II. Đọc – Hiểu:
1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người: (8 câu đầu)a) Lời người Việt Bắc (ở lại): 4 câu đầu
- Các câu hỏi tu từ: Mình về ta ; Mình về có không + điệp từ “có nhớ” -> gợi nhớ kỉ niệm
và khắc sâu nỗi nhớ.
- Đại từ “mình – ta”: tình cảm gắn bó.
- 15 năm (1940-1954).
- Từ láy : “thiết tha” + mặn nồng -> tình cảm thiêng liêng, son sắt.
- Gợi nhớ về không gian: núi song, nguồn -> đạo lí.
b) Lời người ra đi:
- “Tiếng ai”: tiếng người VB.
- Các từ láy: “tha thiết”, “bang khuâng”, “bồn chồn” -> lưu luyến, bịn rịn, da diết.
Người VB nói lời “thiết tha”, người cán bộ CM nghe “tha thiết”. Giữa 2 tập thể ấy dường
như có sự hô ứng, đồng vọng về tình cảm, sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân với CM.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Việt Bắc - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT BẮC
Tố Hữu
A. Tác giả:
I. Tiểu sử (1920 – 2002)
- Quê: Thừa Thiên – Huế.
- Gia đình: nhà Nho nghèo yêu nước.
- Cuộc đời: ngay từ nhỏ sớm giác ngộ lí tưởng CM. Từng bị bắt, bị tù đày. Sau CM vẫn hăng
say sáng tác văn học phục vụ CM. Từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước.
- 3 yếu tố: quê hương, gia đình, bản thân -> góp phần hình thành nên hồn thơ Tố Hữu. Ông
được mệnh danh là lá cờ đầu của thi ca CM.
II. Đường CM, đường thơ: đường CM và đường thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, cụ thể:
1. Chặng 1: “Từ ấy” (1937-1946)
2. Chặng 2: “Việt Bắc” (1946-1954)
3. Chặng 3: “Gió lộng” (1955-1961)
4. Chặng 4: “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977)
5. Chặng 5: “1 tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)
III. Phong cách thơ TH:
1. Nội dung:
- Thơ TH đậm chất trữ tình – chính trị.
- Thơ TH đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Giọng thơ tâm tình. (xuất phát trừ quê hương – Huế)
2. Nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc
- Thể thơ: lục bát, thất ngôn.
- Ngôn ngữ: gần gũi, giản dị, cách nói quen thuộc trong ca dao, giàu tính nhạc.
IV. Kết luận: (SGK/99)
B. Tác phẩm:
I. Giới thiệu chung:
1. HCST: 10/1954 nhân sự kiện cơ quan TW Đảng từ Việt Bắc về HN. Cuộc chia tay
giữa 2 tập thể : người cán bộ CM với nhân dân VB -> xúc động nên viết bài thơ.
2. Bố cục bài thơ: 150 câu
3. Đặc điểm bài thơ:
- Thể thơ lục bát.
- Kết cấu : mình – ta.
Quen thuộc trong ca dao dân ca nhằm thể hiện tình cảm gắn bó thuỷ chung và đạo lí uống
nước nhớ nguồn giữa 2 tập thể: nhân dân VB và những người cán bộ CM.
4. Đoạn trích:
- Vị trí: thuộc phần đầu bài thơ.
- Bố cục : 2 phần
+ 8 câu đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng con người.
+ 82 câu còn lại: những kỉ niệm ở VB hiện lên trong hoài niệm.
II. Đọc – Hiểu:
1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người: (8 câu đầu)
a) Lời người Việt Bắc (ở lại): 4 câu đầu
- Các câu hỏi tu từ: Mình vềta ; Mình về cókhông + điệp từ “có nhớ” -> gợi nhớ kỉ niệm
và khắc sâu nỗi nhớ.
- Đại từ “mình – ta”: tình cảm gắn bó.
- 15 năm (1940-1954).
- Từ láy : “thiết tha” + mặn nồng -> tình cảm thiêng liêng, son sắt.
- Gợi nhớ về không gian: núi song, nguồn -> đạo lí.
b) Lời người ra đi:
- “Tiếng ai”: tiếng người VB.
- Các từ láy: “tha thiết”, “bang khuâng”, “bồn chồn” -> lưu luyến, bịn rịn, da diết.
Người VB nói lời “thiết tha”, người cán bộ CM nghe “tha thiết”. Giữa 2 tập thể ấy dường
như có sự hô ứng, đồng vọng về tình cảm, sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân với CM.
- Hoán dụ : “áo chàm” (chỉ người VB).
- “Cầm tay” (nhịp 3/3/2) -> Biết nói gì đây khi khoảng thời gian gắn bó là 15 năm với biết
bao kỉ niệm, bao nhớ thương. Trong giây phút ngậm ngùi và thiêng liêng ấy họ đã nén lại và
lưu giữ tình cảm. Vì lẽ đó “cầm tay nhau” đã nói lên tất cả mọi việc.
2. Những kỉ niệm về VB hiện lên qua hoài niệm:
a) 12 câu hỏi của người VB:
- Lặp cấu trúc : mình đi; mình về + có nhớ.
