Hoạt động 2: Kết nối
- Thời lượng: 20 phút
- Mục tiêu:
+ Tổ chức cho HS khám phá kiến thức, hình thành những kĩ năng mới bằng cách tạo “cầu nối” liên kết với những vấn đề “đã biết” với vấn đề “chưa biết” (Hoạt động hình thành kiến thức mới)
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp làm việc theo nhóm đôi, kĩ thuật công não.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 82: Thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn: NGỮ VĂN
GV: Phạm Thị Yến
Lớp: 11A1
TRƯỜNG: THPT Việt Đức
Tên bài dạy tích hợp
Tiết 82: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
(SGK Ngữ Văn 11, tập Hai, ban cơ bản)
MỤC TIÊU
Sau tiết học, HS có khả năng:
Kiến thức
- Trình bày được khái niệm, mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Trình bày được cách lập luận bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận.
- Trình bày được tình hình môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá và bác bỏ các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hiện tượng tiêu cực khác trong cuộc sống.
- So sánh được thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác lập luận khác đã học.
Kĩ năng
- Viết được văn bản có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ những hành vi gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng bổ trợ: tư duy phê phán, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các kĩ năng khác như làm việc nhóm, thuyết trình.
Thái độ
- Khách quan, đúng mực trong nói và viết. Đặc biệt, sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong khi nói nên nhã nhặn, tôn trọng người đối diện.
- Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, hợp tác, tích cực, chủ động trong việc hoạt động nhóm.
4. Năng lực hình thành cho HS
- Năng lực chuyên biệt: tạo lập văn bản
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác.
II. HÌNH THỨC/ PHƯƠNG PHÁP/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức: Dạy học trên lớp
2. Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề.
3. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, điện thoại (máy quay), bảng, giấy A0,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Nhiệm vụ học tập của HS
- Nhóm: (3 nhóm)
Tìm hiểu tình hình môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay? (Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp).( phần trình bày tối đa 3 phút). Khuyến khích đa dạng trong cách trình bày, thể hiện nội dung: báo tường, đóng kịch ngắn, trình chiếu,
Nhóm 1: Nước
Nhóm 2: Đất
Nhóm 3: Không khí
2. Chuẩn bị của GV
- Phương tiện dạy học
- Hệ thống câu hỏi bài tập cho HS: Phiếu học tập,
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khám phá
Thời lượng: 10 phút
Mục tiêu:
+ Giúp HS tìm hiểu, khám phá những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề môi trường.
+ Hoạt động khởi động, tạo hứng khởi để dẫn dắt HS vào bài học.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, kĩ thuật làm việc theo nhóm, thuyết trình.
Đại diện HS lên trình bày kết quả hoạt động nhóm của mình ở nhà về tình hình môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay. (mỗi nhóm có tối đa 3 phút)
GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhìn lại những thông tin và hình ảnh về tình hình môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay. Từ đó cũng nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đứng trước những vấn đề nghiêm trọng có tác động tiêu cực đến môi trường, chúng ta cần có nhìn nhận đúng đắn và lên án mạnh mẽ bằng những hành động thiết thực. Vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một thao tác để bác bỏ một hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống nói chung và hiện tượng ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên nói riêng. Chúng ta đến với bài học: Tiết 81 “Thao tác lập luận bác bỏ”
Hoạt động 2: Kết nối
Thời lượng: 20 phút
Mục tiêu:
+ Tổ chức cho HS khám phá kiến thức, hình thành những kĩ năng mới bằng cách tạo “cầu nối” liên kết với những vấn đề “đã biết” với vấn đề “chưa biết” (Hoạt động hình thành kiến thức mới)
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp làm việc theo nhóm đôi, kĩ thuật công não.
GV đưa ra một đoạn clip về việc chặt phá cây cổ thụ để làm đường sắt trên cao
https://www.youtube.com/watch?v=3jEorZM-CX0
GV sau khi cho HS xem xong clip,
Nhiệm vụ của HS: HS hoạt động cặp đôi
Yêu cầu: 2 bạn:
+ HS thứ nhất bác bỏ ý kiến chặt cây, HS thứ 2 đồng ý chặt cây.
+ HS thứ nhất sẽ có 1 phút để trình bày ý kiến quan điểm của mình. Khi GV có hiệu lệnh kết thúc 1 phút HS thứ nhất không được quyền trình bày nữa và nhường quyền trình bày cho HS còn lại.
