Tiết 84: Làm văn.
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 – RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Vận dụng những kiến thức về bài học và các thao tác đã học: phân tích, so sánh,. để làm bài
2. Kĩ năng
Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai để làm bài sau tốt hơn.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
223 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đại trong bài thơ.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ.
- Tập phân tích bài thơ. Tìm nét hiện đại và cổ điển trong bài thơ.
- Soạn bài mới: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
Ngày soạn : 6/1/2016
Ngày dạy:
Tiết 83: Làm văn.
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Viết được một đoạn nghị luận theo thao tác lập luận bác bỏ
2. Kĩ năng
Kĩ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, ý thức tranh luận bác bỏ.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành cuả thao tác lập luận bác bỏ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Tiết trước, ta học phần lí thuyết của bài : Thao tác lập luận bác bỏ. Để củng cố lí thuyết, hôm nay, ta học bài : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
ôn tập phần lí thuyêt
GV hướng dẫn Hs làm bài tập.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của đoạn 1 và chỉ ra cách thức bác bỏ
Người viết bác bỏ vấn đề gì?
Chứng minh cho vấn đề đó người viết đã dùng những luận cứ nào?
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi
Ở đoạn 2 ý kiến bác bỏ nhằm mục đích gì?
Luận cứ đưa ra để bác bỏ vấn đề dựa trên suy nghĩ gì?
Hs thảo luận và trả lời
GV hướng dẫn hs tìm hiểu và đưa ra cách bác bỏ cho từng ý kiến
Phần bên là ví dụ về ý kiến thứ 1,Gv có thể đề xuất thêm nhiều kinh ngiệm khác.
Gv hướng dẫn hs tìm ra nội dung bác bỏ
I. Lí thuyết
- Thế nào là bác bỏ?
- Mục đích, yêu câu của thao tác lập luận bác bỏ?
- Cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ?
II.Bài tập
Bài tập 1:
1/Đoạn 1:Có quan niệm cho rằng cuộc sống riêng của mỗi người là đầy đủ tiện nghi, được bao bọc cẩn thận trong êm ấm và tuyệt đối không cần phải hiểu biết gì nhiều về xung quanh.
Ý kiến bác bỏ:Cho đó là sai lầm bởi vì nó làm nghèo nàn đi tâm hồn con người,con người sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống và như thế con người sẽ không thấy được giá trị của hạnh phúc
2/Đoạn 2: Ý bác bỏ thứ nhất thể hiện qua dạng câu hỏi tu từ biểu hiện cho thái độ khiêm tốn của QT
Ý bác bỏ thứ hai cho thấy rằng QT chỉ rõ được thái độ chưa hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà chứ một đất nước không thể không có người tài,không có người trung thành tín nghĩa.
Bài tập 2:
1/Bác bỏ quan niệm thứ nhất:Nếu học thuộc nhiều sách,học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy,khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn,máy móc,thói khoe chữ cầu kì
2/Đề xuất vài kinh nghiệm:
-Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay
-Rèn khả năng hành văn
-Tìm tòi,phát hiện cái mới
Bài tập 3:Hãy chỉ ra cách bác bỏ trong đoạn văn sau
Hoà hợp không có nghĩa là giống nhau
Nhiều bạn trẻ ngộ nhận rằng,hai người có nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ,cách sống thì cuộc sống vợ chồng sẽ rất hợp nhau.Vì vậy khi chọn người yêu hoặc bạn đời,các đừng chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài mà đã vội cho rằng đấy chính là người hợp “gu” với mình.Quan điểm này hoàn toàn sai lầm.Bởi lẽ nếu hai bạn cùng có chung quan niệm sống,cá tính mạmh mẽ thì thường nảy sinh mâu thuẫn,sẽ không ai chịu nhường ai cả.Bạn có thể cùng sở thích về văn học, điện ảnh ca nhạc,vui chơi,giải trí ấy là điều tốt nhưng nếu hai người cùng đều có ý muốn an nhàn,hưởng thụ,ích kỉ thì e rằng tổ ấm của bạn sẽ chẳng có ai “giữ lửa” cho hạnh phúc cả.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4.Củng cố:
Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm lập luận bác bỏ và cách bác bỏ.
