Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 63

Tiết 58-59 :

Ngày soạn: ././.

Ngày dạy:././. BÀI LÀM VĂN SỐ 05

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1.Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận văn học

- Tích hợp với tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn lớp 12 học kì I và học kì II

2.Kĩ năng:

- Vận dụng kĩ năng, kiến thức về văn nghị luận đã học để viết được bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học; giải thích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, bình luận.

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

3.Thái độ, phẩm chất:

- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm.

 

docx44 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 55 đến 63, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. I. Phân tích ngữ liệu: 1. Ngữ liệu 1: a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm : - Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi. - Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ. - Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghẹ đói. b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau: - Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe. - Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe. - Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe. - Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe. - Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe. Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng. c) Các nhân vật giao tiếp trên: bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ). d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp: các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ. e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp: - Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. - Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. - Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã. 2. Ngữ liệu 2: a) Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo. - Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với Chí Phèo. - Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (có cả Chí Phèo). b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe: - Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát". - Với dân làng: Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?). - Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng. - Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo. c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp: - Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo. - Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí. - Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. - Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. - Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục. II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. 1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói. 2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội, ) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ). 3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hs luyện tập để nắm được những nét cơ bản nhất về bài học Hình thức: HS làm việc nhóm Phương pháp: Phát vấn, hoạt động nhóm B1: GV chia lớp thành 3 nhóm làm các bài tập: - Nhóm 1: Tìm hiểu Bài tập 1 - Nhóm 2: Tìm hiểu Bài tập 2 - Nhóm 3: Tìm hiểu Bài tập 3 B2: HS suy nghĩ, thảo luận B3: HS trình bày B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm. 1. Bài tập 1: Anh Mịch Ông Lí Vị thế xã hội Kẻ dưới- nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng. Bề trên- thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng. Lời nói Van xin, nhún nhường (gọi ông, lạy) Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh) Bài tập 2: * Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp: - Viên đội sếp Tây. - Đám đông. - Quan Toàn quyền Pháp. * Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa, của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người: - Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh. - Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú. - Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn. - Bác cu li xe: chú ý đôi ủng. - Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho. * Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai. Bài tập 3: a) Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người- thân mật: + Bà lão: bác trai, anh ấy, + Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, b) Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau. c) Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Hoạt động 4, 5: Vận dụng, Mở rộng, nâng cao. GV hướng dẫn HS mở rộng, nâng cao Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi: Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản nhất về nd và nt của văn bản.. GV Yêu cầu HS phân nhân vật giao tiếp đóng 1 đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A phủ. HS làm bài tập về nhà 4. Dặn dò: - Học bài cũ - Chuẩn bị tiếp nội dung bài học sau 5. Rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................. Thông qua Ngày .. tháng ..năm . Tổ trưởng Vũ Thị Dung Tiết 58-59 : Ngày soạn: ..../..../......... Ngày dạy:...../..../......... BÀI LÀM VĂN SỐ 05 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1.Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận văn học - Tích hợp với tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn lớp 12 học kì I và học kì II 2.Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng, kiến thức về văn nghị luận đã học để viết được bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học; giải thích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, bình luận. - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung 3.Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4.Phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 90 phút, tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mứcđộ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: 01 đoạn trích văn bản nhật dụng hoặc văn bản văn học. +Nội dung đề cập những vấn đề gần gũi, phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh... - Nhận biết: + Phương thức biểu đạt của văn bản. + Các thể thơ + Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học. + Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối, nhân hóa, so sánh, các phép tu từ ngữ âm, các phép tu từ ngữ pháp. + Các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận +Các từ ngữ hình ảnh, câu văn trong văn bản thể hiện nội dung + Kết cấu đoạn văn - Khái quát được nội dungcủa văn bản. - Đặt nhan đề cho văn bản. - Hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích. - Hiểu được nghĩa của từ, câu, hình ảnh trong đoạn trích. - Phân tích tác dụng của các biên pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối, nhân hóa, so sánh, các phép tu từ ngữ âm. - Nhận xét, đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm của tác giả trong đoạn trích. - Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Rút ra bài học cuộc sống từ đoạn trích. - Lí giải ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích. Số câu 01 02 01 04 Số điểm 0,5 2,0 0,5 3,0 Tỉ lệ 5% 20% 5% 30% II. Tạo lập văn bản: Văn nghị luận văn học Viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cuối học kì I hoặc đầu học kì II. Số câu 01 01 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng cộng Số câu 01 02 01 01 05 Số điểm 0,5 2,0 0,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 20% 5% 70% 100% VI. ĐỀ BÀI: Phần I: Đọc hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Pinixilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Pinixilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben. (Theo tạp chí Hóa học ngày nay – 3/1993,Câu chuyện của nhà bác học Alexander Fleming) Câu 1:  Xác định hình thức kết cấu của đoạn văn trên? ( 0.5 điểm) Câu 2: Sự việc nào giúp nhân vật “tôi” được nhận giải Nôben sớm hơn dự tính? (1,0 điểm) Câu 3: Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuỗi nếu như?  ( 1.0 điểm) Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản? ( 0,5 điểm) Phần II. Tạo lập văn bản (7điểm) Trong bài cảm nghĩ về chuyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt” ( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71) Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. V. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Diễn dịch 0,5 2 Sự việc: chiến tranh thế giới xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng. 0,5 3 Vì cuộc đời của tác giả là do hoàn cảnh sống, những cơ hội mang lại. Tác giả đã dùng hết tài năng để tận dụng cơ hội đó tạo nên thành tựu phục vụ cho cuộc sống con người. Cuộc sống chính là cơ hội, điều quan trọng ở mỗi người là có biết tận dụng cơ hội đó tạo nên thành công 1,0 4 Học sinh rút ra được một trong những thông điệp sau: mỗi tình huống trong cuộc sống là cơ hội để con người phát huy tài năng. tận dụng cơ hội học tập và sáng tạo lập nên những thành tích phục vụ cho cuộc sống con người 1,0 II TẠO LẬP VĂN BẢN 7,0 Trong bài cảm nghĩ về chuyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt” ( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71) Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Số phận, cuộc đời và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: +Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhà văn Tô Hoài 0,5 * Giới thiệu vấn đề nghị luận: +Trích dẫn ý kiến trong đề bài:  ” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt” 0,25 *Giải thích ý kiến:  – Nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi – Đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người. * Phân tích a. Con người tốt đẹp bị đày đọa : – Mị có phẩm chất tốt đẹp: + Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô không những chăm chỉ làm ăn mà còn yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình. + Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết còn hơn sống khổ nhục, nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn là bất hiếu, còn hơn thấy cha mình già yếu vẫn phải chịu bao nhục nhã khổ đau. – Bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần: + Mang danh là con dâu thống lí, vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ. Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm. + Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống cho ra người, muốn chết cũng không xong. “ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” dường như Mị bắt đầu chấp nhận thân phận khốn khổ, sống như cái bóng, như “con rùa nuôi trong xó cửa“.Mị sống mà như chết. b. Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ: – Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình xuân ở Hồng Ngài: + Bên trong hình ảnh ” con rùa nuôi trong xó cửa“ vẫn đang còn một con người khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị . Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ . Mị nhớ lại thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ . Trong khi đó, tiếng sáo( biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị. + Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại . Tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi. – Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà Pá Tra : + Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót A Phủ. Phân tích nét tâm lí: Mị thấy cái chết sắp tới với A Phủ là uất ức, phi lí. Mị không sợ hình phạt của Pá Tra , ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ. + Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, đến với tự do. 4,0 *Đánh giá chung : – Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. – Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân . – Nhưng có áp bức có đấu tranh, nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm VI. Rút kinh nghiệm: Thông qua Ngày .. tháng ..năm .. Tổ trưởng CM Vũ Thị Dung Tiết PPCT: 60- 61-62 Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ...... VỢ NHẶT KIM LÂN B1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Tên bài học: Vợ nhặt (Kim Lân) - Hình thức dạy: Cá nhân, nhóm. - Chuẩn bị của GV và HS: + Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu. + Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 12. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. B2: Xác định nội dung – chủ đề bài học: truyện ngắn hiện đại. B3: Xác định mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Hình dung được cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật. - Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động. - Hiểu được những sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và dựng đối thoai. 2. Kĩ năng: - Hình thành kĩ năng phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại (truyện ngắn) 3. Về thái độ, phẩm chất: - Thái độ : trân trọng giá trị văn học Việt Nam -Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực - Năng lực chung: Phát huy năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ... - Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. B4: Thiết kế tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Bài mới. Hoạt động 1- Khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Mục tiêu: Tạo tâm thế cho bài học với sự khởi đầu vui vẻ: Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; Kĩ thuật: công não, phòng tranh. Bước 1: GV cho HS xem trích đoạn tư liệu về nạn đói năm 1945. Cho biết cảm nhận sau khi xem đoạn tư liệu. Bước 2: HS trả lời Bước 3: GV cho hs khác nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, giới thiệu vào bài mới.: Nạn đói khủng khiếp năm 1945, một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử dân tộc ta. Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta; nhân dân ta lâm vao tình trạng một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân phải nhổ lúa để trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân Ất Dậu năm 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm. Có làng chết gần hết, nhiều người chết lả trên đường đi, nơi gốc cây, ven đường, hè nhà, quán chợ, Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cám, ăn rau, ăn củ chuối thay cơm (gia đình nhà văn Kim Lân cũng đã từng phải ăn cháo cám trong những ngày đói ấy). Sự thật bi thảm này đã từng được miêu tả trong những trang viết của Văn Cao (trong Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc), của Tố Hữu (trong Xuân đến và Đói! Đói!), của Nguyên Hồng (trong Địa ngục), của Tô Hoài (trong Mười năm), của Nguyễn Đình Thi (trong Vỡ bờ) Kim Lân đã phản ánh hiện thực đó qua truyện ngắn xuất sắc: Vợ nhặt Hs nêu cảm nhận. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. + GV: - Em hãy tóm lược những nét chính về tác giả Kim Lân? Vị trí và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Nêu xuất xứ tác phẩm? + HS: đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả * Thao tác 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. I. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản GV: ?Tìm bố cục ?Hãy tóm tắt tác phẩm. ? Nhan đề tác phẩm có gì đặc biệt? Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề ấy? HS suy nghĩ trả lời Gv mở rộng: Nói như Kim Lân “Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945 người dân lao động dường như khhó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ lấy mọi xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ - đúng là nhặt được vợ như tôi nói trong truyện” II. Đọc hiểu chi tiết: 1. Tình huống truyện - Gv nêu vấn đề: ? Em nhận xét như thế nào về tình huống có vợ của Tràng? HS suy nghĩ trả lời Gv nêu vấn đề: Lấy dẫn chứng minh hoạ và phân tích thái độ của các nhân vật trước tình huống nhặt được vợ của Tràng? Tràng lấy vợ nhờ nạn đói. Tình huống truyện đã khơi dậy ở mỗi nhân vật những ý nghĩ và tâm trạng khác nhau, gắn với thân phận, kinh nghiệm sống của họ và thể hiện tính cách khác nhau của họ HS suy nghĩ trả lời Gv nêu vấn đề: ? Ý nghĩa của việc tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm (tình huống nhặt được vợ) HS suy nghĩ trả lời Gv mở rộng: Đọc “Vợ nhặt” một tác giả đã viết “Bốn bát bánh đúc thành lễ cưới thật rồi – Xin từ điển hãy thêm từ vợ nhặt – Ngòi bút Kim Lân tưởng như đùa như khóc – Đói quắt quay nhưng tha thiết con người” Đọc những dòng tâm tư này ta hiểu, người ta nhặt nhau về không phải chỉ vì đói quá, khổ quá, cần có một chốn nương thân. Thẳm sâu của câu chuyện nhặt vợ nhặt chồng tội nghiệp ấy là khát khao về mái ấm gia đình, là tình yêu thương, đùm bọc “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cái đói là ghê gớm nhưng đàng sau cái đói, Kim Lân muốn gửi gắm một thông điệp khác: “Khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Điều đó được thể hiện trong tình huống truyện. Và đặc biệt, điều đó đã hoá thân một cách tài tình và thế giới nội tâm của các nhân vật trong truyện “Vợ nhặt”. 2. Các nhân vật trong tác phẩm: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GV : Chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí. Nhóm 1:Tìm hiểu nhân vật Tràng. ? Nhân vật Tràng được Kim Lân giới thiệu như thế nào? ? Tràng và Thị đến với nhau như thế nào? ? Vì sao Tràng rủ người đàn bà mới gặp hai lần về làm bạn với mình? ? Cái chậc lưỡi “Chậc, kệ!” chứng tỏ nét tình cách gì ở người đàn ông này? ? Trên đường về nhà thái độ của Tràng thay đổi như thế nào? ?Diễn biến tâm trạng và thái độ của Tràng khi dẫn Thị về nhà? Nhóm 2: Tìm hiểu nhân vật người vợ nhặt. ? Khi ở chợ vì sao Thị nhanh chóng bám lấy câu “nói đùa” để đi theo Tràng? ?Trên đường về nhà Thị có thái độ như thế nào? Vì sao? ?Sáng hôm sau Thị có gì thay đổi? Lí do? Nhóm 3: Tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ ? Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi về đến nhà? Tác giả đã diễn tả tâm lí của bà như thế nào? Vì sao từ ngạc nhiên đến mừng lo buồn tủi lẫn lộn? Vì sao bà thấy thương ngay người đàn bà trẻ xa lạ? Bà là người nhiều tuổi nhất nhưng lại nghĩ như thế nào về tương lai? Câu nói nào của bà cụ làm em cảm động nhất? Vì sao? GV mở rộng : Nhà văn Kim Lân tâm sự “Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đấy tình của người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà còn đày lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện” B2: Thực hiện nhiệm vụ - Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm B3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, - HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung - GV kết luận. 3. Đoạn kết của tác phẩm GV nêu vấn đề : Kết thúc của tác phẩm gợi cho em có thể viết tiếp như thế nào về cuộc sống trong tương lai của gia đình Tràng? Lí do xuất hiện hình ảnh kết này trong tác phẩm? Hs tìm hiểu, suy nghĩ, trả lời Thao tác 3: Tổng kết . + GV: Nêu giá trị nội dung tác phẩm? + HS: Dựa vào mục Ghi nhớ + Tác phẩm đã để lại những giá trị cơ bản nào? + GV: Nêu giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm? + HS: Dựa vào mục Ghi nhớ và trả lời I/ TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007). Quê ở Phù Lưu, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. - Trước cách mạng Kim Lân là nhà văn hiện thực phê phán; sau cách mạng vừa là nhà báo, nhà văn, viết nhiều về nông thôn và người nông dân bằng tình cảm đôn hậu, nhân ái. - Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động nghèo, ông am hiểu và cảm thông sâu sắc với họ. - Các tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện 1955), Con chó xấu xí (Tập truyện 1962) - 2001 Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2/ Tác phẩm - Rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962) - Là một chương rút ra từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám bị thất lạc bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 19 Vo chong A Phu_12472925.docx