Giáo án Ngữ văn 12: Thuốc - Lỗ Tấn

II. Đọc – Hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a) Tình trạng u mê, lạc hậu của người TQ thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu

người:

- Vợ chồng bà Hoa: sự mê muội được thể hiện qua thái độ, cử chỉ và hành động của 2 vợ chồng

bà Hoa khi đi mua thuốc và cho con uống thuốc. 2 vợ chồng có niềm tin mãnh liệt vào công

dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người trong việc chữa trị bệnh lao cho con mình.

- Đám đông quần chúng:

+ Tại pháp trường: những bước chân ào ào, trào lên như nước thuỷ triều của người dân

TQ khi đi xem cảnh Hạ Du bị chém đầu.

+ Tại quán trà: người đến uống trà tại quán của vợ chồng bà Hoa đã bàn về công dụng

của chiếc bánh bao tẩm máu người và cái chết của Hạ Du. Tất cả họ đều có chung niềm tin vào

công dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người, niềm tin ấy được thể hiện rõ nhất qua câu nói

được lặp đi lặp lại của đao phủ Cả Khang: “Cam đoan thế nào cũng khỏi”. Họ cho rằng Hạ Du bị

điên, nhãi ranh, thằng quỷ sứ

pdf2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Thuốc - Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC Lỗ Tấn I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: (1881 – 1936) : Là nhà văn CM TQ, người đã từ bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần 2. Tác phẩm : (1919) : Nhằm chỉ ra thực trạng : nhân dân TQ chìm đắm trong mê muội, còn người CM thì bôn ba trong chốn quạnh hiu. 3. Tóm tắt: Gia đình bà Hoa có đứa con trai 10 đời độc đinh bị bệnh lao. 1 đêm thu gần về sáng, lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường, gặp đao phủ mua 1 chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù để cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Trời sáng, quán trà của vợ chồng Hoa đông khách hẳn, mọi người bàn về công dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người và cái chết của người tử tù. Tử tù là Hạ Du – 1 người chiến sĩ CM đã chống Nhật và chống lạo triều đình phong kiến. Mọi người không hiểu được Hạ Du nên cho rằng anh bị điên, thằng quỷ sứ. Tiết thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và mẹ Thuyên gặp nhau tại nghĩa địa. Cả 2 người mẹ đều hết sức ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có 1 vòng hoa. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Nội dung: a) Tình trạng u mê, lạc hậu của người TQ thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: - Vợ chồng bà Hoa: sự mê muội được thể hiện qua thái độ, cử chỉ và hành động của 2 vợ chồng bà Hoa khi đi mua thuốc và cho con uống thuốc. 2 vợ chồng có niềm tin mãnh liệt vào công dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người trong việc chữa trị bệnh lao cho con mình. - Đám đông quần chúng: + Tại pháp trường: những bước chân ào ào, trào lên như nước thuỷ triều của người dân TQ khi đi xem cảnh Hạ Du bị chém đầu. + Tại quán trà: người đến uống trà tại quán của vợ chồng bà Hoa đã bàn về công dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người và cái chết của Hạ Du. Tất cả họ đều có chung niềm tin vào công dụng của chiếc bánh bao tẩm máu người, niềm tin ấy được thể hiện rõ nhất qua câu nói được lặp đi lặp lại của đao phủ Cả Khang: “Cam đoan thế nào cũng khỏi”. Họ cho rằng Hạ Du bị điên, nhãi ranh, thằng quỷ sứ => Có thể nói đám đông quần chúng là xã hội TQ thu nhỏ mà ở đó ta thấy được tình trạng u mê, lạc hậu về khoa học cũng như về chính trị của người dân TQ lúc bấy giờ. b) Niềm tin của tác giả vào tương lai của đất nước TQ: Lỗ Tấn qua tác phẩm đã thể hiện mong muốn về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du. Hình tượng này vừa là thái độ trân trọng của tác giả đối với những người CM tiên phong của TQ, vừa thể hiện niềm tin vào sự đổi thay của CMTQ 2. Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh giàu tính biểu tượng, lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên, lôi cuốn. III. Ý nghĩa văn bản: - Người TQ cần có 1 thứ thuốc để chữa bệnh mê muội về tinh thần. - Nhân dân TQ không nên “ngủ say trong cái nhà hợp bằng sắt” và người CM thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu” mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuan 26 Thuoc_12406926.pdf
Tài liệu liên quan