2. Bài tập 2: Về nhà
a. Ví dụ:
- Tiếng Anh: I saw her, three days ago.
- Dịch: Tôi thấy cô ấy cách đây ba ngày.
b. Phân tích ví dụ:
- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong ví dụ trên thể hiện ở:
+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.
+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này viết là see. Cũng tương tự như vậy là từ her (cô ấy). Trong câu này "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là tính từ sở hữu (her).
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 91: Tiếng Việt Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN DỰ GIỜ
Tiết 91 Tiếng Việt
Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
Giáo viên hướng dẫn : Cô Phạm Thị Nhân
Sinh viên đứng lớp : Nguyễn Thị Hạnh
Lớp : 11B1
Người soạn : Nguyễn Thị Hạnh
Ngày soạn : 27.02.2017
...
I. Mức độ cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sư dụng Tiếng Việt như: tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng quy tắc ngữ pháp.
- Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc của tiếng Việt.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết và đơn lập.
- Những đặc điểm của loại hình tiếng Việt: tính phân tiết, sự không biến hình thái của tính từ, phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học.
- So sánh với những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.
3. Thái độ
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh nắm được các đặc điểm của loại hình Tiếng Việt để giải quyết bài tập, vận dụng trong việc đặt câu, làm văn.
- Năng lực hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến phần bài tập 1.
- Năng lực tự quản bản thân: Học sinh hình thành thói quen trong ăn nói hàng ngày, giao tiếp hằng ngày, trong hành văn qua đặc điểm sắp đặt từ theo thứ tự và thêm hư từ.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ thông qua việc phân tích các ví dụ.
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp:
-Phân tích, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm,
2. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK Ngữ văn 11 (Cơ bản), Sách giáo viên, Giáo án, Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 11.
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn,
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
*Giới thiệu bài mới (1 phút)
Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình. Trải qua các thời kì lịch sử, tiếng Việt không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện. Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về những đặc điểm loại hình của Tiếng Việt. Và để các em hiểu rõ hơn về các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, hôm nay cô trò chúng ta sẽ thực hành làm các bài tập liên quan. Trong quá trình làm bài tập, nếu như có gì còn thắc mắc về các em cứ mạnh dạn hỏi, cô sẽ hướng dẫn các em giải đáp.
Hoạt động của Gv và học sinh
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước. (15 phút)
TT1: Bạn nào có thể nhắc lại cho cô và các bạn biết Loại hình ngôn ngữ là gì?, những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt là gì?
TT2: “Long lanh đáy nước in trời” – Em nào cho cô biết câu này có bao nhiêu tiếng, từ, âm tiết? Trong ví dụ này vai trò của tiếng là gì? Ví dụ này cho thấy đặc điểm nào của Tiếng Việt mà ta đã học ở tiết trước?
Ví dụ minh họa?
Ví dụ 1: Tôi nói (thông báo)
- Tôi đang nói sao anh không nghe (nhắc nhở)
- Tôi đã nói mà anh không chịu nghe (trách móc)
- Tôi vừa nói mà anh không nghe (trách, nhắc)
Ví dụ 2: Tôi tặng cô ấy 1 quyển sách
- Cô ấy tặng tôi 1 quyển sách (khác nghĩa)
- Cô ấy tôi 1 quyển sách tặng (vô nghĩa)
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
TT6: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
Để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, ta dựa vào những đặc điểm nào?
Bây giờ cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ giải quyết 1 ngữ liệu tương ứng trong SGK. Các em thảo luận và ghi ra giấy trong 3 phút. Cô sẽ gọi đại diện nhóm trình bày.
Các em hãy phân tích hình thái và chức năng ngữ pháp của các từ in đậm trong câu?
1. Bài tập 1: (10 phút)
- Nụ tầm xuân (1): bổ ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về đối tượng cho động từ “hái”.
Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ
- Bến (1): chủ ngữ.
- Trẻ (1): bổ ngữ bổ sung ý nghĩa về đối tượng của đông từ “yêu”.
Trẻ (2): chủ ngữ
- Già (1): bổ ngữ, bổ sung ý nghĩa về đối tượng của động từ “kính”.
- Già (2): chủ ngữ.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nghe các nhóm nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét, rút ra kết luận. Cho điểm nhóm có câu trả lời tốt.
TT7: Em có nhận xét gì về hình thức của từ khi chức năng ngữ pháp của từ thay đổi? Điều đó chứng minh đặc điểm nào của loại hình tiếng Việt?
-> Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên.
=> Từ không biến đổi hình thái.
