Giáo án Ngữ văn 11 tiết 91: Đặc điểm loại hình tiếng Việt (tiết 1)

II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

Ví dụ 1:

Sao /anh /không/ về /chơi/ thôn/ Vỹ.

 Có 7 tiếng – 7 âm tiết – 7 từ, đọc và viết tác rời nhau. Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ không trọn vẹn hoặc vô nghĩa.

Ví dụ 2:

 Có 14 tiếng, 12từ ( có 2 từ có 2 âm tiết ), đọc và viết tác rời nhau. Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ không trọn vẹn hoặc vô nghĩa

 

 

 

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 91: Đặc điểm loại hình tiếng Việt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 3 Giáo viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Nhân Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hạnh Tuần: 27 Ngày soạn: 20/02/2017 Ngày dạy: 23/02/2017 Lớp: 11B3 Tiết theo PPCT: 91 Tiết theo TKB: 03 Tên bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Phân môn: Tiếng Việt Tiết 91: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT (tiết 1) Mục tiêu bài học Nắm được những nét khái quát về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách đơn vị ngữ pháp cơ bản và tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa; Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng Kiến thức Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc điểm của “tiếng” với tư cách đơn vị ngữ pháp cơ bản. Tầm quan trọng của trật tự từ, hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa. Kĩ năng Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc phân tích, đánh giá các văn bản nói và viết. So sanh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về đặc điểm của tiếng Việt. Thái độ Có nhận thức đúng đắn về đặc điểm loại hình của tiếng nước ta. Biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của dân tộc. Phương tiện thực hiện Giáo viên: giáo án dạy học, SGK, SGV, tài liệu tham khảo Học sinh: SGK, vở soạn Tiến trình dạy học Ổn định lớp học Kiểm tra bài cũ Gv: Em hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ sau: “Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa” Giới thiệu bài mới Nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ từng nói : Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mỵ Châu cúi xuống lại cha già Dù thành có mất, nước có tan, cơ có sụp đổ thì tiếng nói của dân tộc không bao giờ mất đi. Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt. Nhưng để mọi đa số người sử dụng, yêu quý Tiếng Việt cần phải biết được đặc điểm của Tiếng Việt. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ điều đó. Dạy bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu loại hình ngôn ngữ tiếng Việt Thao tác 1: -GV nhắc lại nguồn gốc của Tiếng Việt. -GV giải thích khái niệm loại hình - GV: Dựa vào SGK, em hãy cho cô biết loại hình ngôn ngữ là gì? - HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh cách phân loại -GV dẫn: Trên thế giới có trên 5000 ngôn ngữ. Để cho việc nghiên cứu cũng như sử dụng ngôn ngữ được thuận tiện, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại ngôn ngữ. - GV: Theo em, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đâu để phân chia ngôn ngữ? -GV: Dựa vào nguồn gốc, người ta phân chia ngôn ngữ ra những loại nào? -GV: Dựa vào những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, người ta chia ngôn ngữ ra thành những loại hình ngôn ngữ nào? - GV: Như vậy, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? - HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm loại hình của tiếng Việt Thao tác 1: Tìm hiểu đặc điểm thứ nhất của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt ví dụ 1 Sao anh không về chơi thôn Vỹ (Đây thôn Vỹ dạ , Hàn Mặc Tử) Ví dụ trên có mấy tiếng, mấy âm tiết và mấy từ? Các từ đó được đọc và viết như thế nào? Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu có gì thay đổi không? Ví dụ 2: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song (Huy Cận, Tràng Giang) Ví dụ trên có mấy tiếng, mấy âm tiết và mấy từ? Các từ đó được đọc và viết như thế nào? Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu có gì thay đổi không? Ví dụ 3: Long lang đáy giếng in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng (Nguyễn Du, Truyện Kiều) à Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, tách rời nhau về cả đọc và viết. Về mặt sử dụng : Tiếng là từ đơn hoặc yếu tố cấu tạo. Nhấn mạnh: Đây là đặc điểm thứ nhất chứng minh Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập Thao tác 2: Tìm hiểu đặc trưng thứ 2: -GV: Giải thích thế nào là hình thái? - GV gọi HS đọc 2 câu ca dao trong SGK -GV: Hãy nhận xét về mặt chức năng ngữ pháp và hình thái của 3 từ “người” trong hai câu ca dao trên? - GV gợi mở: Về mặt chức năng và ngữ pháp có điểm gì khác nhau không? - GV bổ sung, chốt ý Ví dụ 4: Các từ mình khác nhau về chức năng ngữ pháp như thế nào ? Chúng có khác nhau về âm thanh hay không ? Ví dụ 5: Sự khác biệt giữa tiếng anh và tiếng việt trong những câu sau: Xét ví dụ 6 sau: Tôi tặng anh ấy quyển sách, (CN) (PN) Anh ấy tặng tôi cái bút (CN) (PN) I give him a book, he gave me (CN) (PN) (CN) (PN) A pen. GV: Em hãy xác định thành phần câu trong hai câu ví dụ trên và so sánh sự khác nhau về mặt hình thái của từ trong tiếng Việt và từ trong tiếng Anh? Từ đó em rút ra kết luận gì về sự khác nhau đó? -HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng - GV: Qua việc phân tích ví dụ trên, em hãy rút ra kết luận về hình thái từ của tiếng Việt? - GV: Đây là điểm khác biệt rõ nét của ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt) và ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh) - GV chốt ý, ghi bảng Thao tác 3: Tìm hiểu đặc trưng thứ 3 -GV cho ví dụ VD: “Tôi ăn cơm” Các em hãy thay đổi trật tự từ trong câu vừa nêu? -HS trả lời GV giảng giải thêm Từ đó em rút ra kết luận gì về cách tạo lập ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt? -HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng - GV: Xét ví dụ (5) khi thêm các hư từ đã, đang, sẽ, vừa. Theo em? Ý nghĩa của các câu sau khi thêm các hư từ khác nhau như thế nào? - HS trả lời - GV giải thích thêm, kết luận và ghi bảng. Thao tác 4: hướng dẫn học sinh khái quát lại đặc điểm loại hình của tiếng việt -GV: Từ việc phân tích các ví dụ trên, em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt? - HS trả lời - GV kết luận lại 3 đặc điểm đặc trưng. - GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK *Hoạt động 3: giáo viên tổng kết bài học GV gọi học sinh đọc to phần ghi nhớ trong SGK *Hoạt đông 4: Giáo viên củng cố bài học Loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt có nguồn gốc từ họ ngôn ngữ Nam Á, tạo nên dòng học Môn-khmer. Từ đó tạo nên Tiếng Việt và Tiếng Mường chung, sau đó tạo nên Tiếng Việt và Tiếng Mường. à Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng họ ngôn ngữ Môn-khmer, có quan hệ gần gũi nhất với tiếng Mường. Khái niệm - là cách phân loại các ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng cơ bản. -Là tập hợp những ngôn ngữ có đặc điểm giống nhau, có thể không cùng nguồn gốc nhưng có chung đặc trưng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 2.Phân loại Căn cứ vào nguồn gốc: + Ngữ hệ Ấn – Âu (Tiếng Anh, Đức, Nga,) + Ngữ hệ Nam Á (Tiếng Việt, Mường, Khmer,) Căn cứ vào đặc trưng cơ bản: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập (Tiếng Việt, Thái, Hán, + Loại hình ngôn ngữ hòa kết (Tiếng Nga, Pháp, Anh,) Kết luận: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm Đơn lập Hòa kết Từ Tách rời Có sụ nối từ Phát âm Độc lập Có âm gió Cách viết Tách rời Nối liền II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp Ví dụ 1: Sao /anh /không/ về /chơi/ thôn/ Vỹ. Có 7 tiếng – 7 âm tiết – 7 từ, đọc và viết tác rời nhau. Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ không trọn vẹn hoặc vô nghĩa. Ví dụ 2: Có 14 tiếng, 12từ ( có 2 từ có 2 âm tiết ), đọc và viết tác rời nhau. Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ không trọn vẹn hoặc vô nghĩa Ví dụ 3: Dòng 1: có 6 tiếng, 6 âm tiết, 5 từ Dòng 2: 8 tiếng, 8 âm tiết, 6 từ. à Đơn vị nhỏ nhất trong Tiếng Việt là tiếng. Các tiếng trong Tiếng Việt đều tách rời nhau về cả cách đọc lẫn cách viết, không có hiện tượng chắp dính nhau giữa cách đọc và cách viết giữa các tiếng. Tiếng có thể là từ đơn, yếu tố cấu tạo từ ghép, từ láy. è đặc điểm thứ 1: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng thì tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ ghép, từ láy. Từ không biến đổi hình thái Hình thái là hình thức bên ngoài của từ. Ví dụ 3: “Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười”. + Người 1 và người 2: Bổ ngữ cho động từ “cười” + Người 3: Chủ ngữ của động từ “cười” + Người 1, người 2 và người 3 không thay đổi về mặt ngữ âm và chữ viết Thay đổi về mặt ngữ pháp, không thay đổi về mặt hình thái. Ví dụ 4: Giật mình, mình lại thương mình xót xa Mình(1) với mình(2) là phụ ngữ, còn mình(2) là Chủ ngữ. Xét về ngữ âm và chữ viết: không có sự khác biệt giữa mình (1), mình (2) và mình (3). Ví dụ 5: Họ đi học mỗi ngày They go to school every day Anh ấy đi học mỗi ngày. He goes to school every day Cô ấy đi đến trường ngày hôm qua She went to school yestesday Sau khi đi học xong anh ấy lại làm việc After he had gone to school he did work Tôi sẽ đi Hà Nội vào ngày mai I am going to Hà Nội city tomorrow è Tiếng việt: không biến đổi hình thái Tiếng anh : biến đổi hình thái Phân tích ví dụ 6 : + Về vai trò ngữ pháp: Có sự thay đổi như sau: Tiếng Việt: anh ấy (1) – phụ ngữ, anh ấy (2) – chủ ngữ. Tiếng anh: him (1) – Phụ ngữ, he (2) – chủ ngữ + Về hình thái Tiếng Việt: Từ không biến đổi hình thái Tiếng Anh: Thay đổi hình thái các từ gạch dưới: Book -> books Thay đổi chức năng ngữ pháp: he -> him. Me -> I. Từ không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. 3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ Ví dụ 5: Khi thay đổi trật tự từ: + Ăn cơm tôi + Cơm tôi ăn + Cơm ăn tôi (không có nghĩa) Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Biện pháp chủ yếu để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là cách sắp đặt từ thao thứ tự trước sau. Ví dụ: Khi thêm các hư từ: + Tôi đã ăn cơm (đã hoàn thành việc ăn cơm trong quá khứ) + Tôi đang ăn cơm (diễn tả sự việc đang diễn ra ở hiện tại) + Tôi sẽ ăn cơm (dự định ở tương lai) + Tôi vừa ăn cơm (Diễn tả sự việc chỉ vừa mới diễn ra) Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. Kết luận Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. Tổng kết *Củng cố - Nắm được cách phân loại các loại hình ngôn ngữ. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập - Nắm được các đặc điểm loại hình của tiếng Việt - GV mở rộng: Sau khi học xong bài học, thì em sẽ làm gì để giữ gìn tiếng Việt cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam? Hướng dẫn tự học ở nhà Học thuộc ghi nhớ trong SGK Chuẩn bị phần luyện tập Đồng Hới ngày 20/02/2017 Giáo viên hướng dẫn kí duyệt Sinh viên thực tập Phạm Thị Nhân Nguyễn Thị Hạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Dac diem loai hinh cua Tieng Viet_12307009.docx