II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
a) Hình tượng NT: cảnh và người thôn Vỹ
- Biện pháp NT:
+ Câu hỏi tu từ:
-“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:
+ Vừa như lời trách nhẹ nhàng, hờn dỗi vừa như mời gọi tha thiết, của người con gái thôn Vĩ.
+ Đây cũng là tự hỏi mình, trách mình sao không về thăm thôn Vĩ.
+ NT dùng từ “chơi” thân mật gắn bó, gần gũi
Cả câu thơ chính là mơ ước thầm kín, là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, được gặp lại cảnh cũ, người xưa.
Câu thơ làm sống dậy hồi ức của nhà thơ.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 8002 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2018 – 2019
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến Khuyên Mã sinh viên:155D1402171054
Lớp: 56A1 Sư phạm Ngữ Văn Khoa/viện: Sư phạm Xã Hội
Ngành thực tập: Sư phạm Ngữ Văn
Soạn giảng ngày 12 tháng 02 năm 2019.
Giảng dạy vào thứ 5 ngày 21 tháng 02 năm 2019
Tại lớp 11A3, tiết 2
Tiết PPCT:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Hiểu được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại, kỹ năng đọc diễn cảm thơ.
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Tình yêu thương nhiên, yêu cuộc sống, giao cảm với đời.
- Tạo cho học sinh ý chí và nghị lực ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
4. Năng lực
a. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
- Năng lực thẩm mĩ: Thưởng thức, cảm thụ văn bản qua việc trình bày suy nghĩ cá nhân về bài thơ.
- Năng lực sáng tạo: vận dụng khi viết bài văn.
b. Năng lực chung:
- Giao tiếp: khi đọc văn bản, khi phát biểu ý kiến.
- Hợp tác: khi trao đổi thảo luận về tác phẩm.
- Tự học: Soạn bài và làm bài tập về nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh có liên quan đến nhà thơ Hàn Mặc Tử và thôn Vĩ Dạ.
- Sơ đồ tư duy, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đọc văn
- Phương pháp vấn đáp -gợi mở
- Phương pháp bình giảng
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp khăn trải bàn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục đích (MĐ): Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
- Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn của bài hát và cho học sinh trả lời câu hỏi:
“Người em Vĩ Dạ” sáng tác: Minh Kỳ & Tôn Nữ Thụy Khương.
*Nội dung (ND): sau khi nghe bài bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy liệt kê những địa danh có trong bài hát?
* Phương pháp (PP): trực quan, đặt câu hỏi phát vấn.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới:
Trong phong trào thơ mới
(giai đoạn 1930- 1945), chúng ta đã
được học về thơ Nguyễn Bính,
một nhà thơ thấm đẫm hồn quê
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”, Xuân Diệu, một hồn thơ nồng nàn tha thiết yêu đời, yêu người “Tôi muốn tắt nắng đi; cho màu đừng nhạt mất; tôi muốn buộc gió lại, cho hương đừng bay đi”, hay Huy Cận bâng k huâng, bát ngát mênh mang buồn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một nhà thơ mới nữa, một nhà thơ có hồn thơ phức tạp và cũng đặc biệt nhất trong các nhà thơ mới. Đó chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Những địa danh trong bài hát mà các em nghe vừa rồi là những địa danh nổi tiếng ở Huế, mà đã nói đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ, thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm,...Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một bài thơ đặc sắc của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Đó là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Một bài thơ đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của nhiều thế hệ, đồng thời là một bài thơ cho đến tận bây giờ cũng còn đầy bí ẩn, vẫn còn gợi cho người ta nhiều cách hiểu khác nhau với những ý nghĩa sâu xa.
Sản phẩm (SP): HS nghe đoạn nhạc và nhớ lại những địa danh đã nghe được như: Vĩ Dạ, chợ Đông Ba, sông Hương, trường Đồng Khánh, cầu Trường Tiền.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I.Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
MĐ: Vận dụng kiến thứ đã học, áp dụng vào kiến thức thực tiễn làm văn và đọc hiểu.
*ND: Khái quát về tác giả, tác phẩm.
*PP: trực quan, đặt câu hỏi phát vấn.
*Bước 1: Tìm hiểu tác giả
- Các em đọc tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả Hàn Mặc Tử?
- Yêu cầu trình bày:
+ Năm sinh, năm mất, quê quán.