5. Dặn dò:
- Làm các bài tập vào vở.
- Soạn bài mới: Trả bài viết số 5, ra đề bài số 6.
- Yêu cầu: Lập dàn ý đề bài số 5.
Ngày soạn : 10/1/2016
Ngày dạy:
Tiết 84: Làm văn.
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 – RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Vận dụng những kiến thức về bài học và các thao tác đã học: phân tích, so sánh,.. để làm bài
2. Kĩ năng
Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai để làm bài sau tốt hơn.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Tiết trước các em đã được củng cố kiến thức đọc văn và thực hành kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận cụ thể bằng một bài viết số 5. thế nhưng việc vận dụng các kĩ năng ấy, kết hợp vậ dụng những kiến thức đã học của bản thân minh trong bài viết thật sự dúng hay chưa. Tiết hôm nay sẽ giúp các em nhận ra điều đó?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý đại cương theo đáp án trình bày ở bài viết số 5.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài
- Theo em đề bài này có những yêu cầu gì về nội dung, kĩ năng, tài liệu?
- Với những yêu cầu trên bài viết đảm bảo những yêu cầu nào?
- Gv chốt lại các ý trọng tâm cần đạt.
Gv nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh.
Gv hướng dẫn sửa lỗi.
- Gv ghi những lỗi sai trên bảng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa lỗi.
Gv trả bài viết, nhắc nhở học sinh lưu ý khác phục những lỗi sai và ra dề bài viết số 6 (về nhà làm)
A.Trả bài số 5
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn
Đề: Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương tìm đường cuus nước trong tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”.
1. Xác định yêu cầu đề
- Dạng đề: nghị luận văn học.
- Yêu cầu về nội dung:
Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ..
- Yêu cầu về tài liệu:
Tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”
2. Lập dàn ý
Cần đảm bảo các ý sau:
- Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng trong lẽ sống cao cả, làm trai là phải xoay trời chuyển đất, vũ trụ không được sống tầm thường (2 câu đầu)
- Vẻ đẹp hào hùng mang ý thức cái tôi đầy trách nhiệm (2 câu thực)
- Vẻ đẹp hào hùng trong quan niệm sốn vinh nhục gắn liền với sự tông vong của đất nước và ý thức khát vọng táo bạo từ bỏ lối họckhoa cử để tìm con đường mới có thể cứu nước(2 câu luân).
- Cuối cùng là vẻ đẹp hào hùng tron tư thế người ra đi tìm đường cứu nước đầy hăm hở, khí thế, nhiệt huyết với bao khát vọng mang tầm vóc vũ trụ(2 câu cuối).
III. Nhận xét ưu, khuyết điểm
1. Ưu điểm
- Đa số biết xác định đúng yêu cầu đề về nội dung, kĩ năng, tài liệu.
- Đa số hiểu đề, tập trung làm rõ vẻ đẹp hào hùng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong bài “Xuất dương lưu biệt”
- Một số em phan tích khá sâu sắc vẻ đẹp hào hùng và lập luận chặt chẽ.
- Một số em có sự linh hoạt trong sự liên hệ thêm một số tác phẩm cùng tư tưởng, nội dung để làm rõ vấn đề cần trình bày như “Chí làm trai” quan niệm quân trung của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
2. Khuyết điểm
- Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp xác định nội dung chưa chính xác nên sa vào việc phân tích hoàn toàn bài thơ mà không nhấn mạnh vẻ đẹp hào hùng
- Một vài em sa vào diễn suông ý thơ nên lập luận thiếu chặt chẽ.
- Có bài còn hiểu sai tư tưởng của nhà thơ trong 2 câu 5,6 (nhà thơ cho rằng không cần phải học, học chẳng có tác dụng gì đối với đất nước.)