- Điệp từ : “nhớ”
Tác dụng: gợi nhớ kỉ niệm.
- Những kỉ niệm:
+ Mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên khắc nghiệt.
+ Miếng cơm chấm muối, mối thù -> ngày tháng khó khan về vật chất, gánh nặng mối
thù.
+ Trám rụng, măng già -> người cán bộ đi để lại nỗi nhớ của người VB.
+ Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> đối lập : tuy nghèo khổ nhưng giàu tình nghĩa.
+ Khi kháng Nhật, còn Việt Minh.
+ Tân Trào, Hồng Thái -> địa danh lịch sử gắn liền với chặng đường CM.
b) 70 câu còn lại : Lời đáp của người cán bộ:
Lời đáp để KĐ tình cảm : 4 câu đầu
- “Ta – mình”, “mình – ta” -> tuy 2 nhưng là 1, không thể tách rời.
- Lòng ta: “mặn mà” (từ láy) + “đinh ninh” -> lời thề mãi mãi gắn bó, thuỷ chung.
- Đại từ: “mình” (lặp 3 lần).
Nỗi nhớ về cảnh và người VB: 18 câu tiếp
- NT so sánh: “Nhớ gì” (nhớ VB) với “nhớ người yêu” -> da diết, bồn chồn, cháy bỏng,
thiêng liêng.
- Nhớ thiên nhiên:
+ Trăng, núi, nắng chiều.
+ Bản (khói, sương)
+ Rừng nữa, bờ tre.
+ Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.
Đẹp, thơ mộng, mang đặc trưng của thiên nhiên VB.
- Nhớ người VB:
+ Người mẹ
+ Người thương
+ Lớp học
+ Tiếng mõ rừng chiều
+ Chày đêm
Cần cù, tần tảo, chịu thương chịu khó, lạc quan, nghĩa tình.
Nỗi nhớ hoa và người hoà quyện: 10 câu tiếp
- 2 câu đầu: “Ta về cùng người”; “Hoa cùng người” -> thiên nhiên và con người.
- Câu lục tả cảnh, câu bát tả người.
* Mùa đông:
+ Thiên nhiên: rừng (xanh), hoa chuối (đỏ) -> mùa đông trở nên ấm áp
+ Con người: dao gài thắt lung -> chủ động, cần cù, khoẻ khoắn trong lao động.
* Mùa xuân:
+ Thiên nhiên: hoa mơ (trắng) -> làm trẻ lại rừng già.
+ Con người: đan nón + động từ “chuốt” -> tỉ mỉ, chịu thương chịu khó.
* Mùa hè:
+ Thiên nhiên: rừng phách (vàng + động từ “đổ”), ve (kêu) -> đẹp, rực rỡ, sôi động.
+ Con người: em gái – hái măng 1 mình -> chủ động, hăng say trong lao động.
* Mùa thu:
+ Thiên nhiên: trăng (rọi hoà bình) -> thanh bình, ấm áp.
+ Con người: tiếng hát – ân tình, thuỷ chung.
Bức tranh thiên nhiên và con người hoà quyện, quấn quýt, tạo nên vẻ đẹp hài hoà giữa
hoa và người. Ở đó thiên nhiên VB hiện lên thơ mộng, trữ tình, còn người VB bình dị,
khéo léo, đầy nghĩa tình.2
Nỗi nhớ về kháng chiến: “Nhớ khi giặcnúi Hồng”
- Nhớ về những ngày tháng gian khổ : giặc đến giặc lùng, bốn mặt sương mù.
- Những ngày tháng trưởng thành: điệp từ “rừng” (thiên nhiên).
- Niềm vui chiến thắng và khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến.
+ Khí thế dũng mãnh:
o So sánh : “rầm rập như là đất rung”
o Từ láy: “điệp điệp”, “trùng trùng”.
o Cường điệu: “bước chân nát đá”.
o Các lực lượng tham gia: dân công, đoàn quân.
Khí thế hừng hừng, quyết chiến của những cuộc hành quân, chiến đấu.
+ Niềm vui chiến thắng:
o Điệp từ “vui”
o Liệt kê các địa danh chiến thắng: HB, TB, ĐB, Đồng Tháp, An Khê, VB, đèo
De, núi Hồng.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, lan toả, dồn dập.
Vai trò của VB trong kháng chiến: “Ai vềTân Trào”
- Là nơi TW Đảng và Chính phủ họp bàn, điều quân, phát động các chiến dịch.
- Là chiến khu kiên cường, nuôi dưỡng sức mạnh chiến đấu, là nơi có trái tim VN, có “cụ Hồ
sáng soi”.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Đoạn trích mang đậm phong cách thơ TH: đậm đà tính dân tộc. Cụ thể:
thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so
sánh, cường điệu, hoán dụ. Hình ảnh, ngôn ngữ gần gũi, giản dị.
2. Nội dung: Văn bản là bản hùng ca và tình ca về kháng chiến và con người trong
kháng chiến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 8 Viet Bac_12402816.pdf