Giáo án Ngữ văn 12 tiết 19: Ôn tập: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

2. Nội dung chính

a. Nét chung của hai chị em Chiến, Việt

 - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương, cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má.

- Hai chị em có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng có một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.

- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em.

- Cả hai chị em đều có khát khao cầm súng chiến đấu trả thù cho gia đình và đều trở thành những chiến sĩ gan góc dũng cảm.

=> thế hệ trẻ ở miền Nam yêu nước, anh dũng, bất khuất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 19: Ôn tập: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 19 Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp giảng: 12G: 12B: . ÔN TẬP : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Nguyễn Thi A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Củng cố những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm - Rèn luyện kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi - Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi tái hiện kiến thức B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi - Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Chiến và Việt. - Đặc sắc nghệ thuật của truyện 2. Kĩ năng - Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (nhân vật Việt, Chiến). - Nghị luận về một khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm (tính sử thi). C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học GV kết hợp các phương pháp: thuyết trình, phát vấn – đàm thoại, thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu chuẩn KTKN, tư liệu tham khảo - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài học GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của giờ học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cũ ? Nhắc lại những nét chính cần ghi nhớ về cuộc đời và sáng tác của tác giả? A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả 1. Tiểu sử: HS tự ôn tập 2. Sáng tác * Vị trí: cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ * Đặc điểm sáng tác - Nội dung: ông thường viết về người nông dân Nam Bộ bộc trực, ngay thẳng, yêu nước, căm thù giặc sôi sục, sẵn sàng hi sinh vì nước. - Nghệ thuật: biệt tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, khả năng thâm nhập sau vào đời sống nội tâm con người, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực. * Tác phẩm chính: sgk ? Nêu xuất xứ và chủ đề của tác phẩm ? II. Văn bản 1. Xuất xứ và chủ đề a. Xuất xứ: truyện ra đời năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống mĩ ở miền Nam đang diễn ra vô cùng ác liệt. b. Chủ đề: Qua hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương ở chiến trường về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. ? Trình bày những nội dung chính của tác phẩm ? 2. Nội dung chính a. Nét chung của hai chị em Chiến, Việt - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương, cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má. - Hai chị em có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng có một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. - Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. - Cả hai chị em đều có khát khao cầm súng chiến đấu trả thù cho gia đình và đều trở thành những chiến sĩ gan góc dũng cảm. => thế hệ trẻ ở miền Nam yêu nước, anh dũng, bất khuất. b. Nét riêng của hai chị em Chiến, Việt * Nhân vật Chiến - Mang vóc dáng của mẹ mình. Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng. - Là một người chị sớm chín chắn, đảm đang. Chiến đặc biệt giống má: biết lo liệu, toan tính việc nhà thật trọn vẹn trước sau: em, nhà cửa giường ván, ruộng đồng, bàn thờ má. - Chiến rất yêu thương các em, như trở thành người mẹ hiền lúc nào cũng quên mình để lo cho các em * Nhân vật Việt - Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi lớn. - Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng => thế hệ con cháu đã vượt lên đau thương để trưởng thành, bước tiếp, đi xa hơn trên con đường cách mạng mà gia đình đã lựa chọn. Dòng sông truyền thống gia đình không bao giờ cạn, vẫn dạt dào đổ về biển cả hùng vĩ bao la. ? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm ? 3. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động - Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn theo hồi ức nhân vật - Chất sử thi của thiên truyện + Truyện phản ánh truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao của con người trong một gia đình. Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt (cuốn sổ của gia đình). + Nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp, khát vọng của thời đại, của cộng đồng. + Giọng điệu ngợi ca hào hùng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng GV cung cấp một số đề bài, yêu cầu HS chuẩn bị trước GV hướng dẫn HS giải quyết 1 đề trên lớp trên cơ sở HS đã chuẩn bị ở nhà. GV chỉ định 2 HS trình bày và kiểm tra bài tập của các HS khác GV điều hành HS nhận xét, đánh giá bài làm về nội dung, hình thức trình bày. GV đánh giá những bài của HS đã được kiểm tra. B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Câu hỏi 2 điểm 1. Tóm tắt truyện và nêu chủ đề 2. Trình bày giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Những đứa con trong gia đình. 3. Đoạn trích kết thúc như thế nào ? Nêu ý nghĩa ? Câu hỏi 5 điểm 1. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Việt trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình. 2. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chiến và Việt trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình. 3. Cảm nhận về đoạn văn sau trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình: Cúng mẹ và cơm nước xong . lội hết đồng này sang bưng khác 4. Phân tích tính sử thi của đoạn trích Những đứa con trong gia đình. * Thao tác 1: Tìm hiểu đề HS xác định yêu cầu của đề bài - Nội dung nghị luận - Thao tác lập luận chính - Phạm vi dẫn chứng Hướng dẫn Đề 1 1. Tìm hiểu đề - Kiểu văn bản: nghị luận về tác phẩm văn xuôi - Nội dung: nhân vật Việt - Thao tác lập luận chính: Phân tích - Phạm vi dẫn chứng: đoạn trích Những đứa con trong gia đình. * Thao tác 2: Lập dàn ý HS làm việc theo nhóm,xác định hệ thống ý chính (HS chuẩn bị bài trước) Đại diện các nhóm trình bày Cả lớp nhận xét, góp ý GV định hướng và chốt lại các nội dung chính HS luyện viết luận điểm 4 trong 7 phút GV đánh giá, nhận xét. 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Dẫn dắt: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề nghị luận: + Nêu nội dung nghị luận + Nêu rõ giới nghị luận của bài b. Thân bài * Tổng: Giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm, vai trò của nhân vật. * Phân: *Việt sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương do chiến tranh, có mối thù với bọn xâm lược. * Sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi lớn. * Tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương * Một chiến sĩ giải phóng quân anh hùng, quả cảm: - Tranh giành đi bộ đội để giết giặc, trả thù cho ba má, quê hương - Khi bị thương, mặc dù chỉ có một mình, Việt vẫn quyết tâm chiến đấu ngoan cường trước quân thù * Hợp: Nghệ thuật xây dựng nhân vật c. Kết bài: - Khái quát vấn đề: Việt tiêu biểu cho tuổi trẻ miền Nam thời chống Mĩ - Liên hệ các nhân vật khác * Hoạt động 3: Củng cố GV nhắc lại, khắc sâu kiến thức, kĩ năng C. CỦNG CỐ 1. Kiến thức về tác phẩm 2. Kĩ năng nghị luận về một đoạn trich văn xuôi - Bài tập về nhà: viết đoạn văn trình bày luận điểm 3 trong phần thân bài. - Chuẩn bị ôn tập bài Chiếc thuyền ngoài xa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12307688.doc
Tài liệu liên quan