Giáo án Ngữ văn 11 tiết 92: Đọc hiểu văn bản Vội vàng - Xuân Diệu

II. Đọc hiểu chi tiết

1. Phần 1 (29 câu thơ)

a. 13 câu đầu:

 * 4 câu đầu tiên

- Giọng điệu: đĩnh đạc

- Hình thức những câu thơ năm chữ: ngắn gọn phù hợp với lời tuyên bố của cái tôi cá nhân.

- Điệp ngữ Tôi muốn: nhấn mạnh sự tha thiết, dõng dạc của ước muốn.

Màu, hương: là những thứ đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc sống nhưng cũng mong manh nhất, dễ bị tác động nhất bởi thời gian.

- Nhà thơ muốn tắt nắng, buộc gió để màu không nhạt, hương không bay. Tức là muốn chặn đứng bước đi của thời gian để lưu giữ vẻ đẹp của cuộc đời trần thế.

-> Đó là ước muốn phi lý và không thể thực hiện trong thực tế nhưng lại chân thành trong cảm xúc, xuất phát từ tình yêu say đắm, mãnh liệt của một cái tôi cá nhân đang muốn đối thoại với mọi người và giãi bày lòng mình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 92: Đọc hiểu văn bản Vội vàng - Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 92. Đọc hiểu văn bản VỘI VÀNG XUÂN DIỆU MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức Giúp học sinh: - Cảm nhận được niềm yêu đời, khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về nhân sinh mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu qua đoạn thơ đầu và cả bài thơ. - Thấy được nét đặc sắc, độc đáo của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc trữ tình và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo trong lối diễn đạt, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.. 2. Kĩ năng - Giúp học sinh biết cảm thụ và phân tích một bài thơ trữ tình hiện đại. - Biết rút ra bài học nhận thức và hành động từ triết lí sống của một thi phẩm. 3. Về thái độ Giáo dục cho học sinh: thái độ sống tích cực, biết hoàn thiện nhân cách, tinh thần lạc quan, yêu đời, biết trải nghiệm và cống hiến bằng hành động cụ thể. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án Học sinh SGK, vở ghi, tài liệu về Xuân Diệu, các tranh ảnh về tác giả Xuân Diệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp đọc diễn cảm, phân tích, bình luận, kết hợp nêu vấn đề, so sánh, trao đổi, thảo luận nhóm Tích hợp các phân môn Làm văn, Tiếng Việt; tích hợp kiến thức xã hội, văn hóa TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Bài mới Trong phong trào Thơ mới 32-45 của thế kỉ trước, nếu Hàn Mặc Tử được coi là nhà thơ lạ nhất, thì Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông không chỉ mới mẻ về nội dung tư tưởng mà còn có những cách tân nghệ thuật táo bạo. Hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ với nhà thơ Xuân Diệu qua một thi phẩm tiêu biểu nhất cho hồn thơ ông: bài thơ Vội vàng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Hôm trước cô đã dặn các em về nhà đọc kĩ phần Tiểu dẫn, tìm đọc những tư liệu về tác giả Xuân Diệu, bây giờ cô sẽ kiểm tra xem các em đã nắm được những kiến thức nào về nhà thơ Xuân Diệu thông qua những câu hỏi trắc nghiệm sau. Chiếu Slide phần trắc nghiệm Bây giờ cô có một câu hỏi dành cho 1 bạ đứng tại chỗ trả lời: Từ việc tìm hiểu về tác giả, hãy khái quát những nét đặc sắc về thơ XD? HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời. GV: em trả lời rất đúng, ngoài kiến thức em vừa phát biểu và SGK đã trình bày, cô xin bổ sung 3 đặc điểm lớn về thơ XD để các em hiểu hơn về nhà thơ và bài thơ hôm nay chúng ta học. Dựa vào SGK em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? Xuân Diệu: thơ tôi nếu nói hay nhất phải kể đến Thơ duyên và Đây mùa thu tới, còn tiêu biểu nhất phải kể đến Vội vàng. A.Tìm hiểu chung I. Tác giả - Nét riêng thơ Xuân Diệu: + Một trái tim khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. + Nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian. + Trong thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu: tràn ngập xuân sắc xuân tình; trong đó con người đang độ tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực thẩm mĩ. II.Tác phẩm. - In trong tập Thơ thơ (1938), tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. Bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Hoạt động 2: Đọc hiểu bài thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ, nhận xét cách đọc. 13 câu đầu: đọc với giọng thiết tha, đắm say 16 câu giữa: giọng lo âu, bâng khuâng 10 câu cuối: giọng sôi nổi, cuống quýt, vội vàng. - Xuân Diệu lựa chọn nhan đề là bài thơ Vội vàng. Trước hết, em hiểu từ “vội vàng” nghĩa là gì? - Nhan đề Vội vàng hé lộ điều gì về cảm hứng chủ đạo và nội dung tư tưởng của bài thơ? Về mặt cảm xúc, bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? Nhà thơ đã cắt nghĩa, lí giải triết lí sống vội vàng bằng cách trả lời cho những câu hỏi nào? Việc trả lời cho hai câu hỏi trên đã làm nên mạch ngầm của văn bản, cũng là mạch luận lí của bài thơ. Hãy nhìn vào sơ đồ và nhận xét về mối quan hệ giữa hai mạch triết lí và cảm xúc? Mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất giữa mạch cảm xúc và mạch trữ tình đã làm nên cấu tứ của thi phẩm. Có nhiều cách tìm hiểu bài thơ, hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài thơ theo mạch cấu tứ này. GV đọc 13 câu đầu. Bây giờ chúng ta cùng phân tích 4 câu thơ đầu tiên GV đọc 4 câu thơ và hỏi: Để tìm hiểu 4 câu đầu, chúng ta sẽ hoạt động nhóm Nhóm 1: Nhận xét về giọng điệu thơ và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu? Nhóm 2: Nhân vật trữ tình có ước muốn gì? Tại sao lại có ước muốn đó, và nó chứng tỏ tình cảm gì của nhà thơ? Màu: màu sắc, hương: hương thơm là những thứ tinh túy nhất, đẹp nhất, ngon nhất của cuộc sống. Vì vậy nhà thơ mới muốn tắt nắng, muốn buộc gió để níu giữ vẻ đẹp cuộc đời. Ước muốn đó bề ngoài có vẻ phi lí, thậm chí ngông cuồng, nhưng lại xuất phát từ trái tim chân thành, tha thiết với cuộc đời của một cái tôi cá nhân đang muốn đối thoại với mọi người. Để làm rõ hơn ước nguyện độc đáo đó của thi nhân, chúng ta cùng tìm hiểu 9 câu tiếp theo. Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm với các yêu cầu khác nhau theo năng lực của HS. Nhóm 1: Nhận xét về giọng điệu thơ, các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của chúng? Nhóm 2: Bức tranh mùa xuân được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Ý nghĩa biểu tượng của bức tranh đó? Nhóm 3: Câu thơ nào nói về thời gian hay nhất? Vì sao? Nhóm 4: Xuân Diệu quan niệm như thế nào về cuộc đời ? So sánh với quan niệm khác? Nhận xét về cách nhìn cuộc đời của nhà thơ? GV mời nhóm 1 trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, chốt ý GV mời nhóm 2 trình bày: Các em ạ, XD có cái nhìn về thời gian rất đặc biệt. Với thi nhân, thời gian không tồn tại theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; cũng không được đo bằng ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai mà được nhìn từ phía nhan sắc của cảnh vật, vì vậy mà thời gian có hai thời: thời tươi và thời phai. Vì vậy mà đến cuối bài thơ mới có câu: Cho no nê thanh sắc của thời tươi. Bức tranh xuân trên đây chính là một biểu tượng cho cuộc sống trần thế đẹp nhất, giàu sức sống nhất ở thời tươi theo quan niệm của XD. Nhóm 3 trình bày Nếu thi nhân xưa coi thiên nhiên là bầu bạn, là chuẩn mực thẩm mĩ thì nay XD lại coi thiên nhiên như một người tình xinh đẹp, quyến rũ- 1 đối tượng để yêu, để hưởng thụ. XD coi con ng, nhất là giai nhân trong tuổi trẻ, tình yêu mới là chuẩn mực của cái đẹp. Bởi thế, XD yêu thiên nhiên như