Giáo án Ngữ văn 12: Đất nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm

2. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”:

a) Phương diện không gian địa lí:

- NT liệt kê những danh lam thắng cảnh: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất Tổ, núi Bút, non

Nghiêng, Hạ Long, Ông Đốc,Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm -> từ Bắc vào Nam.

- “Và ở đâu núi sông ta” -> trên khắp mọi nẻo đường đất nước, nhân dân đã hoá thân, đã

hiến dâng đời mình trong suốt 4000 năm đã làm nên 1 đất nước Việt Nam với 1 hình thù, 1

khát vọng và 1 nền văn hoá như ngày hôm nay.

b) Phương diện lịch sử:

- “Em ơi em”

- Nhìn vào “Bốn nghìn năm ĐN”

+ Từ “người người lớp lớp” : các thế hệ người VN.

+ Những người “bằng tuổi chúng ta” -> nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

+ Cần cù làm lụng, ra trận, nuôi con, đánh giặc, sống và chết -> “làm ra ĐN”. Khi

cảm nhận ĐN 4000 năm lịch sử, NKĐ không nói đến các triều đại, không nói đến các anh

hùng đã được khắc ghi mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Đó là nét mới

mẻ, độc đáo của NKĐ.

pdf3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Đất nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Sinh 1943 tại Huế, sinh ra trong gia đình trí thức có truyền thống CM. - Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Đặc điểm thơ NKĐ: là sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng. - Tác phẩm tiêu biểu: Mặt đường khát vọng (1974). 2. Tác phẩm: - HCST: Sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên (1971), in lần đầu 1974. - Nội dung: Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm niềm Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. 3. Đoạn trích: thuộc phần đầu chương V của trường ca. Bố cục: 2 phần: - P1: Từ đầu -> “muôn đời” : cảm nhận chung về đất nước. - P2: Còn lại: tư tưởng cốt lõi “đất nước của nhân dân”. II. Đọc – Hiểu: 1. Cảm nhận chung về đất nước: a) Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của đất nước (9 câu đầu): - Từ “Đất Nước”: lặp lại nhiều lần + viết hoa -> tình cảm trân trọng của tác giả, ĐN là cái gì đó thiêng liêng. - “đã có” -> ĐN có trước khi con người ra đời. - “Ngày xửa ngày xưa” : lâu đời. - Hình ảnh: + miếng trầu (ĐN bắt đầu) + tre (ĐN lớn lên) + mẹ - búi tóc + cha mẹ - gừng cay muối mặn + cái kèo, cái cột + hạt gạo  ĐN hình thành và phát triển gắn với những sinh vật nhỏ bé, gần gũi, bình dị, đậm sắc thái văn hoá dân gian. - Các từ ngữ : “đã có”, “bắt đầu”, “lớn lên”, “có từ ngày đó” -> diễn tả quá trình sinh ra và phát triển của ĐN. b) Đất nước trên phương diện không gian địa lí (Tiếp “đoàn tụ”): - Đất là Nước là Đất Nước là  Nghệ thuật chiết tự -> gợi chiều sâu liên tưởng  ĐN vừa mang tính cá thể vừa mang tính cộng đồng. - ĐN gắn với không gian sinh hoạt gần gũi (nơi anh đến trường, nơi em tắm). - ĐN gắn với không gian của tình yêu đôi lứa (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi). - ĐN gắn với không gian rộng lớn của thiên nhiên (núi bạc, biển khơi). - ĐN gắn với không gian sinh tồn của cộng đồng (nơi dân mình đoàn tụ). c) Đất nước trên phương diện thời gian lịch sử (Tiếp “giỗ Tổ”): - ĐN gắn với truyền thuyết con rồng cháu tiên. - ĐN gắn với truyền thống ngày giỗ Tổ. d) Trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước (“Trong anh và em muôn đời”): - “hôm nay”: anh và em có 1 phần ĐN. - “hai đứa cầm tay”: tình yêu thương, gắn bó -> “ĐN hài hoà, nồng thắm” -> yên bình, ấm áp. - “chúng ta cầm tay mọi người” -> “vẹn tròn, to lớn” -> vững mạnh, phồn thịnh. - “Mai này” : con ta lớn lên -> ĐN của tương lai “những tháng ngày mơ mộng” -> “đáng sống”. - “em ơi em” -> xưng hô thân mật, tha thiết. - “ĐN là máu xương” -> là sự sống còn của mỗi người. - Điệp từ : “phải biết”: bổn phận, trách nhiệm -> lời thơ thủ thỉ, tâm tình, sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. + gắn bó + san sẻ + hoá thân -> xả thân, hiến dâng cuộc đời cho TQ.  Lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết như nhắn nhủ chính mình và nhắn nhủ mọi người phải có trách nhiệm đối với đất nước, giữ gìn đất nước mãi trường tồn. 2. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”: a) Phương diện không gian địa lí: - NT liệt kê những danh lam thắng cảnh: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất Tổ, núi Bút, non Nghiêng, Hạ Long, Ông Đốc,Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm -> từ Bắc vào Nam. - “Và ở đâu núi sông ta” -> trên khắp mọi nẻo đường đất nước, nhân dân đã hoá thân, đã hiến dâng đời mình trong suốt 4000 năm đã làm nên 1 đất nước Việt Nam với 1 hình thù, 1 khát vọng và 1 nền văn hoá như ngày hôm nay. b) Phương diện lịch sử: - “Em ơi em” - Nhìn vào “Bốn nghìn năm ĐN” + Từ “người người lớp lớp” : các thế hệ người VN. + Những người “bằng tuổi chúng ta” -> nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ. + Cần cù làm lụng, ra trận, nuôi con, đánh giặc, sống và chết -> “làm ra ĐN”. Khi cảm nhận ĐN 4000 năm lịch sử, NKĐ không nói đến các triều đại, không nói đến các anh hùng đã được khắc ghi mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Đó là nét mới mẻ, độc đáo của NKĐ. c) Phương diện văn hoá: (“Họ giữ sông xuôi”) - Đại từ “họ” được lặp lại -> KĐ vai trò to lớn của nhân dân. - Các động từ: giữ, truyền, chuyền, gảnh, đắp, chống, vùng lên -> việc làm của nhân dân. + “hạt lúa” -> văn minh lúa nước. + “chuyền lửa” -> tình làng nghĩa xóm. + “truyền giọng điệu” : ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc. + “gánh tên xã, tên làng” -> nhớ cội nguồn, lưu giữ những địa danh hành chính. + “gánh tên xã, tên làng” -> nhớ cội nguồn, lưu giữ những địa danh hành chính. + “chống ngoại xâm, đánh nội thù” -> bảo vệ ĐN.  Nhân dân bảo tồn, lưu giữ và phát triển văn hoá dân tộc. Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là câu thơ “Để ĐN này ca dao thần thoại”. - Những phẩm chất của nhân dân “Dạy anh sông xuôi”. + Sự thuỷ chung trong tình yêu : “yêu em” + Quý trọng tình nghĩa : “biết quý công cầm vàng”. + Kiên trì, bền bỉ, bất khuất trong chống ngoại xâm “Biết trồng tre”. 3. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt. - Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian, ngôn ngữ, hình ảnh bình dị, gần gũi. - Sự hoà quyện giữa chất chính luận và trữ tình. III. Ý nghĩa văn bản: SGK/123

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuan 10 Dat nuoc Nguyen Khoa Diem_12402817.pdf
Tài liệu liên quan