+ HS thứ hai tiếp tục trình bày ý kiến của mình trong thời gian 1 phút còn lại.
Trong khi HS thảo luận nhóm, GV chọn 1 cặp làm mẫu và quay clip cặp HS đó.
Kết thúc phần hoạt động nhóm, GV cho HS xem đoạn clip vừa quay và chốt lại.
GV: “Chúng ta vừa được cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ thú vị, các em được bác bỏ một hiện tượng cô đưa ra, và bác bỏ ý kiến của chính bạn mình”. Vậy bác bỏ là gì?
HS: trả lời câu hỏi.
GV nhận xét phần hoạt động cặp đôi và đưa ra yêu cầu khi bác bỏ một vấn đề. Đặc biệt chú ý đến vấn đề bác bỏ khi giao tiếp: “Khi nói, chúng ta thấy cần bác bỏ một cách nhã nhặn, tôn trọng người đối diện, tránh to tiếng (cãi lộn),”
GV: cho HS xem lại sản phẩm của HS ở hoạt động 1 và đặt câu hỏi.
Các em đã sử dụng những cách gì để bác bỏ hiện tượng ô nhiễm môi trường?
HS trả lời câu hỏi. GV chốt lại những cách bác bỏ một vấn đề nói chung.
Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
Yêu cầu:
+ Cần nắm chắc những sai lầm
+ đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
+ thái độ thẳng thắn, đúng mực, cẩn trọng, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
Cách bác bỏ
3 cách để bác bỏ:
+ Nêu tác hại (hậu quả)
+ Chỉ ra nguyên nhân
+ phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác (chỉ ra thực trạng).
Hoạt động 3: Thực hành
Thời lượng: 10 phút
Mục tiêu:
+ Tạo cơ hội cho HS luyện tập sử dụng kiến thức, kĩ năng mới trong tình huống, bối cảnh.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động nhóm.
GV phát phiếu học tập cho HS (phụ lục). Yêu cầu HS làm việc cá nhân, điền vào bảng so sánh thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác đã học khác theo các tiêu chí có sẵn.
Sau đó, gọi HS trình bày, các bạn khác nhận xét, góp ý và bổ sung.
Cuối cùng, GV chốt lại.
Bảng so sánh các thao tác lập luận đã học
Hoạt động 4: Ứng dụng
Thời lượng: 5 phút
Mục tiêu:
+ Tạo cơ hội cho HS áp dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được học vào giải quyết các tình huống mới trong thực tiễn đời sống.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Động não.
GV: “HS cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy nhớ và yêu cầu HS nêu 1 hành động của chính mình vào tờ giấy đó (ghi họ tên) trong 1 phút. Sau đó GV yêu cầu HS dán vào 1 tờ A0 đã chuẩn bị sẵn và trưng bày tại lớp học. Khuyến khích HS có những câu trả lời hay.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- GV đánh giá sản phẩm học tập (bài tập củng cố về nhà) của HS thông qua bảng tiêu chí đánh giá (phụ lục).
- GV đánh giá thông qua biên bản họp nhóm của các nhóm ở nhà.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO
1. Bài tập củng cố về nhà
Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa...Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn"
(Đặng Anh Sống đúng là chính mình, trang wep: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
2. Định hướng học tập tiết học tiếp theo
Nhiệm vụ cho bài “Tràng giang” (Tiết 82,83; SGK Ngữ văn 11 tập Hai, ban cơ bản)
- Cá nhân: Tìm những chi tiết thể hiện “cái tôi” Của Huy Cận và lí giải tại sao những chi tiết ấy lại thể hiện “cái tôi” Huy Cận trong bài thơ “Tràng Giang”.
- Nhóm:
So sánh “cái tôi” Xuân Diệu và Huy Cận trong phong trào Thơ Mới.
So sánh phong cách thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám (Phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám có thể tham khảo một số bài thơ trong tập thơ “Lửa thiêng”. Phong cách HC sau Cách mạng tháng Tám tham khảo tập thơ: “Những năm sáu mươi”, “Lời tâm nguyện của hai thế kỉ”)
(Khuyến khích HS đa dạng trong cách trình bày nhóm: Thuyết trình thông qua trình chiếu, đóng kịch (Nhân vật Xuân Diệu và Huy Cận hoặc để cho Huy Cận trước và sau Cách mạng tự đối thoại với chính mình); thông qua làm báo tường, poster,)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 Thao tac lap luan bac bo_12510439.docx