Bài tập 2: (2 phút)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Gợi ý cho HS dựa vào phần phân tích của đặc điểm 2 để hoàn thành bài tập này ở nhà.
Bài tập 3 (7 phút)
TT8: Mời một bạn đọc yêu cầu của bài tập 3 trong SGK. Bạn nào có thể giải quyết bài tập này, dựa vào kiến thức đã học?
- GV gợi ý.
Bài tập 4 ( Mở rộng) : Em hãy nhận xét cái hay của cụm từ “củi một cành khô” trong câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Huy Cận).
Bài tập 5( mở rộng): Nhận xét cái hay của kết hợp từ “sâu chót vót” trong câu thơ “Nắng xuống trời lên sâu chót vót” (Huy Cận).
TT9: Dựa vào hai bài tập 4 và 5 chúng ta vừa giải quyết, em có nhận xét gì về sự thay đổi trật tự từ trong văn chương?
Bài tập 6: Hãy chọn đáp án chính xác nhất
A. Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu được thể hiện bằng phương thức trật tự từ và hư từ.
B. Tiếng Việt không có trọng âm, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái.
C. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết (tiếng) là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ Phương thức trật tự từ và hư từ.
D. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái.
I. Nhắc lại kiến thức đã học.
1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ
2. Phân loại
- là cách phân loại các ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng cơ bản.
3. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
- Từ không biến đổi hình thái
- Biện pháp biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
a, Trật tự từ
Thay đổi trật tự từ -> nghĩa của câu thay đổi.
b, Hư từ
Sử dụng hư từ khác nhau -> nghĩa của câu khác nhau
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- nụ tầm xuân (1): bổ ngữ
- nụ tầm xuân (2): chủ ngữ
- bến (1): bổ ngữ
- trẻ (1): bổ ngữ
- Già (1): bổ ngữ, bổ sung ý nghĩa về đối tượng của động từ “kính”.
- Già (2): chủ ngữ.
- Bống 1: định ngữ cho động từ cá / bống 2: bổ ngữ động từ thả
- Bống 3: bổ ngữ động từthả / bống 4: bổ ngữ động từ đưa
- Bống 5: chủ ngữ động từ ngoi, đớp / bống 6: chủ ngữ tính từ lớn
2. Bài tập 2: Về nhà
a. Ví dụ:
- Tiếng Anh: I saw her, three days ago.
- Dịch: Tôi thấy cô ấy cách đây ba ngày.
b. Phân tích ví dụ:
- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong ví dụ trên thể hiện ở:
+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.
+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này viết là see. Cũng tương tự như vậy là từ her (cô ấy). Trong câu này "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là tính từ sở hữu (her).
+ Trật tự không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời trong trạng ngữ thì trật từ thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days).
- Ngược lại với những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:
+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi từ được phát âm tách biệt, tách rời.
+ Từ không có biến đổi về hình thức.
+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.
3. Bài tập 3: Xác định hư từ và tác dụng.
- Trong đọan văn có các hư từ:
- Đã: chỉ họat động xảy ra trước một thời điểm nào đó
- Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật
- Để: chỉ mục đích
- Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động
- Mà: chỉ mục đích
Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thằng của dân tộc; bộc lộ niềm tự hào về nhân dân mình.
4. Bài tập 4:
Cụm từ “củi một cành khô” không viết theo trật tự thông thường
- Một cành củi khô.
-> Nhấn mạnh hình ảnh “củi” – Sự vật nhỏ bé, đơn độc, lênh đênh trôi dạt; là ẩn dụ cho kiếp người nhỏ bé, lênh đênh, cô độc giữa dòng đời vô định.
5. Bài tập 5:
Thông thường người ta viết “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm”. Ở đây Huy Cận lại viết “Sâu chót vót” -> mở ra một không gian ba chiều rộng lớn; đồng thời rất phù hợp với điểm nhìn của nhà thơ – đứng trên bờ sông Hồng ngắm nhìn cảnh vật. Qua đó, diễn tả tâm trạng cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp trước không gian mênh mông của chủ thể.
- Nhằm nhấn mạnh tư tưởng, tình cảm.
- Tạo hiệu quả thẩm mĩ cao cho văn bản.
Bài tập 6:
Đáp án: C
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Học sinh cần nắm được 3 đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.
- Về nhà hoàn thiện các bài tập.
- Làm bài tập trong phần “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”
Đồng Hới, ngày 1 tháng 3 năm 2017
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Cô Phạm Thị Nhân Nguyễn Thị Hạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 25 Dac diem loai hinh cua Tieng Viet_12307010.docx