình ảnh chân dung của một người tù khổ ải mà chỉ thấy hình dáng của một người ung dung, tự tại, một người đi thưởng ngoại, một cao nhân mặc khách.

- Cảnh nhuốm sắc thái tâm trạng, cô đơn, lẻ loi.

- Gửi gắm niềm mong ước sum họp của con người đang phải lênh đênh nơi đất khách quê người.

=> Từ hình ảnh thiên nhiên, ta thấy được cái nhìn triều mến của Bác đang dõi theo từng biểu hiện của sự vật, đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khỏi ước mơ sum họp. Cảm nhận được ý chí, nghị lực, phong thái ung dung, tự chủ với một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của người chiến sĩ cách mạng (tinh thần hiện đại).

 

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIỀU TỐI (MỘ) - Hồ Chí Minh - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sang. - cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 2. Về kĩ năng: - Biết được kĩ năng đọc diễn cảm một bài thơ. - Biết phân tích thơ. 3. Về tư duy và thái độ: Rèn luyện tư duy nhạy bén và có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: soạn giáo án và chuẩn kiến thức. 2. Chuẩn bị của học sinh: đọc và soạn bài ở nhà. III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng dạy học. - Sách tham khảo, bảng phụ. 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học bằng cách cho học sinh thảo luận, tranh luận, đối thoại và kết hợp với giáo viên thuyết giảng. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiếm tra bài cũ: Phân tích cảnh thôn Vĩ dạ buổi ban mai và tình người thôn Vĩ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. 3. Dạy bài mới: Lời dẫn vào bài: Mở đầu tập “Nhật kí trong tù”, HCM viết: “Ngâm thơ ta vồn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.” Đó chính là những lời tâm sự mộc mạc khiêm nhường của chiến sĩ, thi sĩ HCM trong tập “Ngục trung nhật kí”. Song nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Bắt nguồn từ mạch nước chảy ra đều là nước, bắt nguồn từ mạch máu chỷa ra đều là máu”; bắt nguồn từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn thì dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại. Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm. - GV: Dựa vào SGK, hãy cho biết vị trí và cảm hứng sáng tác của bài thơ “Chiều tối”. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt ý. - GV: Theo em, bài thơ Chiều tối thuộc thể thơ gì. - HS: Trả lời. - GV: Dựa vào bài soạn trước ở nhà, em hãy chia bố cục của bài thơ. - HS: Trả lởi. - GV: Nhận xét, giải thích: Thông thường một bài thơ tứ tuyệt đường luật gồm 4 phần : khai thừa chuyển hợp tương ứng với 4 câu thơ. Nhưng trong bài thơ này chúng ta sẽ tìm hiểu theo bố cục 2 phần để thấy được sự vận động của mạch thơ và tứ thơ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ. Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bức tranh thiên nhiên. - GV: + Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi: Nhóm 1: Xác định điểm nhìn, tâm thế của Hồ Chí Minh. Nhóm 2: Phân tích hình ảnh cánh chim trong câu thơ đầu. Nhóm 3: Phân tích hình ảnh chòm mây trong câu thơ thứ hai. Nhóm 4: Bút pháp nghệ thuật và cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bức tranh thiên nhiên. + Thời gian thảo luận 4 phút. - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. + Đây là bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu, khi Bác đang trên đường chuyển lao. Trải qua nhiều ngày vất vả với những bước chân trên những đoạn đường gian nan, đương nhiên tâm trạng lúc đó đang rất là mệt mỏi và chán chường. + Bác vốn là một người yêu thiên nhiên và sẵn mang trong mình sự nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ, giữa chốn rừng núi ấy, cùng với sự chán chường, Bác như