+ Gia đình
+ Những cột mốc chính trong cuộc đời Hàn Mặc Tử.
- GV nhận xét, đúc kết.
GV:Em hãy cho biết những tác phẩm chính của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
*Bước 2: Tìm hiểu tác phẩm:
- GV: Hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Giáo viên đúc kết.
Lúc còn làm ở sở Đạc điền ở Bình Định, Hàn Mặc Tử có yêu đơn phương một người con gái – con chủ sở Đạc điền. Thi nhân yêu nhưng chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng dung nhan Hoàng Thị Kim Cúc, bởi tính rụt rè và bẽn lẽn. Tất cả mối chân tình ấy, Hàn Mặc Tử gửi vào tập “Gái quê”. Sau đó, Hoàng Thị Kim Cúc theo cha về Vĩ Dạ - Huế, thi nhân tưởng như nàng đã đi lấy chồng.
- Mắc bệnh hiểm nghèo-> xa lánh mọi người để chữa bệnh
- theo lời khuyên của anh họ Hoàng Tùng Lâm (bạn Hàn Mặc Tử)
->Kim Cúc đã gửi bức bưu ảnh: là bức tranh phong cảnh in hình 1 dòng sông với 1 cô gái chèo thuyền , bên dưới 1 cành trúc, phía xa là vùng trời. Hàn Mặc Tử trả lời thư của Kim Cúc bằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
-> Đó là một cái cớ, bài thơ rộng hơn là một mối tình vô vọng.
GV: mời học sinh đọc diễn cảm bài thơ
II: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa học vào phần đọc hiểu và làm văn.
*ND: Phân tích các khổ thơ.
*PP: Đặt câu hỏi phát vấn.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định hình tượng nghệ thuật trong khổ thơ?
- Hyax cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này?
GV: Theo các em câu thơ đầu là câu hỏi của ai hướng đến ai? Tại sao tác giả lại sử dụng từ “chơi” mà không phải “thăm” hay một từ khác? Ý nghĩa của lời hỏi?
-GV đúc kết:
Sử dụng từ “chơi” không phải từ “thăm”: vì “chơi” mang vẻ thân mật , gần gũi hơn. “thăm” thì khách sáo, xa cách. Tác giả dùng từ “thôn” thay vì gọi Vĩ Dạ là muốn thể hiện sự gắn bó, thân thiết với nơi này, vì ông đã có 2 năm học ở Huế nên nơi đây trở nên thân thuộc với HMT.
-Tìm hiểu câu thơ 2,3:
Hoạt động nhóm:
+ Thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả với những hình ảnh gì?(Nhóm 1+2)
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng, ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy? (Nhóm 3+4)
-Tìm hiểu câu 4: Con người thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở câu 4 của khổ thơ thứ nhất?
- GV: Các em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người thôn Vĩ qua khổ thơ này. Tâm trạng của thi nhân?
- GV nhận xét và chốt lại.
Gv sử dụng hoạt động đôi bạn củng cố bài học:
=> Qua bức tranh thiên nhiên thôn Vỹ em có cảm nhận gì khác với bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận
2. Khổ 2:
* Gv gọi 1 Hs đọc khổ 2
GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút.
* Gv hỏi: Thiên nhiên ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Như vậy, thiên nhiên có gì đó trái ngược, khác thường, rời rạc, không liên hệ, hài hòa "Gió theo lối gió, mây đường mây" chứ không phải gió mây cùng hướng, thuận chiều. Dòng sông Hương vẫn thế, êm ả, trôi xuôi nhưng trong cảm nhận của thi nhân trở nên buồn thiu vì ít mây, ít gió, cả những bông hoa ngô tím nhạt bên bờ sông cũng chỉ đu đưa, lay động khe khẽ.
Nét độc đáo của nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử là sự đứt đoạn bên ngoài của bố cục, của cấu tứ nhưng vẫn chìm ẩn mạch cảm xúc thống nhất. Đang từ cảnh bình minh thôn Vĩ - không hề báo trước, chuẩn bị - bắt ngay cảnh đêm trăng sông Hương, tâm trạng đang bồi hồi vui, mong đợi, ao ước bỗng chuyển sang buồn thiu như dòng nước buồn thiu.
