II. Đọc – Hiểu:
1. Nội dung:
a) Chiến tranh và thân phận con người:
- Xôcôlốp:Anh là 1 người lính, phải gánh chịu sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần và dường
như không thể nào vượt qua nỗi: đi lính -> bị thương, bị đoạ đày trong trại tập trung; vợ và 2 con
gái chết vì bom, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, anh
không biết đi đâu về đâu.
- Bé Vania: lang thang, rách rưới, bạ đâu ngủ đó, ai cho gì ăn nấy, cha chết trận, mẹ chết bom,
không biết quê hương, không người thân thích.
1 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Số phận con người Trích – Sô-Lô-khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Trích – Sô-lô-khốp
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1905 – 1984)
- Là nhà văn Nga lỗi lạc, được nhận giải thưởng Nôben về văn học 1965.
- Là 1 trong những nhà văn lớn nhất của TKXX.
2. Tác phẩm: (1957): phản ánh cuộc sống và con người Nga sau chiến tranh 1 cách toàn
diện, sâu sắc.
3. Tóm tắt:
Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của
1 đồng đội cũ, xin làm lái x echo 1 đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Vania mồ côi, không nơi
nương tựa vì bố mẹ em đều đã chết trong chiến tranh. Ngay lập tức, anh quyết định nhận Vania
làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xôcôlốp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó
là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ám ảnh bởi những mất mát quá lớn
trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình. Rồi 1 chuyện rủi ro xảy
ra: xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm
sống. Theo lời mời của 1 người bạn khác, ở Kasani, anh dẫn bé Vania đến đó với hi vọng chừng
nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé
Vania biết được tâm trạng đau buồn của mình.
II. Đọc – Hiểu:
1. Nội dung:
a) Chiến tranh và thân phận con người:
- Xôcôlốp:Anh là 1 người lính, phải gánh chịu sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần và dường
như không thể nào vượt qua nỗi: đi lính -> bị thương, bị đoạ đày trong trại tập trung; vợ và 2 con
gái chết vì bom, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, anh
không biết đi đâu về đâu.
- Bé Vania: lang thang, rách rưới, bạ đâu ngủ đó, ai cho gì ăn nấy, cha chết trận, mẹ chết bom,
không biết quê hương, không người thân thích.
b) Nghị lực vượt qua số phận:
- Xôcôlốp: sau chiến tranh anh đã chấp nhận số phận và đối diện với nó, nỗi đau đớn về thể xác
lẫn tinh thần không quật ngã được người lính ấy. Bằng tình thương Xôcôlốp nhận bé Vania là
con nuôi vì tương lai của con anh quyết định làm mọi việc thay đổi chỗ ở thường xuyên.
- Vania: hồn nhiên, vô tư đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của
người mà chú bé nghĩ là cha đẻ.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả sâu sắc và tinh tế nội tâm và diễn biến nhân vật.
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 27 So phan con nguoi_12406927.pdf