VIỆT BẮC
(Trích)
TỐ HỮU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Cho biết đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?
- Với kiểu bài đó, cách làm như thế nào?
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 52375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ.
2. Lập dàn ý:
a Mở bài:
Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai
b Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu nói:
- Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng: về số lượng tác phẩm, về thể loại, về phong cách tác giả.
- Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
* Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói:
- Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng
- Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam:
+ Văn học trung đại
+ Văn học cận – hiện đại.
- Nguyên nhân:
+ Đời sống tư tưởng con người Việt Nam phong phú đa dạng
+ Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
- Nêu và phân tích một số dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt Bắc…
c. Kết bài:
* Khẳng định giá trị của ý kiến trên.
- Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc.
- Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
- Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại.
* Đề 2: SGK
II. Đối tượng và cách làm bài:
1. Đối tượng của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…
2. Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào:
- Giải thích
- Chứng minh
- Bình luận
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1/93:
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
- Nội dung:
+ Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
+ Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
- Phạm vi tư liệu:
+ Tác phẩm Thạch Lam
+ Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
* Thân bài:
- Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
- Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....) để chứng minh 2 nội dung:
Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
Tác dụng giáo dục con người của văn học
* Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+ Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+ Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
2. Bài tập 2/93: Làm ở nhà
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Củng cố, hoàn thiện các kiến thức về văn học được học trong chương trình.
Ngày soạn: 12/10/2011
Tiết PPCT: 22
Đọc văn
VIỆT BẮC
(Trích)
TỐ HỮU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Cho biết đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?
- Với kiểu bài đó, cách làm như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Giới thiệu những nét chính về tiểu sử của Tố Hữu?
? Giới thiệu những nét chính về đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu? Nhận xét?
? Trình bày nội dung chính của tập thơ Việt Bắc?
? Trình bày nội dung chính của tập thơ Gió lộng?
? Trình bày nội dung chính của 2 tập thơ “Ra trận”, “Máu và hoa”?
? Trình bày nội dung chính của hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)?
? Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị?
- Giọng thơ tâm tình, tự nhiên...vì:
+ Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế
+ Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu…”
? Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc được biểu hiện ở những phương diện nào?
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ:
I. Vài nét về tiểu sử :
- Tố Hữu (1920 - 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế
- Cuộc đời chia làm ba giai đoạn:
+ Thời thơ ấu:
+ Thời thanh niên:
+ Thời kì giữ nhưng cương vị trọng yếu:
- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
II. Đường cách mạng, đường thơ:
1. Từ ấy (1937-1946):
- Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM.
- “Từ ấy” gồm 3 phần: Máu lửa (1937- 1939), Xiềng xích (1939-1942), Giải phóng (1942 - 1946).
2. Việt Bắc (1947 - 1954):
* Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp, là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.
* Nội dung:
- Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
- Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc…
- Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,….
* Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,….
3. Gió lộng (1955 - 1961):
* Ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
* Nội dung:
- Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN
- Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.
* Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…
4. “Ra trận” (62 - 71), “Máu và hoa” (72 - 77):
* Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
* Nội dung:
- Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, người thợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân…)
- Máu và hoa:
+ Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ
+ Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
* Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…
5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn: thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- Trong việc miêu tả đời sống: thì thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi thể hiện ở chỗ đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc nên con người trong thơ là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
+ Lục bát ca dao và lục bát cổ điển
+ Thể thất ngôn.
- Về ngôn ngữ:
+ Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc.
+ Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ,….
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Thác, bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
Ngày soạn: 16/10/2011
Tiết PPCT: 23
Tiếng Việt
LUẬT THƠ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu.
- Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ một bài thơ cụ thể.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Các thể thơ Việt Nam được chia thành 3 nhóm: thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát, song thất lục bát, hát nói), thể thơ Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, bát cú), thể thơ hiện đại (5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, thơ tự do, thơ – văn xuôi).
- Vai trò của tiếng trong luật thơ: số tiếng là một nhân tố để xác định thể thơ, vần của tiếng là cơ sở của vần thơ, thanh của tiếng tạo ra nhạc điệu và sự hài thanh. Tiếng còn xác định nhịp điệu trong thơ.
- Luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú):
+ Số câu trong bài và số tiếng trong mỗi câu thơ.
+ Sự hiệp vần giữa các câu thơ.
+ Sự phân nhịp trong các câu thơ.
+ Sự hài thanh trong câu thơ và bài thơ.
+ Kết cấu, sự phân khổ trong bài thơ.
- Một số điểm trong luật thơ có sự khác biệt và sự tiếp nối giữa thơ hiện đại và thơ trung đại.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được luật thơ ở một bài thơ cụ thể thuộc thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn Đường luật (tứ tuyệt, bát cú).
- Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống.
- Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu nội dung chính của các tập thơ Tố Hữu?
- Hãy trình bày những hiểu biết của em về phong cách thơ Tố Hữu?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV gợi dẫn để HS nhớ lại những bài thơ đã được học về 3 nhóm thể loại khác nhau.
? Dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
? Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
? Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
GV cho học sinh xem một bài thơ lục bát:
“ Trăm năm/ trong cõi/ người ta
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau
Trải qua/ một cuộc /bể dâu
Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng”
? Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh
GV cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
GV cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá/, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?
Non nước đầy vơi/ có biết không?
GV cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.
Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,
Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ:
- Kể các bài thơ đã học.
- Xếp vào 3 nhóm: thơ truyền thống của dân tộc, thơ Đường luật, thơ hiện đại.
1. Khái niệm:
- Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
2. Các thể thơ:
a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
3. Sự hình thành luật thơ:
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
- Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ
- Vần của tiếng tạo nên vần thơ (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau).
- Thanh của tiếng tạo nhạc điệu và sự hài thanh.
- Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau).
=> Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1. Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Vần:
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh:
+ Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
+ Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
2. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục
- Vần:
+ Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T
+ Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất 3/4; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:
b. Ngũ ngôn bát cú:
- Số tiếng: 5, số dòng: 8
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B- B, T - T ở tiếng thứ 2, 4
4. Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Thất ngôn tứ tuyệt:
- Số tiếng: 7, số dòng: 4
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk.
b. Thất ngôn bát cú:
- Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).
- Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: theo mô hình trong sgk.
5. Các thể thơ hiện đại:
- Ảnh hưởng của thơ Pháp
- Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
III. LUYỆN TẬP:
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh:
a. Hai câu song thất:
- Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng 7 và tiếng 5
-> vần lưng
- Ngắt nhịp: ¾
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là tiếng B
b. Thể thất ngôn Đường luật:
- Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 -> vần chân, vần cách (hoa – nhà).
- Ngắt nhịp: 4/3
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
+ Tiếng thứ 2 các dòng:
suối, lồng, khuya, ngủ
T B B T
+ Tiếng thứ 4 các dòng:
như, thụ, vẽ, lo
B T T B
+ Tiếng thứ 6 các dòng:
hát, lồng, chưa, nước
T B B T
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình Ngữ văn 12 theo các thể thơ.
- Thơ hiện đại rất tự do, linh hoạt về số câu, số tiếng ở mỗi dòng, về gieo vần, ngắt nhịp, về niêm, về đối...nhưng vẫn có điểm khác với văn xuôi. Phân tích sự khác biệt đó.
Ngày soạn: 18/10/2011
Tiết PPCT: 24
Làm văn
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HiÓu râ nh÷ng u, khuyÕt ®iÓm cña bµi lµm ®Ó cñng cè kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng vÒ v¨n nghÞ luËn.
- Rót kinh nghiÖm vÒ c¸ch ph©n tÝch ®Ò, lËp dµn ý bµi v¨n nghÞ luËn.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
- ViÕt ®îc bµi v¨n nghÞ luËn võa thÓ hiÖn sù hiÓu biÕt vÒ xã hội, võa nªu lªn nh÷ng suy nghÜ riªng, bíc ®Çu cã tÝnh s¸ng t¹o.
- RÌn luyÖn c¸ch ph©n tÝch, nªu c¶m nghÜ cña b¶n th©n.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Luận đề mà đề bài đặt ra là gì? Hướng giải quyết? Ta cần sử dụng những thao tác lập luận nào trong bài viết? Tư liệu?
? Mở bài ta cần nêu những ý gì?
? Phần thân bài cần phải trình bày những ý nào? Xác định các dẫn chứng cụ thể?
? Nêu cách ứng xử cụ thể của mọi người với vấn đề?
? Bài học rút ra là gì?
Đề bài: Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Luận đề:
Thực trạng môi trường hiện nay.
- Thao tác:
Giải thích, chứng minh, bình luận.
- Tư liệu: trong cuộc sống.
2. Lập dàn ý:
* Më bµi:
- Giíi thiÖu vÊn ®Ò ®Æt ra trong ý kiến
- Nêu luận đề chính của bài viết theo các cách khác nhau.
* Th©n bµi:
- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.
+ Tạo sự sống con người.
+ Môi trường sống cho nhiều động, thực vật.
+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.
+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người
- Thực trạng môi trường hiện nay:
+ Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người.
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông,
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi.…
- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi cực về môi trường:
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống.
+ Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần…
+ Đất đai bị sa mạc hóa, không thể nào anh tác, sinh sống được.
+ Nguồn tài nguyên không còn nữa: Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.
+ Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.
+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.
+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.
- Më réng, n©ng cao vÊn ®Ò, nªu biÖn ph¸p..
- Đối với các cấp lãnh đạo:
+ Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.
+ Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Xử lí thật nặng những kẻ phá môi trường.
+ Không được khai thác môi trường bừa bãi, không có kế hoạch.
+ Tăng cường lực lượng bảo vệ môi trường.
+ Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ môi trường.
- Đối với bản thân:
+ Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng.
+ Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.
* KÕt bµi:
Bài học cho bản thân.
3. Nhận xét, chữa lỗi:
4. Trả bài
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Sưu tầm các đề nghị luận về một hiện đượng đời sống để tập lập dàn ý.