GV chuyển ý: nhưng vụt cái, dòng nước vô hồn, buồn thiu ấy lại thành dòng sông trăng, lóng lánh với con thuyền chở trăng. "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?" Hai câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV hỏi: Từ nào trong hai câu thơ thể hiện rõ nét tâm trạng của thi nhân? Đó là tâm trạng gì?
GV hỏi: Vậy theo em tác giả mong chờ điều gì ở con thuyền chở trăng? Chở trăng từ đâu về? Tại sao phải "kịp tối nay"? Qua đó ta thấy được điều gì trong tâm hồn thi sĩ?
GV thuyết giảng: "kịp" hé mở cho ta thấy một mặc cảm, hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta một cách sống, sống là chạy đua với thời gian. Quỹ thời gian đang vơi đi từng ngày, từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đang tới gần, thi sĩ mong mỏi với đau thương. "Thơ là sự lên tiếng của thân phận". Định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng là hình tượng mang sức ám ảnh lớn, trăng giống như người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ:
"Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Anh cũng trăng mà em cũng trăng"
"Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ.
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề."
3. Khổ 3: Nếu hai khổ thơ trên, tác giả hòa với cảnh. Đến với khổ thơ này, tâm tình với người xứ Huế nhà thơ lại lùi ra xa. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khổ thơ thứ ba.
* Gv gọi 1 Hs đọc lại khổ 3
Gv hỏi: Em hãy nhận xét cách ngắt nhịp câu thơ "Mơ khách đường xa, khách đường xa"? "Khách đường xa" là ai? Tác dụng của điệp ngữ "khách đường xa”.
GV nhận xét, chốt lại.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người con gái trong câu thơ "Áo em trắng quá nhìn không ra"?
- "Sương khói mờ nhân ảnh" là hình ảnh thực hay mơ?
+ Em có nhận xét gì về đại từ phiếm chỉ “ai” ? "Ai" lặp lại hai lần nhằm mục đích gì?
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nghệ thuật:
* Gv hỏi:Em hãy nêu những giá trị nghệ thuật của bài thơ ( ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật) ?
Gv bổ sung, chốt lại.
2. Ý nghĩ văn bản
* Gv hỏi: Em có nhận xét gì về ý nghĩa văn bản của bài thơ?
GV bổ sung, chốt lại.
* Gv khái quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.
SP: Thông tin chính xác, sâu sắc về tác giả và tác phẩm
- HS dựa vào tiểu dẫn trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS trả lời, ghi chép.
Hs đọc bài
- HS trả lời. Các HS khác bổ sung. (năng lực tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề, thẩm mỹ)
- HS ghi bài.
-Hs suy nghĩ và trả lời vào bảng phụ
HS suy nghĩ trả lời, trình bày trong 1 phút
HS suy nghĩ trả lời, trình bày trong 1 phút
HS suy nghĩ trả lời, trình bày trong 1 phút
HS phát hiện trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS khái quát lại ý nghĩa của văn bản
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a) Cuộc đời:
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
- Quê tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình). Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa.
- Có hai năm học trung học tại Huế.
- Cuộc đời Hàn Mặc Tử từng làm tại Sở Đạc điền Bình Định.
- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về ở hẳn Quy Nhơn và mất tại đây.
b) Sự nghiệp sáng tác:
Hàn Mặc Tử làm thơ từ lúc 14, 15 tuổi. Bút danh Lệ Thanh, Phong trần.. 1936 đổi bút danh là Hàn Mặc Tử (Hàn: bút; Mặc: mực, Tử: người. )
- Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới; “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ VN” (Chế Lan Viên)
- Tác phẩm chính : Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, thượng thanh kí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939),
® Hàn Mặc Tử là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới.
2.Tác phẩm:
a) Xuất xứ: Viết (1938) in trong tập “Thơ Điên” (“Đau thương”).
b) Hoàn cảnh sáng tác:bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
a) Hình tượng NT: cảnh và người thôn Vỹ
- Biện pháp NT:
+ Câu hỏi tu từ:
-“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:
+ Vừa như lời trách nhẹ nhàng, hờn dỗi vừa như mời gọi tha thiết, của người con gái thôn Vĩ.
+ Đây cũng là tự hỏi mình, trách mình sao không về thăm thôn Vĩ.
+ NT dùng từ “chơi” thân mật gắn bó, gần gũi
Cả câu thơ chính là mơ ước thầm kín, là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, được gặp lại cảnh cũ, người xưa.
