2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chai ở toà án huyện:
a) Người đàn bà hàng chài :
- Ngoại hình: ngoài 40, thân hình cao lớn, thô kệch, mặt rỗ, mệt mỏi -> xấu xí.- Tính cách: lúc đầu ở toà án huyện: sợ sệt, lúng túng, tìm 1 góc tường để ngồi, xưng hô với
Đẩu : con – quý toà.
- Câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài:
+ Cuộc đời: từ nhỏ đã xấu, rỗ mặt -> không ai lấy; có mang với anh con trai hàng chài ->
nên vợ nên chồng. Người chồng lúc đầu hiền lành, sau thì đánh vợ với mật độ 3 ngày/ trận nhẹ, 5
ngày/ trận nặng.
+ Những lí do không bỏ chồng: cần 1 trụ cột để chèo chống con thuyền, lúc phong ba bão
táp; phải sống cho con; cũng có lúc gia đình được vui vẻ, hạnh phúc; giá tôi đẻ ít đi.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1930 – 1989)
- Quê: Nghệ An
- Trước 1975: là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình, lãng mạn.
- 1980 trở về sau: chuyển hẳn snag cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân
sinh.
- Được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của VHVN thời kì đổi
mới.
2. Tác phẩm: (1983)
- Xuất xứ: in trong tác phẩm cùng tên 1987. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách viết văn đậm
chất tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu.
- Bố cục : 2 phần.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng:
a) Phát hiện 1: Chiếc thuyền lưới vó ngoài xa trong 1 buổi sáng mờ sương có pha thêm màu
hồng của ánh sương mai do mặt trời chiếu vào.
- Biểu hiện:
+ Như 1 bức tranh mực tàu của 1 danh hoạ thời cổ.
+ Mũi thuyền in 1 nét mơ hồ loè nhoè trong màn sương sớm.
+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc.
+ Từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà –> vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.
Cảnh “đắt” trời cho.
- Nghệ sĩ Phùng: bối rối, tim như có cái gì bóp thắt vào -> bấm liên thanh 1 hồi hết ¼ cuốn phim.
Phùng khám phá chân lí của sự toàn diện, toàn mỹ, anh cảm thấy như được thanh lọc tâm hồn.
b) Phát hiện 2: Cảnh phi thẩm mĩ, phi nhân tính.
- Phi thẩm mỹ: bước từ trên thuyền xuống là người đàn bà trạc ngoài 40, thân hình cao lớn, thô
kệch, mặt rỗ, dáng vẻ mệt mỏi. Theo sau người đàn bà là người đàn ông với tấm lưng rộng và
cong như lưng thuyền, mái tóc tổ quạ, khuôn mặt đầy vẻ độc dữ.
- Phi nhân tính: người chồng đánh vợ, đứa con vì thương mẹ mà đánh cha.
- Phùng: kinh ngạc, há mồm, vứt chiếc máy ảnh xuống đất, nhào tới.
=> Ý nghĩa: từ 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch
lí, mâu thuẫn, không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm
hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chai ở toà án huyện:
a) Người đàn bà hàng chài :
- Ngoại hình: ngoài 40, thân hình cao lớn, thô kệch, mặt rỗ, mệt mỏi -> xấu xí.
- Tính cách: lúc đầu ở toà án huyện: sợ sệt, lúng túng, tìm 1 góc tường để ngồi, xưng hô với
Đẩu : con – quý toà.
- Câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài:
+ Cuộc đời: từ nhỏ đã xấu, rỗ mặt -> không ai lấy; có mang với anh con trai hàng chài ->
nên vợ nên chồng. Người chồng lúc đầu hiền lành, sau thì đánh vợ với mật độ 3 ngày/ trận nhẹ, 5
ngày/ trận nặng.
+ Những lí do không bỏ chồng: cần 1 trụ cột để chèo chống con thuyền, lúc phong ba bão
táp; phải sống cho con; cũng có lúc gia đình được vui vẻ, hạnh phúc; giá tôi đẻ ít đi.
=> Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện ta thấy được đó là 1 câu chuyện
về cuộc đời đầy bí ẩn, éo le của 1 người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ, 1 phụ nữ nhẫn
nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và long vị tha.
b) Các nhân vật khác: Thông qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện,
người đọc hiểu thêm và sâu sắc hơn các nhân vật khác:
- Người chồng: trước hiền lành, sau dữ dằn, vũ phu, anh ta thật ra cũng là nạn nhân của hoàn
cảnh.
- 2 chị em Phát: tội nghiệp, đáng thương.
- Đẩu: là người đại diện cho công lí, có lòng tốt nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều.
- Phùng: là 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, 1 người sẵn sang làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại
đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ.
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật,
nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp : đừng nhìn cuộc đời con người 1 cách đơn giản,
phiến diện, phải đánh giá sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
3. Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy:
- Tấm ảnh đen trắng.
- Phùng: nhìn kĩ : màu hồng hồng của ánh sương mai; nhìn lâu hơn: người đàn bà bước ra khỏi
tấm ảnh.
=> Ý nghĩa: nếu như màu hồng hồng của ánh sương mai là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc
đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. Thì người đàn bà hàng chài bước ra khỏi tấm ảnh lại là
hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời. Như vậy nghệ thuật chân chính không
thể tách rời, thoát li khỏi cuộc sống. Nghệ thuật phải vì cuộc đời, vì con người.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống.
- Ngôn ngữ sinh động, phù hợp với tính cách nhân vật, gợi hình, gợi cảm.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực
và có sức thuyết phục. Nhân vật được xây dựng với tính cách khái quát và điển hình.
III. Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về nhà văn về nghệ thuật, về
cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời, người nghệ sĩ
cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người 1 cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên
hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 24 Chiec thuyen ngoai xa_12406922.pdf