Giáo án Ngữ văn 12: Ôn luyện bài Việt Bắc – Tố Hữu

II. Câu hỏi tự luận

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

* Vài nét về tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu

+ Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu đi sâu vào tình cảm lớn, yêu lý tưởng, lãnh tụ, tình quân dân, đồng chí đồng bào, quốc tế vô sản.

+ Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn lao, sôi nổi hân hoan, tươi sáng.

* Khổ 1 bài “Từ ấy”:

+ Nội dung: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. Lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.

+ Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, từ ngữ có sắc thái mạnh (bừng, chói, đậm, rộn), giọng điệu náo nức mê say, bút pháp trữ tình lãng mạn,

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Ôn luyện bài Việt Bắc – Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN LUYỆN BÀI VIỆT BẮC – TỐ HỮU I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh ôn tập kiến thức có hệ thống nhằm đạt được: 1. Về kiến thức: - Bài thơ là khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. 2. Về kĩ năng: - Có kĩ năng đọc hiểu, phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ. - Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ... - Vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ) để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 3. Về thái độ: Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp thơ ca kháng chiến 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm - Năng lực giải quyết những tình huống có vấn đề. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân vấn đề nghị luận. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề nghị luận. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại nội dung bài học Việt Bắc III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Kiểm tra bài cũ: (Thực hiện trong bài mới) Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận xã hội - Phương pháp: câu hỏi trắc nghiệm * Hình thức tổ chức hoạt động: Chơi trò chơi : Ai nhanh hơn? Câu 1: Bài thơ được tổ chức giống như cách tổ chức: A. Một bài đường luật. B. Một bài hát nói. C. Một bài thơ tự do. D. Một bài ca dao giao duyên. Câu 2: Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Việt Bắc" là gì ? A. Trăn trở suy tư C. Dạt dào sôi nổi B. Triết luận - chính trị D. Ngọt ngào êm ái Câu 3: Từ "mình" trong câu thơ "Mình đi, mình có nhớ mình" là chỉ ai ? A. Chủ thể - ngôi thứ nhất. B. Đối tượng - ngôi thứ hai. C. Vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. D. Chủ thể và đối tượng là một. Câu 4: Nội dung chính của "Việt Bắc" là : A. Tiếng hát lên đường. B. Khúc ca ra trận. C. Khúc hát ân tình cách mạng. D. Bản tình ca đôi lứa. Câu 5: Hình ảnh "Áo chàm" trong câu thơ "Áo chàm đưa buổi phân li" được dùng theo biện pháp tu từ nào ? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Ước lệ D. Nhân hóa Câu 6: Cảm xúc chủ đạo của đoạn trích "Việt Bắc" là: A. Tự hào B. Lạc quan, tin tưởng C. Bịn rịn, quyến luyến D. Nhớ nhung da diết Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây làm nên những nét tương đồng giữa bài thơ và ca dao trữ tình? A. Giọng điệu B. Thể thơ C. Kết cấu theo lối đối đáp D. Cả A, B và C b. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành ( 35 phút) * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Ôn tập kiến thức cơ bản thông qua hệ thống câu hỏi đọc hiểu + Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý - Phương pháp/kĩ thuật: nêu vấn đề, Trình bày một phút, thảo luận nhóm * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu Nhóm 1, 2: BT1 “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào ? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?, 2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ? 3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ? 4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó. Nhóm 3, 4: Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên là lời của ai ? Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những từ ngữ nào ? 2. Nêu ý nghĩa phép điệp cấu trúc ( Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ? 3. Nêu ý nghĩa từ  “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ” ? I. Câu hỏi đọc hiểu Bài tập 1 : 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến. 2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách. 3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. 4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến. Bài tập 2 : 1. Đoạn thơ trên là lời của người ở lại, gợi nhắc về những kỉ niệm, những ân tình – mỗi câu hỏi gợi một cái gì thật tiêu biểu, thật ấn tượng về Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những từ ngữ Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù; Trám bùi để rụng măng mai để già; Hắt hiu lau xám; núi non; mái đình cây đa. 2. Ý nghĩa phép điệp cấu trúc ( Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ : Mình đi-Mình về-Mình về-Mình đi-Mình về-Mình đi: gợi cảm giác êm ái, du dương, nhẹ nhàng như nhịp võng đưa qua đưa lại trong hát ru để gợi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. 3/Ý nghĩa từ  “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ?” : từ “mình ” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc. Câu hỏi đầy ẩn ý: Anh về anh có nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân chính là thuỷ chung son sắt, trước sau như một. 2. Hướng dẫn HS làm bài tự luận "Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị sâu sắc". Hãy phân tích hai đoạn thơ sau để làm sáng tỏ điều này: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” ( Từ ấy - Tố Hữu) “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” ( Việt Bắc - Tố Hữu) - Nội dung, nghệ thuật của khổ 1 trong bài thơ “Từ ấy”? (Nhóm 1, 2) - Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”? (Nhóm 3, 4) - Hai đoạn thơ có những điểm giống và khác nhau như thế nào? II. Câu hỏi tự luận 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Dẫn dắt vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: * Vài nét về tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu + Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. + Thơ Tố Hữu đi sâu vào tình cảm lớn, yêu lý tưởng, lãnh tụ, tình quân dân, đồng chí đồng bào, quốc tế vô sản. + Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn lao, sôi nổi hân hoan, tươi sáng. * Khổ 1 bài “Từ ấy”: + Nội dung: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. Lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. + Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, từ ngữ có sắc thái mạnh (bừng, chói, đậm, rộn), giọng điệu náo nức mê say, bút pháp trữ tình lãng mạn, * Đoạn thơ trong “Việt Bắc”: + Nội dung: tâm trạng bâng khuâng lưu luyến của nhân vật trữ tình trong khoảnh khắc chia tay đặc biệt: những cán bộ chiến sĩ cách mạng tạm biệt Việt Bắc về Hà Nội. Đó là nỗi nhớ 15 năm với biết bao kỉ niệm. Nỗi niềm ấy đã được gửi vào núi rừng, sông nước, trở thành câu hỏi đầy băn khoăn, day dứt của người ở lại. Thông qua đó, nhân vật trữ tình bày tỏ tình cảm yêu thương, lòng tri ân sâu sắc dành cho quê hương cách mạng. + Nghệ thuật: thể thơ lục bát với hình thức đối đáp, cặp đại từ xưng hô, từ ngữ mang màu sắc dân gian đậm nét. * So sánh hai đoạn thơ: - Giống nhau: Xuyên suốt tất cả hai đoạn thơ đều phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam với ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc đậm chất trữ tình, chính trị; mang đậm lý tưởng cộng sản. - Khác nhau: + Đoạn thơ trong “Từ ấy” là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi đón nhận lí tưởng cộng sản. Cái tôi trong bài thơ là cái tôi chiến sĩ, say sưa ca ngợi lí tưởng lớn, lẽ sống lớn. + Đoạn thơ trong “Việt Bắc” cho thấy sự phát triển của thơ trữ tình chính trị Tố Hữu: Cái tôi nhân danh Đảng, cộng đồng, ngợi ca tình cảm lớn của thời đại: ân tình cách mạng. 3. Kết bài: - “Từ ấy”, “Việt Bắc” là những bài thơ tiêu biểu cho tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu, góp phần vinh danh ông là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút ) * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Bài tập 1: Vẽ sơ đồ tư duy hoặc grap nội dung bài: Việt Bắc nhằm đảm bảo các ý: - Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô). * Nội dung: - Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. - Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.. + Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến. + Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến). * Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, * Ý nghĩa văn bản: Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Bài tập 2: Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài sau: Có ý kiến cho rằng: “Việt Bắc là khúc hùng ca về cách mạng và con người kháng  chiến”. Có ý kiến lại cho rằng Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.          Bằng sự hiểu biết của mình về Tố Hữu và đoạn trích Việt Bắc. Anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên. Định hướng trả lời: 1. Giới thiệu chung. – Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu, về đoạn trích Việt Bắc. – Dẫn hai ý kiến trên. 2. Giải thích các ý kiến – Việt Bắc là khúc hùng ca :Là khúc hào hùng, hùng tráng còn gọi là bản anh hùng ca. – Khúc tình ca: Là khúc ca ân tình thể hiện tình cảm yêu thương thắm thiết còn gọi là bản tình ca. => Việt Bắc vừa là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, vừa là bản tình ca ca ngợi ân tình cách mạng của những con người kháng chiến thủy chung, nghĩa tình. 3. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn trích Việt Bắc a) Về nội dung: * Việt Bắc là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc: – Những ngày đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn. Cách mạng về khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. – Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn: + Những đoàn người tấp nập:Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức + Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, khẳng định sức mạnh của một dân tộc. – Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất, tên núi: Phủ Thông, Đèo Giàng, Điện Biên,bởi xuất phát từ: + Lòng căm thù giặc. + Tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến; khối đại đoàn kết toàn dân. + Sự gắn bó của con người, thiên nhiên. – Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. * Việt Bắc còn là bản tình ca về ân tình cách mạng của những con người kháng chiến: – Việt Bắc được kết cấu theo cấu tứ đối đáp giao duyên của ca dao: + Hai nhân vật mình – ta; ta – mình. + Là lời đối đáp giữa người đi và kẻ ở: nhắc lại những kỉ niệm, hồi ức đẹp trong suốt 15 năm gắn bó. – Cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Tất cả khắc sâu trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi: + Thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: Có ánh trăng, sương sớm,  núi, rừng, sông, suối,với những cái tên quen thuộc. + Bức tranh tứ bình: Bốn mùa đông, xuân, hạ, thu. + Người dân Việt Bắc bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung. – Nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng là sự đồng cam cộng khổ cùng chung niềm vui và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề:  Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. b) Về nghệ thuật – Sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống. – Sử dụng thể thơ lục bát có âm hưởng trữ tình vang vọng, tha thiết, êm ái như lời ru; Kiểu kết cấu đối đáp mang đậm sắc thái dân gian. – Giọng thơ ngọt ngào đậm chất trữ tình – Kết hợp các biện pháp tu từ nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ. Bình luận – Hai ý kiến trên đều đúng tuy nội dung khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá trị nội dung – chiêu sâu tư tưởng của bài thơ Việt Bắc . Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. – Từ nhận định trên giúp cho người đọc không chỉ nhân ra giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng, của thơ Tố Hữu nói chung mà còn thấy được Việt Bắc là đỉnh cao nghệ thuật của thơ Tố Hữu. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu - Chuẩn bị bài ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 8 Viet Bac_12392630.doc
Tài liệu liên quan