Câu thơ làm sống dậy hồi ức của nhà thơ.
b)Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ (câu 2,3):
* Thiên nhiên
-“ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”:
+ Điệp từ “nắng: nhấn mạnh vẻ đẹp riêng của nắng miền Trung – nắng Huế. Nắng chiếu trên những hàng cau trong vườn, rực rỡ và mới mẽ.
+ Hình ảnh “nắng mới lên”: gợi lên cái nắng ấm áp, rực rỡ, trong trẻo, tinh khôi.
+ Hình ảnh hàng cau đặc trưng của khu vườn thôn Vĩ.
Cả câu thơ gợi một vẻ đẹp, thanh khiết, đầy quyến rũ của thôn Vĩ
-“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”:
+ “Vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” gợi sự bâng khuâng trong tâm hồn thi nhân.
+ “mướt quá”: giống như một tiếng reo ngỡ ngàng, trầm trồ, khen ngợi khi nhận ra vẻ non tơ, mượt mà, đầy xuân sắc của khu vườn thôn Vĩ.
+“xanh như ngọc”: là một so sánh thật đẹp® sự trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống, ngọc – sự trong trẻo, lấp lánh-> vẻ đẹp đặc trưng của Vĩ Dạ
Hình ảnh cây xanh được “nắng mới lên” chiếu xuyên qua, gợi vẻ tươi tốt, màu mỡ của khu vườn thôn Vĩ.
Thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai đẹp thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng, tràn trề sức sống.
* Con người:
-“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”:
+ “Mặt chữ điền”: là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực (hình ảnh mang tính cách điệu hóa).
+ “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.
Câu thơ giàu chất tạo hình: sự xuất hiện của con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
*Sơ kết: Thiên nhiên và con người có sự hài hòa: Thôn Vĩ buổi ban mai cảnh vật xinh xắn, con người phúc hậu.
Tâm trạng của thi nhân: Hạnh phúc, yêu thiên nhiên, yêu con người, băn khoăn, day dứt của nhà thơ.
Khổ 2:Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
- “Gió theo mây”: thiên nhiên có sự chuyển động ngược chiều của gió và mây-> cảnh vật chia lìa, li tán
- “ Dòng nước buồn thiu”: gợi cảm giác u buồn.
- "hoa bắp lay": sự lay động rất nhẹ.
=> Cảnh vật lặng lẽ, vô hồn gợi nỗi buồn xa vắng.
=> Hai câu thơ tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa: không chỉ là cái buồn của cảnh mà là cái buồn của lòng người. Nhà thơ u buồn, cô đơn, tuyệt vọng trước sự xa cách, thờ ở của cuộc đời đối với mình.
- “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”
+ Đại từ phiếm chỉ "ai", sử dụng bút pháp ảo hóa sông Hương thành sông trăng.
+ Hàng loạt câu hỏi: thuyền ai? Thuyền có chở trăng? Có chở trăng về kịp tối nay? => Câu hỏi ẩn chứa sự day dứt, mong chờ và lo lắng trong tâm hồn nhà thơ.
=> Cảnh vẫn đẹp nhưng hiu hắt, buồn bã, lạnh lẽo.
=> Với vẻ đẹp huyền ảo của ánh trăng, sông trăng, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp tiêu biểu của xứ Huế, êm đềm và thơ mộng.
+ Từ "kịp" kết hợp kết hợp với nhiều câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm trạng lo âu, khắc khoải, mong chờ của nhà thơ.
=> Tác giả mong chờ một con thuyền chở trăng từ cõi ảo về cõi thực để xua đi nỗi buồn, tâm trạng cô đơn vì chỉ có trăng mới có thể làm bạn với thi sĩ lúc này.
=> Đây chính là khao khát yêu đương và giao cảm với đời của thi sĩ
3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ.
- “Mơ khách đường xa, khách đường xa”
+ Nhịp: 1/3/3
+ "khách đường xa": là chủ thể trữ tình đang hồi nhớ khi nhìn bức bưu ảnh từ Huế gửi vào. Đây là hình ảnh trong mơ của người trong mộng => hình ảnh cụ thể nhưng mơ hồ, mơ và thực, hi vọng và tuyệt vọng.