Ngày soạn: 19/10/2011
Tiết PPCT: 25, 26
Đọc văn
VIỆT BẮC
(Tiếp theo)
TỐ HỮU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Hãy trình bày luật của thể thơ Lục bát?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ cho ta biết được tâm trạng gì của các nhân vật trữ tình? Câu thơ nào tập trung nói rõ điều đó?
? Người ở lại hay người ra đi lên tiếng trước? Những câu hỏi có tác dụng gì?
? Cảnh vật núi rừng Việt Bắc được khắc hoạ trong đoạn thơ nào? Cảnh vật hiện lên như thế nào?
? Bảy mươi câu đáp mục đích chính là gì?
? Đẹp nhất trong nỗi nhớ là có sự hoà quyện giữa những điều gì? Được thể hiện trong đoạn thơ nào?
? Phân tích bức tranh tứ bình trong đoạn thơ?
? Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp nào? Được thể hiện trong những câu thơ nào?
? Nhận xét về những hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
? Những nghệ thuật trên diễn tả điều gì?
? Khí thế chiến thắng của dân tộc được thể hiện trong những câu thơ nào?
? Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn nào đã làm nên chiến thắng?
? Tác giả đã nêu lên những vai trò gì của Việt Bắc trong kháng chiến?
? Trong những câu thơ cuối đoạn trích, tác giả còn khẳng định những gì?
? Tính dân tộc của đoạn thơ được thể hiện như thế nào qua thể loại?
? Ngôn ngữ trong đoạn thơ được lấy từ đâu? Nó có đặc điểm như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi.
- Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.
- Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc .
2. Sắc thái tâm trạng:
- Một cuộc chia đầy xúc động, bâng khuâng không nói nên lời của những người từng gắn bó có biết bao kỷ niệm ân tình thuỷ chung.
- Chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu thể hiện khéo léo như tâm trạng của tình yêu đôi lứa.
3. Bố cục:
* 2 phần:
- Tám câu đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
- 82 câu sau: những kỉ niệm về VB hiện lên trong hoài niệm.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người:
- Bốn câu trên: là lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình qua đó thể hiện tâm trạng bâng khuâng, bịn rịn của người ở lại.
- Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng, lưu luyến.
2. 82 câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm:
a. Mười hai câu hỏi:
- Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm:
Mình về mình……mặn nồng
-> Những câu hỏi gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. VB từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.
b. Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc:
* Nhớ về vẻ đẹp của cảnh núi rừng
- Cảnh vật núi rừng Việc Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa mơ mộng:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
……………………………….
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
- Đẹp nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người:
Ta về mình có nhớ ta
......................................................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
- Thiên nhiên Việt Bắc hiệ lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa.
* Nhớ về con người VB với những phẩm chất cao đẹp:
- Tuy họ nghèo về vật chất nhưng lại giàu về nghĩa tình: “Hát hiu lau xám, đậm đà lòng son”
- Chịu thương, chịu khó:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
- Họ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với người cán bộ kháng chiến:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
* Nhớ Việt Bắc trong chiến đấu:
- Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ :
Những đường Việt Bắc của ta
.................................................
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
+ Sử dụng những hình ảnh chỉ không gian rộng lớn, những từ láy: rầm rập, điệp điệp, trùng trùng.
+ Sử dụng biện pháp so sánh: như là đất rung.
+ Cường điệu: bước chân nát đá.
=> Với âm hưởng hùng ca, mang tính sử thi, tác giả đã diễn tả được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp và sức mạnh của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Dân tộc ấy vượt qua bao khó khăn, thử thách, hi sinh để đem về những kì tích: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên...
- Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng:
+ Đó là sức mạnh của lòng căn thù: “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”.
+ Đó là sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: “Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”.
+ Sức mạnh của tình đoàn kết:
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây...
...chiến khu một lòng”
=> Những cội nguồn đó đã tạo thành hình ảnh một đất nước đứng lên tiêu diệt kẻ thù.
* Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
“Mình về, có nhớ núi non,
........................................................
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”
-> Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước..
“Ở đâu u ám quân thù,
..................................................
Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
-> Việt Bắc là chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.
* những câu thơ cuối:
+ Khẳng định Việt Bắc là nơi có “Cụ Hồ sáng soi”, có “Trung ương chính phủ luận bàn việc công”
+ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
a. Về thể loại:
- Sử dụng thể thơ Lục bát bằng cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, người ra đi, người ở lại đối đáp nhau.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng, hài hoà
+ Lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, cân xứng hài hoà.
b. Về ngôn ngữ:
- Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào nghĩa tình.
+ Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”
“Nắng trưa rực rỡ sao vàng”
+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu:
“Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
“Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
=> Tất cả tạo giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỷ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ (SGK)
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
- Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến cấu 52...)
- Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ.
Ngày soạn: 28/10/2011
Tiết PPCT: 27
Làm văn
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
I
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án ngữ văn 12 theo chuẩn KTKN.doc