- Nhiều em diễn đạt còn lũng củng, lan man, chưa trình bày thật cô đọng, hàm súc và có nhiều trường hợp sai lỗi chính tả, ngữ pháp,
III. Sữa lỗi
1. Viết sai chính tả
Nhiệt hiết à nhiệt huyết.
Chắc nịt à chắc nịch.
2. Ngữ pháp, diễn đạt
- Thiếu vị ngữ: Phan Bội Châu, người chiến sĩ cách mạng yêu nước.
à Thêm vào: ..đã quyết tâm xuất dương tìm đường cứu nước.
- Hiểu sai ý thơ: với câu 6 nhà thơ cho rằng không cần phải học chẳng có tác dụng gì cho đất nước.
à Sửa: Nhà thơ nhận ra một chân lí vô cùng mới mẻ, táo bạo việc học theo lối từ chương khoa cử chẳng giúp ích gì cho đất nước trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
IV. Kết quả
11A4
11A5
11A6
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm kém
B. Ra đề bài số 6, học sinh làm ở nhà
BÀI VIẾT SỐ 6
A. MỤC TIÊU KIỂM TRA
Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận xã hội.
Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận.
Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận
- Hình thức tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà
C. KHUNG MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Làm văn
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.
- Nghị luận xã hội
Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập văn bản viết bài văn nghị luận xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
10 điểm
100%
Số câu: 1
10điểm
=100%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
10 điểm
100%
Số câu: 1
10 điểm
100%
D.ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian làm bài: Bài viết ở nhà
Theo anh chị, làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp ?
E.HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Yêu cầu kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: Sau đây là một số gợi ý:
- Môi trường là gì?
- Vì sao cần phải bảo vệ môi trường?
- Con người và môi trường có quan hệ như thế nào?
- Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?
Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.
Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
Nội dung đánh giá
Mức độ kết quả cần đạt
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Làm văn
Tiêu chí
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.
- Giới thiệu được vấn đề
- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?
Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.
- Bài viết sâu sắc, sáng tạo.
Điểm: 10 – 8,0
Tiêu chí:
- Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?
Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.
nhưng chưa sâu sắc
Điểm: 7,75 – 6,5
Tiêu chí:
- Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?
nhưng chưa sâu sắc
- Diễn đạt không rõ ràng.
Điểm: 6– 5
Tiêu chí:
- Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.
- Chưa hiểu đề, diễn đạt không rõ ý, Phân tích vấn đề sơ sài.
Điểm:4,75 -3,75
Tiêu chí:
Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.
Điểm: 3,5-0
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
Yêu cầu Hs lưu ý khắc phục những lỗi sai đã nêu ra.
5. Dặn dò
- Về nhà làm bài viết tuần sau nộp.
- Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
Ngày soạn : 12/1/2016
Ngày dạy:
Tiết 85-86. Đọc văn.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận tình yêu đời, ham sống mãnh liệt và đầy uổn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.
- Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Cảm thụ, phân tích bài thơ
3. Thái độ
- Giáo dục hs yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ..
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Tiết 85
Tiết 86
Sĩ số
HS vắng
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 85
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
GV giới thiệu cho hs tiểu sử tác giả và sự ngiệp thơ ca,cho hs ghi ý chính
Nên nói đến căn bệnh đã ảnh hưởng đến hồn thơ của ông
Những tác phẩm chính của t/g?
Ở phần này gv chốt lại vấn đề sau khi dẫn chứng một số bài thơ của ông như Bẽn lẽn, Gái quê,Mùa xuân chín.
Qua những bài thơ đó thì yếu tố lãng mạn, siêu thực thể hiện ntn?(Gv có thể trả lời nếu hs không phát hiện được)
Hs tìm hiểu xuất xứ, đại ý của bài thơ và phân chia bố cục
Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết bài thơ.
Gv đọc qua bài thơ và yêu cầu hs đọc diễn cảm
Câu hỏi đầu tiên gợi điều gì?
