II. Đọc – Hiểu:
1. Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca trên nền đất nước TBN (6 câu đầu)
- Âm thanh: tiếng đàn -> bọt nước. Tiếng đàn vỡ ra thành hình khối rồi liên tưởng tới sự
mong manh, ngắn ngủi của kiếp người.
- “Áo choàng đỏ gắt”:
+ Văn hoá truyền thống của đất nước TBN: những đấu trường bò tót.
+ Tượng trưng: gợi đấu trường cạnh tranh khốc liệt, đẫm máu.
- Lor-ca: những từ láy : lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn -> hình tượng người
nghệ sĩ Lor-ca vừa tự do, phiêu lãng nhưng cũng đơn độc chống lại nền độc tài và con đường
đấu tranh để cách tân nghệ thuật TBN.
- “li-la li-la li-la” :
+ chuỗi âm thanh của đàn ghita.
+ tên 1 loài hoa.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Đàn ghita của Lor – ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀN GHITA CỦA LOR – CA
Thanh Thảo
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Sinh : 1946, quê: Quảng Ngãi.
- Là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Đặc điểm thơ: thơ Thanh Thảo là tiếng lòng người trí thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn
đề xã hội và thời đại. Ông được coi là 1 trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân
thơ Việt.
- Tác phẩm tiêu biểu: Khối vuông ru-bích (1985).
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ: in trong tập “Khối vuông ru-bích”. Tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng
trưng, siêu thực của Thanh Thảo.
b) Lor-ca (1898 – 1936):
- Là 1 trong những tài năng sáng chói của VHHĐ Tây Ban Nha.
- 1 nghệ sĩ đa tài, người đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống lại nền độc tài và nghệ thuật
già nua ở TBN TK XX.
c) Bố cục : 3 phần
II. Đọc – Hiểu:
1. Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca trên nền đất nước TBN (6 câu đầu)
- Âm thanh: tiếng đàn -> bọt nước. Tiếng đàn vỡ ra thành hình khối rồi liên tưởng tới sự
mong manh, ngắn ngủi của kiếp người.
- “Áo choàng đỏ gắt”:
+ Văn hoá truyền thống của đất nước TBN: những đấu trường bò tót.
+ Tượng trưng: gợi đấu trường cạnh tranh khốc liệt, đẫm máu.
- Lor-ca: những từ láy : lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn -> hình tượng người
nghệ sĩ Lor-ca vừa tự do, phiêu lãng nhưng cũng đơn độc chống lại nền độc tài và con đường
đấu tranh để cách tân nghệ thuật TBN.
- “li-la li-la li-la” :
+ chuỗi âm thanh của đàn ghita.
+ tên 1 loài hoa.
Sức ngân vang của đất nước TBN và hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca.
2. Cái chết bi phẫn của Lor-ca (12 câu tiếp)
- NT đối lập : hát nghêu ngao (tự do, phiêu lãng) >< áo choàng bê bết đỏ (cái chết của Lor-ca)
- Ẩn dụ : TBN – chỉ Lor-ca.
- Từ “bỗng” : nhanh, bất ngờ.
- “Kinh hoàng” : bang hoàng.
- “đi như người mộng du” -> thanh thản, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- “Tiếng ghita máu chảy”
+ Điệp ngữ : “Tiếng ghita”
+ Hoán dụ: tiếng ghita chỉ Lor-ca.
Tiếng đàn ghita được miêu tả với nhiều màu sắc, hình khối và cả nghệ thuật nhân hoá: nâu,
xanh, tròn bọt nước, ròng ròng máu chảy. Từ màu sắc, hình khối lại bật lên thành nhiều giai
điệu về âm thanh để ta thấy được tâm hồn và thân phận của Lor-ca tại từng thời điểm : đó có
thể là 1 Lor-ca trong trẻo, đầy sức sống, dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, rạo rực trong
tình yêu đôi lứa, cũng còn là 1 Lor-ca với khát vọng tự do hay 1 Lor-ca đau thương cho bi
kịch của số phận. Tả cái chết nhưng thể hiện được tâm hồn, tư tưởng, nhân cách của Lor-ca.
Đó là 1 đặc trưng của thơ siêu thực.
3. Niềm xót thương của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca và suy tư về sự giã từ siêu
thoát (còn lại)
* Niềm xót thương của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca:
- Câu thơ: “không ai chôn cất tiếng đàn” -> gợi nhớ lời di chúc của Lor-ca “Khi tôi chết hãy
chôn tôi với cây đàn”.
+ cây đàn: cây đàn gắn bó với Lor-ca hoặc cây đàn của đất nước TBN -> tình yêu của
Lor-ca đối với nghệ thuật, đối với đất nước.
+ cây đàn: ẩn dụ chỉ di sản nghệ thuật của Lor-ca -> lời nhắn gửi của Lor-ca: hãy biết
chon nghệ thuật của ông xuống để đưa nghệ thuật ngày càng phát triển, hãy biết bỏ cái cũ,
quên nghệ thuật của ông để tìm hướng đi mới -> Lời di chúc của Lor-ca không ai thực hiện.
- “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
+ tiếng đàn: chỉ nghệ thuật của Lor-ca.
+ cỏ mọc hoang : sức sống mãnh liệt, không theo đường lối -> khẳng định sức sống
của Lor-ca cùng với nghệ thuật của ông và thực tế về nghệ thuật của TBN: nghệ thuật sẽ trở
thành cỏ dại nếu như không có người nghệ sĩ chân chính dẫn đường.
- “Giọt nước mắt đáy giếng”
+ giọt nước mắt -> niềm xót thương của Thanh Thảo.
+ vầng trăng : ẩn dụ chỉ Lor-ca -> Lor-ca sẽ mãi như vầng trăng chiếu sáng và long
lanh nơi đáy giếng.
* Hành trình giã từ của Lor-ca:
- đường chỉ tay (ẩn dụ) : cuộc đời -> “đứt”: cái chết của Lor-ca.
- bơi sang ngang: cái chết của Lor-ca trên dòng sông cuộc đời.
- Điệp từ + động từ “ném”: diễn tả hành động dứt khoát của Lor-ca khi giã từ cuộc đời.
Lor-ca đã ra đi nhưng linh hồn, tài năng của ông vẫn sống mãi và ngân vang trong lòng
người đọc bao thế hệ.
- Chuỗi âm thanh: li-la li-la li-la khép lại bài thơ thêm 1 lần nữa tạo nên sức âm vang sự cộng
hưởng réo rắt về người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.
4. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa thơ và nhạc.
- Hình ảnh thơ phong phú, đa nghĩa.
- Ngôn từ mới mẻ, giàu cảm xúc.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật : nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
III. Tổng kết: (SGK/166)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 14 Dan ghi ta cua Lorca_12402959.pdf