Giáo án Ngữ văn 12: Vợ nhặt - Kim Lân

2. Nghệ thuật:

- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo;

 

- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.

- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.

- Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.

 

3. Ý nghĩa văn bản:

Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23706 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết 61,62,63 VỢ NHẶT (Kim Lân) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết. - Xây dựng tình huuống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.. 2. Kỹ năng: - Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện hiện đại. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3.Thái độ: Yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu những nét chính về nhà văn Kim Lân. - Nêu xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt ? * GV gợi ý chia bố cục: + Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. + Đoạn 2: Kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng. + Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới. + Đoạn 4: Lòng tin về sự đổi đời trong tương lai. * GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945. HĐ2 * GV dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt, Tình huống truyện? + Những người hành khất: “từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ” + Không khí chết chóc bao trùm: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây năm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” + Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như những đám mây đen. - Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng? - HS phân tích, dẫn chứng và tổng hợp. ->giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ; -> Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. *GV diễn giảng:Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (dám người đói và cờ đỏ bay phất phới…). “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này” - Vì sao thị quyết định theo không Tràng? - Trên đường về biểu hiện của thị ra sao? +“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn” + Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia” - Diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ? “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.” “Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được” “Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” - Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này? "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem". - Nhận xét của em như thế nào về ba nhân vật? - Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân? (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,…) - HS thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV. -> Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. - Hãy rút ra ý nghĩa văn bản? - HS phát biểu và tổng hợp. I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007): thành công về đề tài nông thôn và người nông dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này. 2.Tác phẩm: Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: a. Nhân vật Tràng: - Người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở; - Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc; b. Người “vợ nhặt”: - Nạn nhân của nạn đói. - Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. - Sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình. c. Bà cụ Tứ: - Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; - Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; - Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. =>Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. - Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. 3. Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 4. Củng cố: Theo từng phần của bài học. 5. Hướng dẫn tự học: - Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. - Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. - Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Xem lại cách viết bài văn NLXH và NLVH – Bài viết số 5. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt tuần 22 - 24/12/2011 P.HT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Ngữ văn 12 tuần 22.doc
Tài liệu liên quan