lẽ tự nhiên sẽ tìm đến thiên nhiên để tâm hồn nhẹ nhỏm. Từ đó chúng ta sẽ thấy được bài thơ được viết bởi điểm nhìn của một người tù đang di chuyển trên mặt đất và nhìn lên bầu trời. + Nếu như trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” Thì cánh chim mỏi gợi ra cái rộng dài của rừng mai thì trong thơ Bác lại trĩu nặng một tấm lòng yêu thương. Nhìn dáng chim bay mà lắng nghe được cả sự mệt mỏi của nó sau một ngày kiếm ăn vất vả. Trong cảnh đã có tình. Và cái tình ấy đặt trong hoàn cảnh bài thơ ra đời mới trở nên sâu nặng biết bao. + Chiếu slide: Sự khác nhau của bản phiên âm và dịch thơ: Phiên âm Dịch thơ - Cô vân: chòm mây cô lẻ à thể hiện trạng thái cô đơn, lẻ loi. - Mạn mạn: trôi chầm chậm, uể oải, mệt mỏi. - Chòm mây: thiếu từ “cô”. - Trôi nhẹ: lơ lững à không diễn tả hết ý của câu thơ. + Một cánh chim nhỏ bé, một chòm mây đơn độc đã làm nổi bật lên cái rộng lớn bao la bầu trời. Chẳng những vậy, chòm mây ấy lại chuyển động một cách vô định, lững lờ khiến cho con người có cảm giác thật buồn, mà không gian thì lại càng thêm vắng lặng. Trong hai câu thơ, hoàn toàn không có màu sắc, cũng không hề có bất cứ một âm thanh gì càng làm cho khung cảnh núi rừng thêm âm u, vắng vẻ, hiu quạnh. + Nhân vật trữ tình mỏi mệt sau một đoạn đường dài nhưng vẫn quan sát thiên nhiên bằng con mắt chứa chan yêu thương. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với cảnh vật của Bác. Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bức tranh sinh hoạt đầm ấm lúc chiều muộn. - GV: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa bản phiên âm và dịch thơ trong hai câu thơ cuối. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt ý. * So sánh bản phiên âm và dịch thơ: Phiên âm Dịch thơ Sơn thôn thiếu nữ: cô thiếu nữ vùng núi. Cô em xóm núi: Làm mất đi sắc thái sang trọng của câu thơ. Ma bao túc – bao túc ma hoàn: vòng quay của chiếc cối, nhịp lao động khẩn trương, hối hả. Xay ngô – xay hết: không diễn tả hết vòng quay lặp lại của chiếc cối. Không có chữ “tối” Thêm chữ “tối”: không cần thiết. - GV: Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh bức tranh đời sống hiện lên qua hình ảnh nào? - HS: Trả lời. - GV: Diễn giảng: + Trong thơ xưa, thiên nhiên thường là trung tâm, con ng ít xuất hiện. Nếu xuất hiện, con người càng nhỏ bé trước thiên nhiên. Còn trong thơ Bác, hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh. + Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô toát lên vẻ khoẻ mạnh, nhưng cũng thật bình dị.Nó đem lại chút niềm vui ấm áp trong lao đông của con người. Con người ấy tuy vất vả nhưng cũng thật tự do tự tại. - GV: Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - HS: Trả lời. - GV: Điệp vòng “ma bao túc – bao túc ma” có ý nghĩa gì? - HS: Trả lời. - GV diễn giảng: “ma bao túc – bao túc ma” cho thấy vòng quay liên tục của cối xay ngô thủ công qua đó cho thấy hoạt động nhịp nhàng không ngừng nghỉ của cô gái. - GV: Theo em, hình ảnh “lò than” rực hồng có ý nghĩa gì? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt ý. Tứ thơ lúc này đã vận động từ bóng tối ra ánh sang với từ “hồng” của bếp than. - GV: Qua những hình ảnh được miêu tả, em cảm nhận như thế nào về bức tranh sinh hoạt lúc chiều muộn. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết về nội dung. - GV: Em hãy nêu những nét chính về nội dung bài thơ? - HS: Trả lời. - GV: nhận xét, chốt ý. Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết về nghệ thuật: - GV: Theo em, bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt ý. I. Tìm hiểu chung: Tác phẩm Chiều tối. 1. Vị trí: Là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. 