Cảnh Thôn Vĩ hiện lên ra sao?
Bóng dáng của người con gái Huế xuất hiện gây thêm ấn tượng gì cho lời mời gọi?
Hs thảo luận và trả lời những câu hỏi trên,gv tổng hợp và cho ghi ý chính.
Hết tiết 85, chuyển sang tiết 86.
Phân tích bức tranh thiên nhiên ở khổ 2,nó có sự khác biệt gì so với khổ 1?
Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ?
Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay đổi ntn?
Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên
Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ?
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi,gv định hướng và tổng hợp vấn đề
Em hiểu ntn về câu thơ “Áo em....”?
Câu hỏi cuối cùng bộc lộ tâm trạng gì và nó có liên quan ntn với câu hỏi mở đầu?
Hs thảo luận và trả lời
Mối tình của tác giả có liên quan như thến nào đến những tâm sự trong bài thơ này?
Phần này gv đã giới thiệu ở đầu nay nhấn lại để hs dễ nhận ra tâm trạng thay đổi qua cách nhìn và cách cảm thiên nhiên.
Hãy nêu đặc sắc của bài thơ?
Hãy rút ra ý nghĩa văn bản ?
Gv hướng dẫn Hs tổng kết.
Hs nêu chủ đề,gv tổng kết.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hàn Mặc Tử(1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình
-Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn
-Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh
-Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên)
2.Sự nghiệp
-Tác phẩm chính:Gái quê,thơ điên,xuân như ý,duyên kì nhộ,quần tiên hội
-Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu,chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người
-Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực
3.Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác :Nằm trong tập “Gái quê”sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
b.Giá trị bài thơ: Lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về TY hạnh phúc
c.Bố cục:2 phần
III. Đọc hiểu
A. Nội dung
1/Bức tranh thôn Vĩ
A. Vĩ Dạ hừng đông
-Câu hỏi tu từ: “Sao anh....” gợi cảm giác trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết
-Cảnh thôn Vĩ: đẹp trữ tình, thơ mộng qua sự hoá thân của chủ thể trữ tình vào nhân vật
-Con người:Lá trúc ...."bóng dáng con người xuất hiện trong phong cảnh tạo nên sự hấp dẫn cho lời mời gọi
[Vĩ Dạ hừng đông đúng là cảnh của sự mời gọi,dù là mời gọi trong tưởng tượng,trong kí ức nhưng ta nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ,vui tươi.
B. Vĩ Dạ đêm trăng
-Hình ảnh:Gió lối gió,mây đường mây biểu hiện của sự chia cách
- Nhân hóa: Dòng nước....làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã"sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình
Bến sông trăng:h/ả lạ,gợi lên vẻ đẹp lãng mạn,nhẹ nhàng,tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng,như thực như ảo
-Câu hỏi:Có chở......"sáng lên hivọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung,xa vời
[Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng
2/ Tâm trạng của nhà thơ
-Mơ khách .....:Khoảng cách về thời gian, không gian
-Áo em .....:hư ảo, mơ hồ"hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời,không thể tới được nên t/g rơi vào trạng thái hụt hẫng,bàng hoàng,xót xa
-Ai biết ........:biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của t/g đang ở thời kì đau thương nhất.Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc
[Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
B. Nghệ thuật
- Trí tưởng tượng phon phú.
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giũa thực và ảo.
C. Ý nghĩa văn bản
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (Sgk)
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4.Củng cố
Hệ thống hóa bài học bằng nội dung phần ghi nhớ.
5. Dặn dò
- Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.
- Soạn bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
Ngày soạn : 13/1/2016
Ngày dạy:
Tiết 87. Đọc văn.
CHIỀU TỐI (Mộ)
Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo.
- Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại cảu bài thơ.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu nước cho Hs .
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài thơ và phân tích bức tranh thôn Vĩ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích “Nhật kí trong tù”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Gv hướng dẫn hs đọc hiểu khái quát.