+ Điệp từ “khách đường xa”: nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ. Trước lời mời gọi của người con gái thôn Vĩ, nhà thơ chỉ là khác đường xa mà thôi.
- “Áo em trắng quá nhìn không ra”: Hình ảnh người con gái được miêu tả tăng tiến: "áo trắng" -> "trắng quá" -> "nhìn không ra" => cực tả sắc trắng, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.
- “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
+ “Sương khói mờ nhân ảnh”:gợi ra vẻ đẹp thực và mơ. Thực là có hình người, có dáng người. Mơ là hình ảnh ấy phảng phất, lờ mờ trong sương khói.
- “Ai1 biết tình ai2 có đậm đà ? ”
+ Nhà thơ không biết tình người xứ Huế có đậm đà với mình không.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh Huế, người Huế hết
ðÝ thơ thể hiện nỗi trống vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời đã nhuốm đau thương, bất hạnh.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.
2. Ý nghĩ văn bản
- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn đọc hiểu văn bản và phân tích.
* ND: Nắm vững kiến thức đã học, mở rộng, phân tích một nội dung trong bài.
*PP: Trực quan, nêu vấn đề.
-HS suy nghĩ, trả lời.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào về câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”.
Gợi ý:
Câu thơ trên là một câu thơ nhuốm màu hoài nghi. Hoài nghi về sự đậm đà trong tình cảm của một ai đó. Chữ ai thứ nhất chỉ về HMT, chữ ai thứ hai chỉ về đối tượng. Ở đây, tác giả không dám tin vào sự đậm đà của khách đường xa nhưng vẫn hàm chứa một niềm tin, hy vọng thầm kín. Đó là nỗi niềm hoài nghi, hy vọng của một con người yêu đời, yêu cuộc sống đang gặp phải những uẩn khúc trong lòng.
Hoạt động 4: Vận dụng
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa học, thực hành viết đoạn văn
*ND: Viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp của thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
*PP: Trực quan, câu hỏi phát vấn
SP dự kiến: Hs viết đoạn văn theo nội dung yêu cầu.
Đề: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thôn Vĩ hiện lên qua khổ thơ đầu?
Gợi ý:
Thiên nhiên tươi đep.
+ Hình ảnh nắng, điệp từ “nắng”
nắng miền Trung – nắng Huế
+ Hình ảnh hàng cau đặc trưng của khu vườn thôn Vĩ.
+ Hình ảnh cây xanh được “nắng mới lên” chiếu xuyên qua, gợi vẻ tươi tốt, màu mỡ của khu vườn thôn Vĩ.
+“xanh như ngọc”: so sánh thật đẹp® sự trong trẻo, lấp lánh-> vẻ đẹp đặc trưng của Vĩ Dạ.
Con người thôn Vĩ.
+“Mặt chữ điền”: nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.
+ “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.
Câu thơ giàu chất tạo hình: sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn đọc hiểu văn bản vào làm văn.
* ND: Nắm vững kiến thức bài học, tự mở rộng kiến thức ngoài sgk, thực hành viết một bài làm văn
*PP: Trực quan, nêu vấn đề
1. Hướng dẫn HS học bài cũ
- Học bài thơ, xem lại nội dung bài học.
2. Chuẩn bị bài mới:
-Soạn bài “Chiều tối”.
SP dự kiến: dàn bài làm văn và bài viết hoàn chỉnh về đề bài. (Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tạo lập văn bản)
-HS học bài cũ và xem trước bài mới (năng lực tự học).
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đề: Phân tích khổ thơ thứ 3 của bài Đây thôn Vĩ Dạ.
Gợi ý:
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và nội dung của khổ thơ.
2.THÂN BÀI
Câu thơ 1: Hình ảnh khách đường xa đã xa lại càng xa bởi gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ
Câu thơ 2: hình ảnh “áo em trắng quá” từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu sự phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu.
Đó là màu sắc tinh khiết thánh thiện. Nó gắn liền với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết.
Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhân vật trữ tình, kết lại bài bằng một câu hỏi đầy khắc khoải.
3.KẾT BÀI:
Nêu lên cảm xúc của người đọc và tâm trạng của tác giả trong khổ 3.
Giáo viên hướng dẫn đánh giá và nhận xét:.............
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn
Ngày phê duyệt:/../2019
(Ký, họ tên)
Sinh viên
(Ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Day thon Vi Da_12539099.docx