2. Hoàn cảnh sáng tác: Gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942. Đây là thời điểm cực khổ nhất trong 14 tháng Bác bị giam giữ ở nhà lao Tưởng Giới Thạch. 3. Thể thơ: Tứ tuyệt đường luật. 4. Bố cục: 2 phần - Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều tối. - Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt đầm ấm lúc chiều muộn. II. Đọc hiểu bài thơ. 1. Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều tối. * Tâm thế và điểm nhìn: - Tâm thế của người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, thời khắc chiều tối dễ gây cảm giác mệt mỏi, chán chường. - Điểm nhìn: Từ mặt đất nhìn lên bầu trời (cánh chim, chòm mây). * Hình ảnh “cánh chim về rừng”. - Trong thơ ca cổ điển: cánh chim mang ý nghĩa biểu tượng buổi chiều tà. - Quyện điểu: Cánh chim mỏi àtrạng thái mệt mỏi. - Quy lâm: về rừng: Cánh chim quay về rừng ngủ sau một ngày mệt mỏi à có phương hướng. à Mang ý nghĩa không gian, thời gian, gợi sự tương đồng giữa con người và cánh chim: cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, người mệt mỏi sau một ngày chuyển lao gian khổ. * Hình ảnh “ chòm mây trôi nhẹ”. - Cô độc, lẻ loi, trôi chậm chạp - Gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu àgợi không gian mênh mông như vô tận, thời gian như ngừng trôi. =>Hình ảnh cánh chim, chòm mây gợi bức tranh chiều tối nơi núi rừng đẹp, mang màu sắc cổ điển nhưng buồn, vắng lặng, nhuốm sắc thái tâm trạng. * Nghệ thuật: chấm phá theo bút pháp cổ điển (dùng điểm nói diện): - Lấy cái nhỏ bé của cánh chim, chòm mây để nhân lên cái rộng lớn bao la của bầu trời. - Lấy sự chuyển động của đám mây để làm tăng thêm cái cảm giác vắng lặng của miền sơn cước. - Không tả màu sắc, âm thanh gợi sự âm u, vắng vẻ, hiu quạnh. * Cảm xúc, tâm trạng: - Không hề thấy hình ảnh chân dung của một người tù khổ ải mà chỉ thấy hình dáng của một người ung dung, tự tại, một người đi thưởng ngoại, một cao nhân mặc khách. - Cảnh nhuốm sắc thái tâm trạng, cô đơn, lẻ loi. - Gửi gắm niềm mong ước sum họp của con người đang phải lênh đênh nơi đất khách quê người. => Từ hình ảnh thiên nhiên, ta thấy được cái nhìn triều mến của Bác đang dõi theo từng biểu hiện của sự vật, đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khỏi ước mơ sum họp. Cảm nhận được ý chí, nghị lực, phong thái ung dung, tự chủ với một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của người chiến sĩ cách mạng (tinh thần hiện đại). 2. Bức tranh sinh hoạt đầm ấm lúc chiều muộn. - Thiếu nữ xay ngô: + Trẻ trung, khỏe mạnh, sống động với công việc giản dị. + Cần mẫn, chăm chỉ, miệt mài lao động. + Trung tâm của bức tranh thiên nhiên à Lấn át không gian mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo. - Điệp vòng “ma bao túc – bao túc ma”: + Diễn tả vòng quay của cối ngô + Nỗi vất vả của cô gái. - Hình ảnh “lò than rực hồng”: + Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường gọi là “con mắt thơ”(thi nhãn): bừng lên sức sống, xua tan cảm giác lạnh lẽo, âm u chốn núi rừng lúc chiều tối. + Hình ảnh đó mang lại thần sắc cho toàn cảnh àlàm bừng lên sức sống, niềm vui, xua tan mệt mỏi, tiếp thêm nghị lực sức mạnh cho người tù. => Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sang thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng ung dung, tự tại. III. Tổng kết. 1. Nội dung. Cho thấy tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. 2. Nghệ thuật: Đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại. V. CỦNG CỐ. - Nêu những nét chính về bức tranh thiên nhiên. - Phân tích bức tranh sinh hoạt. VI. DẶN DÒ. - Học bài cũ. - Soạn bài mới: Từ ấy. VI. RÚT KINH NGHIỆM. Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 23 Chieu toi Mo_12380120.docx