yêu một người tình xinh đẹp, XD yêu thiên nhiên mà như muốn tình tự với thiên nhiên. Với cách cảm nhận đó, XD đã quan niệm như thế nào về cuộc đời trần thế? Xin mời phần trình bày của nhóm 4 Nhóm 4 trình bày Trong quan niệm xưa, người ta thường coi cuộc đời này là chốn bụi trần, là bể khổ, vì thế các tôn giáo lớn thường coi lánh đời thoát tục là tâm thế sống, là lí tưởng sống. Cùng thời Xuân Diệu, cũng có nhiều người lánh đời mà tìm đến cõi tiên, cõi trời, có người chối bỏ cuộc đời thực tại mà tìm về quá khứ một thời vang bóngnhưng Xuân Diệu thì không, nói như Hoài Thanh thì Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới. Bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn tinh tế, nhạy cảm của một thi nhân, cái nhìn luyến ái, say đắm của một tình nhân, XD đã phát hiện ra rằng cuộc đời trần thế này là một thiên đường trên mặt đất, rất gần gũi, ngay trong tầm tay. Trước vẻ đẹp đó của cuộc sống, tâm trạng, cảm xúc của thi nhân trước cuộc đời như thế nào, chúng ta sang hai câu cuối: Nhận xét của em về dấu chấm câu giữa dòng và từ nhưng ở dòng thơ thứ nhất? Theo em, cấu trúc câu khôngmới diễn tả thái độ gì của thi nhân? Trong quan niệm truyền thống phương Đông, thời gian là tuần hoàn nên người ta đề cao lối sống thư thả, chậm rãi: đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. Còn ở đây, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa phương Tây nên XD nhìn thời gian tuyến tính. Nhà thơ đã nhận ra cuộc đời rất đẹp nhưng vẻ đẹp đó không tồn tại mãi. Heraclit nhà triết học Hi Lạp cổ đại: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông với ý mọi sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng. XD đã nhìn thấy sự vận động biện chứng của cuộc sống nên thấy tiếc, thấy nhớ mùa xuân ngay khi xuân mới chỉ bắt đầu (tháng giêng). Chúng ta vừa tìm hiểu xong 13 câu thơ đầu. Trong đoạn thơ này, thi nhân đã lí giải 1 nguyên nhân để sống vội vàng. Nguyên nhân đó là gì? B. Đọc hiểu văn bản. I. Đọc hiểu khái quát Nhan đề - Vội vàng: là một tính từ chỉ trạng thái khi con người phải chạy đua với thời gian cho kịp một việc, một điều gì đó. - Nhan đề hé lộ cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng về thời gian. => Nhan đề Vội vàng: thể hiện một tâm thế sống, một triết lí sống của Xuân Diệu: Sống là chạy đua với thời gian bằng cả cường độ và tốc độ 2. Bố cục và cấu tứ - Mạch cảm xúc: (bề nổi của thi phẩm): + 13 câu thơ đầu: Cảm xúc nồng nàn, say đắm của th i nhân trước vẻ đẹp của cuộc đời trần thế. + 16 câu tiếp: Nỗi bâng khuâng, lo âu, nuối tiếc về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự chảy trôi của thời gian. + 10 câu cuối: Niềm khao khát được tận hưởng cuộc đời. - Cả bài thơ trả lời cho 2 câu hỏi: + 29 câu đầu: Vì sao phải sống vội vàng? + 10 câu cuối: Sống vội vàng là như thế nào? ->Mạch luận lý thể hiện triết lí sống Vội vàng (phần chìm của thi phẩm) ->quan hệ chặt chẽ. Sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa mạch trữ tình và mạch luận lý => cấu tứ của bài thơ. II. Đọc hiểu chi tiết 1. Phần 1 (29 câu thơ) a. 13 câu đầu: * 4 câu đầu tiên - Giọng điệu: đĩnh đạc - Hình thức những câu thơ năm chữ: ngắn gọn phù hợp với lời tuyên bố của cái tôi cá nhân. - Điệp ngữ Tôi muốn: nhấn mạnh sự tha thiết, dõng dạc của ước muốn. Màu, hương: là những thứ đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc sống nhưng cũng mong manh nhất, dễ bị tác động nhất bởi thời gian. - Nhà thơ muốn tắt nắng, buộc gió để màu không nhạt, hương không bay. Tức là muốn chặn đứng bước đi của thời gian để lưu giữ vẻ đẹp của cuộc đời trần thế. -> Đó là ước muốn phi lý và không thể thực hiện trong thực tế nhưng lại chân thành trong cảm xúc, xuất phát từ tình yêu say đắm, mãnh liệt của một cái tôi cá nhân đang muốn đối thoại với mọi người và giãi bày lòng mình. * 9 câu tiếp theo: - Giọng điệu: sôi nổi, thiết tha. - Sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật (điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ, ẩn dụ,), cùng với những liên tưởng táo bạo, bất ngờlàm hiện lên hình tượng nhân vật trữ tình nhiệt thành, sôi nổi và bức xuân vô cùng tươi đẹp. Bức tranh xuân: + Cảnh vật đa dạng, phong phú: ong bướm, hoa lá, chim muông + Màu sắc: xanh rì đầy sức sống + Âm thanh: khúc tình si du dương, mê đắm +Ánh sáng, thần Vui => Bức tranh cuộc đời tràn ngập âm thanh, ánh sáng, thắm sắc, đượm hương. Tất cả hiện lên với vẻ non tơ, tình tứ, ngọt ngào đầy xuân sắc, xuân tình, quyến rũ và mời gọi. => Bức tranh xuân trên biểu tượng cho vẻ đẹp cuộc sống trần thế ở thời tươi. - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tháng giêng: hoán dụ chỉ mùa xuân, thiên nhiên, cuộc đời. Ngon: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (phép tương giao giữa các giác quan của văn học phương Tây được sử dụng nhuần nhuyễn) diễn tả cụ thể sự quyến rũ, gần gũi đầy mời gọi của mùa xuân – cuộc đời. Như một cặp môi gần: hình ảnh so sánh táo bạo, mới lạ, chưa từng thấy trong thơ ca trước đó thể hiện cách cảm nhận độc đáo của nhà thơ: thiên nhiên hiện ra như một người tình xinh đẹp và quyến rũ. Cách cảm nhận này đưa đến một điểm độc đáo trong tình yêu thiên nhiên của XD: thi nhân yêu thiên nhiên như yêu người tình; yêu đời mà như tình tự với cuộc đời. Hình ảnh này cũng thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu: con người trong tuổi trẻ, tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp. -Quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực: Cuộc đời là một thiên đường ở ngay trên mặt đất này. Tác giả nhìn cuộc đời bằng cặp mắt tinh tế, nhạy cảm của một thi nhân; cặp mắt luyến ái, say đắm của một tình nhân. -2 Câu thơ cuối đoạn: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. + Dấu chấm giữa dòng và từ nhưng: thể hiện sự đối lập diễn tả niềm vui không trọn vẹn: sung sướng (vì cuộc đời rất đẹp)- vội vàng (vì sợ màu nhạt, hương bay). + Cấu trúc đối lập: khôngmới ->Thái độ sống vội vàng, đón trước thời gian. => Cách diễn đạt mới mẻ thể hiện tư duy biện chứng của một triết nhân. Đời quá đẹp mà vẻ đẹp đó không tồn tại mãi. Hoạt động 3: Củng cố bài học GV dẫn dắt HS củng cố bài học bằng sơ đồ Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu 13 câu thơ đầu. Để tiểu kết lại bài học hôm nay, cô có một sơ đồ trống, và các mảnh giấy có ghi nội dung, nhiệm vụ của các em là hoàn thiện sơ đồ bằng cách chọn và đính các mẩu giấy vào sơ đồ. Các HS khác nhận xét bài của bạn? HS làm xong, GV chiếu sơ đồ mẫu và nhận xét. Bài tập củng cố: Câu hỏi cho nhóm 1+2 Từ quan niệm sống của Xuân Diệu trong 13 câu đầu, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu hỏi cho nhóm 3+4: Từ quan niệm sống của XD trong bài thơ, hãy so sánh với lối sống nhanh, sống gấp của một số bạn trẻ ngày nay? 13 câu đầu Mạch cảm xúc Mạch luận lí Tha thiết, chân thành Níu giữ hương sắc cuộc đời Sôi nổi, đắm say Cuộc đời như một giai nhân Phải sống vội vàng Niềm vui không trọn vẹn Thi nhân – tình nhân- triết nhân Bài học: - Biết yêu đời, trân trọng cuộc sống Biết quý trọng từng phút giây của cuộc đời Sống lạc quan, tích cực. Dặn dò: Về nhà các em ôn lại bài hôm nay, học thuộc bài thơ và chuẩn bị cho tiết học sau theo câu hỏi trong SGK. Tìm đọc những bài thơ viết về mùa xuân của XD, một vài câu thơ khác của Xuân Diệu cũng thể hiện sự cuống quýt, vội vàng? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 21 Voi vang_12476080.doc
Tài liệu liên quan