II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Hình tượng cây xà nu:
a) CXN xuất hiện: ở đầu và cuối tác phẩm -> kết cấu đầu cuối tương ứng => ý nghĩa: KĐ
sức sống trường tồn, bất diệt của CXN.
b) CXN gắn bó máu thịt với đời sống vật chất, tinh thần của người làng Xô Man:
- CXN trong sinh hoạt:
+ CXN xuất hiện trong bếp của mỗi gia đình.
+ Mặt trẻ em lem luốt khói xà nu.
+ Lửa xà nu cháy trong bếp lửa ở nhà.
+ Khói xà nu làm đen tấm bảng để anh Quyết dạy chữ cho Tnú và Mai.
+ Gốc CXN cạnh con nước lớn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đẹp giữa Mai và Tnú.
- CXN trong những sự kiện trọng đại của người làng Xô Man:
+ Lửa xà nu cháy trên 10 đầu ngón tay của Tnú.
+ Đống lửa xà nu thằng Dục đốt để soi rõ cảnh Tnú bị tra tấn ngay sau đó soi rõ xác 10
tên lính giặc.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1932)
- Bút danh khác là Nguyên Ngọc.
- Quê : Quảng Nam
- Là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, có vốn hiểu biết
sâu sắc về Tây Nguyên.
2. Tác phẩm: (1965)
a) Hoàn cảnh sáng tác: in lần đầu trên tạp chí “Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2.1965 -
> sau đó in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969).
b) Tóm tắt:
Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh RXN, xoay quanh nhân vật Tnú, là 1 đứa trẻ mồ côi, được
người làng Xô Man nuôi dưỡng. Anh cùng Mai làm liên lạc cho CM. Trong quá trình CM anh
được anh Quyết dạy chữ. Sau đó, Tnú bị địch bắt rồi vượt ngục trở về làng chống giặc. Giặt bắt
vợ con anh, đánh đập dã man để dụ bắt anh. Tận mắt chứng kiến cảnh đau đớn ấy, Tnú không
chịu nổi, anh xông ra giữa vòng vây của kẻ thù để cứu vợ con. Nhưng anh không cứu được, vợ
con anh chết, Tnú bị giặc bắt và bị đốt cháy 10 đầu ngón tay. Sau đó, anh được dân làng cứu rồi
xin gia nhập quân giải phóng. 3 năm sau anh được đơn vị cho về thăm làng Xô Man. Cụ Mết kể
cho dân làng nghe về cuộc đời và sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô
Man.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Hình tượng cây xà nu:
a) CXN xuất hiện: ở đầu và cuối tác phẩm -> kết cấu đầu cuối tương ứng => ý nghĩa: KĐ
sức sống trường tồn, bất diệt của CXN.
b) CXN gắn bó máu thịt với đời sống vật chất, tinh thần của người làng Xô Man:
- CXN trong sinh hoạt:
+ CXN xuất hiện trong bếp của mỗi gia đình.
+ Mặt trẻ em lem luốt khói xà nu.
+ Lửa xà nu cháy trong bếp lửa ở nhà.
+ Khói xà nu làm đen tấm bảng để anh Quyết dạy chữ cho Tnú và Mai.
+ Gốc CXN cạnh con nước lớn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đẹp giữa Mai và Tnú.
- CXN trong những sự kiện trọng đại của người làng Xô Man:
+ Lửa xà nu cháy trên 10 đầu ngón tay của Tnú.
+ Đống lửa xà nu thằng Dục đốt để soi rõ cảnh Tnú bị tra tấn ngay sau đó soi rõ xác 10
tên lính giặc.
+ Cả làng Xô Man đốt đuốc xà nu theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí.
+ RXN ào ào rung động trong đêm làng Xô Man đồng khởi.
- CXN trong suy nghĩ, cảm xúc của con người:
+ Ngực cụ Mết “căng như 1 CXN lớn”.
+ Cụ Mết “không có gì mạnh bằng CXN đất ta Đố chúng nó giết hết RXN này”.
c) CXN biểu tượng cho số phận, phẩm chất của người làng Xô Man:
- Những mất mát, đau thương:
RXN hàng vạn cây không có cây nào không bị thương.
Có những cây con, đạn đại bác chặt đứt làm đôi năm mười hôm thì cây chết.
- Sức sống mãnh liệt, kiên cường, khao khát tự do:
Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành như trên 1 thân thể
cường tráng.
Cạnh 1 CXN mới ngã gục đã có 4 5 cây con mọc lên, hình nhọn múi tên lao thẳng lên
bầu trời.
Ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời
đến thế.
- Vẻ đẹp nên thơ:
Nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt.
Thơm mỡ màng, cành lá sum sê.
RXN ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng.
=> CXN tượng trưng cho số phận, phẩm chất của nhân dân Tây Nguyên, vẻ đẹp và những
thương tích mà CXN phải gánh chịu cùng những đặc tính của RXN là hiện thân cho vẻ đẹp,
những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói
riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
2. Nhân vật Tnú:
a) Cuộc đời, số phận:
- Người Strá, sớm mồ côi, được dân làng Xô Man nuôi dưỡng.
- Đời khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.
- Bị bắt, tra tấn, bị bỏ tù -> vượt ngục.
- Vợ con bị bắt và giết hại.
- Giặc đốt 10 đầu ngón tay.
=> 1 cuộc đời đầy đau thương, mất mát, 1 số phận bất hạnh.
b) Phẩm chất:
- Gan da, dũng cảm, mưu trí:
+ Qua sông: chọn chỗ nước mạnh, cưỡi lên.
+ Xé rừng mà đi.
+ Tnú nhanh trí nuốt lá thư.
- Trung thành với CM, tính kỉ luật cao:
+ Bị bắt, bị tra tấn vẫn không khai.
+ Vượt ngục trở về với CM.
+ Chấp hành nghiêm chỉ thị của cấp trên.
- Trái tim sục sôi căm thù giặc, giàu lòng yêu thương: khi vợ con bị bắt, Tnú không tiếc thân
mình để cứu vợ con, 2 mắt của Tnú trở thành 2 cục lửa lớn. Vì con nhỏ, Tnú đã xé tấm dồ của
mình để Mai địu con.
=> Cuộc đời và con đường đến với CM của Tnú tiêu biểu cho cuộc đời và con đường đến CM
của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu
diệt bạo lực phản CM, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
3. Các nhân vật khác: cụ Mết, Dít, bé Heng
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng truyện đậm màu sắc và không khí Tây Nguyên.
- Ngôn ngữ giàu sức tạo hình.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, tự nhiên.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính, sống động vừa mang những phẩm
chất có tính khái quát, tiêu biểu.
- Khắc hoạ thành công hình tượng CXN – 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung
Thành.
III. Ý nghĩa văn bản:
Tác phẩm ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, của đất nước, con người VN nói chung. Đồng thời khẳng định chân lí thời đại:
để giữu gìn sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là phải đứng lên cầm vũ
khí chống lại kẻ thù.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22 Rung xa nu_12406921.pdf