II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nhân vật Việt và Chiến:
a) Những nét chung:
- Đều còn trẻ, hồn nhiên, có khát vọng giết giặc lập công, trả thù cho gia đình.
- Sinh ra trong gia đình có nhiều mất mát, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc.
- Gan góc, dũng cảm.
- Những con người giàu tình nghĩa, thuỷ chung, son sắt với gia đình, quê hương và CM.
b) Những nét riêng:
Việt:
- 1 thanh niên mới lớn nên hồn nhiên, vô tư: hay tranh giành với chị, không sợ chết nhưng sợ ma,
thích câu cá, bắn chim, đi bộ đội vẫn mang theo súng cao su, vô lo vô nghĩ trong đêm trước ngày
lên đường.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Nguyễn Thi
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1928 – 1968)
- Quê: Nam Định
- Là 1 trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ.
- Được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực, vừa đằm thắm chất trữ tình.
2. Tác phẩm: (1966)
a) Xuất xứ: được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn
nghệ Quân giải phóng.
b) Tóm tắt:
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt – được sinh ra trong gia đình có truyền
thống CM, cha mẹ, ông nội đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ –
nguỵ đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ
nước. Trong 1 trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội, Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Đoạn
trích là những hồi ức của Việt trong lần tỉnh thứ 4. Việt cảm thấy cô đơn, sợ ma cụt đầu, muốn
bò tìm nơi súng đổ để về với đồng đội. Việt nhớ lại chuyện 2 chị em giành nhau đi bộ đội, bàn
bạc việc nhà trong đêm trước ngày nhập ngũ. Sáng hôm sau, 2 chị em khiêng bàn thờ má sang
nhà chú Năm để lên đường.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nhân vật Việt và Chiến:
a) Những nét chung:
- Đều còn trẻ, hồn nhiên, có khát vọng giết giặc lập công, trả thù cho gia đình.
- Sinh ra trong gia đình có nhiều mất mát, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc.
- Gan góc, dũng cảm.
- Những con người giàu tình nghĩa, thuỷ chung, son sắt với gia đình, quê hương và CM.
b) Những nét riêng:
Việt:
- 1 thanh niên mới lớn nên hồn nhiên, vô tư: hay tranh giành với chị, không sợ chết nhưng sợ ma,
thích câu cá, bắn chim, đi bộ đội vẫn mang theo súng cao su, vô lo vô nghĩ trong đêm trước ngày
lên đường.
- 1 con người có tình yêu thương gia đình sâu nặng, lòng căm thù giặc, sự gan góc, dũng cảm
trong chiến đấu.
+ Khi còn nhỏ: Việt theo mẹ đi đòi đầu cha, xông vào đá thằng giặc đã chặt đầu cha.
+ Lớn lên: quyết giành đi bộ đội để trả thù cho cha me.
+ Khi xung trận: chiến đấu dũng cảm.
+ Lúc bị thương: cố gắng tìm về với đồng đội và luôn trong tư thế sẵn sang chiến đấu.
=> Có thể nói Việt là điển hình tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mĩ, trong anh có
dòng máu của những con người gan góc, sẵn sang hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chiến:
- Giống mẹ:
+ Ngoại hình: bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân hình to và chắc nịch.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Giống mẹ ỏ từng cử chỉ, cách nói năng.
=> Hình ảnh của Chiến nưh hoà quyện, khó tách rời với người mẹ của mình. Chính Chiến cũng
thấy mình trong đêm ấy đang hoà vào trong mẹ: “Tao cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính
vậy , nên tao cũng tính vậy”.
- Khác mẹ: là 1 cô gái mới lớn nên Chiến còn trẻ con, còn giành nhau với em. Chiến là 1 người
chị thương em, 1 cô gái trẻ thích làm duyên làm dáng. Chiến cũng khác biệt so với thế hệ của mẹ
khi được cầm súng trực tiếp giết giặc.
=> Chiến và Việt là 2 khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. 2 chị em là sự tiếp
nối thế hệ của chú Năm và má song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời chống
Mĩ cứu nước.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Việt – 1 chiến sĩ giải phóng quân bị thương, nằm lại
chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc
ngất) làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, kết cấu linh hoạt có thể thay đổi đối tượng,
không gian, thời gian.
- Ngôn ngữ bình dị, đậm sắc thái Nam Bộ.
- Chi tiết chọn lọc, vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa.
- Giọng văn chân thực, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.
III. Ý nghĩa văn bản:
Qua câu chuyện về những con người trong 1 gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu
nước, căm thù giặc, thuỷ chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hoà quyện giữa
tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Nhung dua con trong gia dinh_12406924.pdf