II. Tìm hiểu văn bản
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
a/ Hoàn cảnh, cách thức chọn người nối ngôi:
+ H/cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, muốn truyền ngôi .
+ Người nối ngôi vua phải nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng.
+ Hình thức : Là một câu đố đặc biệt.
- Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Bài 1 - Tiết 2 Hướng dẫn đọc thêm: bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2014
Ngày giảng: 6A:21 /8/2014
6B: 19/8/2014
ngữ văn: Bài 1 - Tiết 2
Hướng dẫn đọc thờm: bánh chưng, bánh giầy
(Truyền thuyết)
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương
- Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa của người Việt
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện truyền thuyết
- Nhận ra được những sự việc chính trong truyện
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh minh họa
2. Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp và các kỹ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận, vấn đáp gợi tìm,.....
- Kỹ thuật dạy học: khăn trải bàn
IV. Các bước lên lớp
A. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ (3'):
- Kể tóm tắt truyện "Con Rồng, cháu Tiên"? Truyện có ý nghĩa gì?
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động (1')
Hỏi: Tết đến, xuân về bố, mẹ các em chuẩn bị thứ bánh gì để cúng tổ tiên?
GV: Sau khi chia tay 50 người con theo mẹ Âu cơ lên núi, con cả lên làm vua gọi là vua Hùng. Sáu đời truyền ngôi theo cách cha truyền con trưởng. Đến đời thứ 7, vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con làm vừa ý vua cha. Vậy ai sẽ làm vừa ý vua cha? làm ntn?, ta cùng tìm hiểu bài “Bánh chưng bánh giầy”.
Hoạt động 2: Đọc - thảo luận chú thích (7’)
* Mục tiêu:
+ Đọc diễn cảm, Hiểu một số chú thích khó trong truyện
Đọc chậm rãi thể hiện tình cảm của các nhân vật.
Hỏi. Truyện có những nhân vật nào, những sự việc chính nào?
H/s thảo luận chú thích: Chú ý các chú thích 1,2,3,4,7,8,9,
9,12,13.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản (23')
* Mục tiêu: + Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật truyện
HS theo dõi đoạn đầu.
Hỏi. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong h/cảnh nào?
Hỏi. ý của vua ra sao?
Hỏi. Để chọn người nối ngôi. Vua Hùng đã chọn hình thức nào?
Hỏi. Tại sao vua Hùng lại chọn hình thức là một câu đố?
( Vì trong truyện cổ dân gian việc giải đố là một loại thử thách khó khăn với các nhân vật ).
Hỏi. Em đánh giá gì về cách chọn người nối ngôi của Vua Hùng?
- GV: Trong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả (Con rồng cháu tiên). Nhưng trong truyện này vua Hùng đã phá lệ truyền ngôi. Bởi vậy mới đưa ra cách thức chọn như vậy.
- Giáo viên : Vậy các lang đã làm ntn? Ai là người nối ngôi vua...(chuyển ý).
Hỏi. Các lang có đoán được ý vua không? Vì sao?
(không "Vì đây là câu đố khó....).
Hỏi. Vì sao Lang Liêu được thần mách bảo?
(Vì ông là người thiệt thòi nhất, là người chăm chỉ, là người thông minh tháo vát....)
Hỏi. Em có nhận xét gì về nhân vật Lang Liêu?
Hỏi. Lang Liêu được chọn nối ngôi, Ông đã làm vừa ý vua, nối được trí vua. vậy ý vua Hùng, trí của vua Hùng là gì?
Hỏi. Chí của Vua Hùng có hợp với lời thần báo mộng, với lòng dân không? Chi tiết thần báo mộng có ý nghĩa gì?
(Có- Thần đã tìm đúng người con vua Hùng chăm chỉ lo việc đồng áng để trao gửi ý nguyện .
ý nghĩa: Trọng nghề nông, yêu quý sức lao động của con người....)
HS quan sát tranh minh họa
Hỏi. Như vậy phong tục làm bánh “Bánh chưng, Bánh giầy” có từ bao giờ?
(thời Hùng vương đời thứ 7 khi Lang Liêu nối ngôi)
Hỏi. Từ câu chuyện này em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thần với người?
(Thần gợi ý, hướng dẫn còn mọi việc đều do con người. Yếu tố thần kì giúp con người phát triển tài năng và trí tuệ, đức độ toả sáng...)
HS hđ kỹ thuật khăn trải bàn:
Hỏi: Qua bài học em hãy cho biết ý nghĩa của truyện ?
Hoạt động 4: Tổng kết, ghi nhớ (3’)
* Mục tiêu: HS kết luận lại được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của truyện
Hỏi: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của truyện (KT trình bày một phút)
HS đọc ghi nhớ
GV chốt kiến thức
Hoạt động 5: Luyện tập (3’)
* Mục tiêu: hiểu ý nghĩa của phong tục
ngày tết làm bánh chưng, bánh giày
HS đọc bài tập : Thảo luận bàn
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
(SGK trang 11+12)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
a/ Hoàn cảnh, cách thức chọn người nối ngôi:
+ H/cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, muốn truyền ngôi .
+ Người nối ngôi vua phải nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng.
+ Hình thức : Là một câu đố đặc biệt.
- Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử.
2. Cuộc thi tài giải đố
+ Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu thật ngon.
+ Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Một đêm chàng được thần mách bảo và đã làm nên hai thứ bánh đem lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu là người duy nhất hiểu được ý vua và thực hiện được ý thần, là người tháo vát và rất trí tuệ.
2. ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta
III. Tổng kết
(SGK tr 12)
IV. Luyện tập
- Trao đổi ý kiến về phong tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy
D. Củng cố (2')
- GV củng cố kiến thức cơ bản của bài.
H. Nêu nội dung chính và nghệ thuật kể chuyện.
E. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (2')
- Đọc, ghi nhớ các sự việc chính trong truyện.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"
- Chuẩn bị: “Từ và cấu tạo của từ TV”
* Khẳng định chất lượng sau giờ dạy:
- Đề bài: ý nghĩa của truyện bỏnh trưng bỏnh giầy?
- Đỏp ỏn – Thang điểm:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy. (5 điểm)
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. (5 điểm)
- Dự kiến kết quả mong đợi : 6A : 31/35 HS đạt bằng 88,6%; 6B : 31/35 HS đạt bằng 88,6%.
- Kết quả khảo sỏt thực tế : .................................................................................
.................................................................................
Ngày /8/2014
Duyệt của CM
Phạm Anh Xuõn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Banh chung banh giay_12316053.doc