Hv giới thiệu vài nét về tiểu sử,hoàn cảnh sáng tác, giá trị tập thơ “NKTT”
Hs đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu một vài nét liên quan đến bài thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Gv hướng dẫn hs so sánh với phiên âm để tìm ra điểm khác biệt trong bản dịch
Hs đọc diễn cảm cả 3 phần
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết.
Tìm những thi liệu thơ cổ điển ở hai câu đầu?
Sự vận động của thiên nhiên được miêu tả qua cụm từ nào?
Bức tranh thiên hiên hiện lên ntn,ta hiểu gì về tâm trạng của người tù?
Hs thảo luận,trả lời,gv hình thành kiến thức
GV lưu ý có thể liên hệ với thơ của Bà Huyện Thanh Quan và thơ ND để chỉ ra được chất hiện đại trong thơ Người
Hình ảnh cô gái xay ngô đưa vào bài làm cho thiên nhiên có gì khác so với khổ thơ đầu?
Tìm những đặc sắc nt trong 2 câu thơ này?
Căn cứ vào đâu ta biết được trời đang tối dần?
Từ “hồng” trong bài thơ gây cho ta cảm giác gì,tứ thơ vận động ntn qua từ này?
Tâm trạng của nhà thơ được gián tiếp thể hiện ra sao?
Phát hiện bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại?
Hs thảo luận trả lời.gv tổng hợp, định hướng và cho ghi ý chính
Nêu dắc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản?
Gv hướng dẫn hs tổng kết bài học
I.Tìm hiểu chung
1/Tác giả: SGK
2/Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”
(Sgk)
b. Giá trị cơ bản:
- Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Giam cầm đầy đọa người vô tội.
Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người.
Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội
+ Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.
Một tinh thần thép vững vàng, bất khuất.
Phong thía ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan.
Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc.
Tinh thần yêu thiên nhiên.
Tinh thần nhân đạo.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Đậm màu sắc cổ điển.
+ Thể hiện tinh thần hiện đại.
3. Bài thơ:
-Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ thứ 31 gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
II. Đọc hiểu
A. Nội dung
1/Bức tranh thiên nhiên
-Hình ảnh: “quyện điểu,cô vân” thể hiện chất liệu cổ điển của bài thơ
-Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng
"Câu thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
[Với cách miêu tả chấm phá thiên nhiên buổi chiều được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn.Câu thơ biểu hiện lòng yêu thiên nhiên và trạng thái tinh thần bình tĩnh trong hoàn cảnh khó khăn,gian khổ.Người tù đó không than van,oán trách.Nỗi đau của một nhân cách vĩ đại được người đọc cảm nhận từ cảnh và tình rất thật.
2. Bức tranh sự sống
-Hình ảnh: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” làm cho bức tranh thiên nhiên có sự vận động xua tan đi cảm giác buồn bã,xua tan đi không khí lạnh lẽo,xua tan đi cảm giác mệt mỏi .
-Nghệ thuật diễn tả vòng quay theo chu kì, biện pháp tu từ điệp vòng,nghệ thuật nhịp điệu phối âm diễn tả sự bùng lên nhanh mạnh của ngọn lửa"vòng quay của công việc và cũng là vòng quay của tg.Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.
-Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu c/sống
[Hai câu thơ thể hiện lòng yêu thương con người,yêu c/sống ở Bác đồng thời thấy được ý nghĩa tượng trưng đó là sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
B. Nghệ thuật
- Từ ngữ cô động, hàm súc.
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,..
C. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến ĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
III.Tổng kết
Bản lĩnh,chí khí, lòng thương người và yêu cảnh tha thiết.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
Hãy chỉ ra nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ?
- Cổ điển: đề tài, hình ảnh thơ, tính chất hàm súc.
- Hiện đại: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh thơ.
5. Dặn dò
- Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.
- Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu.
Ngày soạn : 15/1/2016
Ngày dạy:
Tiết 88. Đọc văn.
TỪ ẤY
Tố Hữu
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui lớn. lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12404293.doc