Giáo án Ngữ văn 6 bài 5 tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự .

? Gọi HS đọc lại ba đoạn văn .

? Mỗi đoạn gồm mấy câu?

- HS nêu: Đoạn 1: 2 câu

 Đoạn 2: 6 câu

 Đoạn 3: 3 câu

? Cho biết ý chính của từng đoạn? câu nào quan trọng nhất trong từng đoạn? Vì sao gọi đó là câu chủ đề?

 Đoạn 1: câu 2: Vua Hùng kén rể

 Đoạn 2: câu 6: Hai thần đến cầu hôn

 Đoạn 3: câu 1: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

  Đó là câu chủ đề vì nó nêu lên vấn đề chính, chủ yếu của từng đoạn.

? Các câu trong đoạn có mối quan hệ như thế nào?(Nhận xét về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn

- Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính, hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.

? Về hình thức, đoạn văn được trình bày ntn?

- Đọan văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng.

GV chốt ý ghi bảng

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 bài 5 tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 - Tiết CT: 20 Tuần dạy: 5 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Biết được lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc. - Biết đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng từ chính xác, hay khi viết đoạn văn tự sự. 4. Phát triển năng lực HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn. - Giải quyết bài tập. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học ở nhà. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: - Kiểm tra vở ghi bài, vở BT 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt đông1:Vào bài Hoạt đông2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về lời văn giới thiệu nhân vật .. * GV treo bảng. Cho HS quan sát đoạn văn (1), (2) sgk/ 58 ? Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi. ? Hai đoạn văn trên giới thiệu về những nhân vật nào ? - Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? Em hãy cho biết, đoạn 1 giới thiệu gì về vua Hùng và Mị Nương? Đoạn 2 giới thiệu gì về Sơn Tinh và Thủy Tinh? *Đoạn 1: - Hùng Vương: giới thiệu tên, quan hệ, tình cảm với Mị Nương. - Mị Nương: giới thiệu tên, quan hệ với cha, ngoại hình, tính cách. * Đoạn 2: Giới thiệu về việc làm, lai lịch, tên gọi, tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng như thái độ đánh giá của người kể. ? Các câu văn giới thiệu trên thường dùng những từ, cụm từ gì? - Các câu văn giới thiệu trên thường dùng những từ: là , có ; cụm từ : Người ta gọi chàng là ? Thế nào là lời văn giới thiệu nhân vật? ? Ý1 của Ghi nhớ SGK/59 *GV chốt ý cho hs ghi. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lời văn kể sự việc . ? Gọi HS đọc đoạn văn (3) SGK / 59. ? Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hoạt động của nhân vật ? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó ? - Dùng động từ để kể hành động. Những từ chỉ hành động: đến sau, không lấy được vợ, nổi giận, đuổi theo, cướp Mị Nương, hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dâng nước đánh, nước ngập, nước dâng , ? Các hành động được kể theo thứ tự nào ? Đem lại kết quả gì ? - Kể theo thứ tự trước- sau , nguyên nhân - kết quả . - Kết quả: Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. ? Lời kể trùng điệp “nước ngập ”gây ấn tượng gì cho người đọc ? - Gây ấn tượng mạnh về sự ghen giận ghê gớm của Thủy Tinh và sự phá hoại dữ dội của lũ lụt. ? Vậy thế nào là lời văn kể việc? - HS trả lời - GV chốt ý ghi. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự . ? Gọi HS đọc lại ba đoạn văn . ? Mỗi đoạn gồm mấy câu? - HS nêu: Đoạn 1: 2 câu Đoạn 2: 6 câu Đoạn 3: 3 câu ? Cho biết ý chính của từng đoạn? câu nào quan trọng nhất trong từng đoạn? Vì sao gọi đó là câu chủ đề? Đoạn 1: câu 2: Vua Hùng kén rể Đoạn 2: câu 6: Hai thần đến cầu hôn Đoạn 3: câu 1: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh. à Đó là câu chủ đề vì nó nêu lên vấn đề chính, chủ yếu của từng đoạn. ? Các câu trong đoạn có mối quan hệ như thế nào?(Nhận xét về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn - Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính, hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính. ? Về hình thức, đoạn văn được trình bày ntn? - Đọan văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. GV chốt ý ghi bảng GV kết luận: Các câu trong đoạn có mối quan hệ chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả của hành động. Mỗi đoạn thường có một ý chính, diễn đạt thành câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính, hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính. * Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/59 Hoạt động 4:Hướng dẫn HS luyện tập * Gọi HS đọc bài tập 1 SGK/ 60 và xác định yêu cầu - Thảo luận theo 6 nhóm (3phút) + HS cử đại diện trình bày : - Nhóm 1,2 : đoạn a . - Nhóm 3,4 : đoạn b . - Nhóm 5,6 : đoạn c . +Nhận xét , bổ sung * GV Chốt ý .(bảng phụ ) I. Lời văn , đoạn văn tự sự . 1. Lời văn giới thiệu nhân vật . * Tìm hiểu đoạn văn 1, 2: SGK/ 58 *Đoạn 1: - Hùng Vương: giới thiệu tên, quan hệ, tình cảm với Mị Nương. - Mị Nương: giới thiệu tên, quan hệ với cha, ngoại hình, tính cách. * Đoạn 2: Giới thiệu về việc làm, lai lịch, tên gọi, tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng như thái độ đánh giá của người kể. => Lời văn kể người là giới thiệu: tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật . 2. Lời văn kể sự việc: * Tìm hiểu đoạn văn (3): SGK/ 59 - Đoạn văn đã dùng động từ để kể hành động. - Những từ chỉ hành động: đến sau, không lấy được vợ, nổi giận, đuổi theo, cướp - Kể theo thứ tự trước - sau, nguyên nhân - kết quả . => Lời văn kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn: Đoạn 1: 2 câu Đoạn 2: 6 câu Đoạn 3: 3 câu - Ý chính của từng đoạn: + Đoạn 1(câu 2): Vua Hùng kén rể + Đoạn 2 (câu 6) Hai thần đến cầu hôn + Đoạn 3 (câu 1) Thủy Tinh đánh Sơn Tinh. à Đó là câu chủ đề vì nó nêu lên vấn đề chính, chủ yếu của từng đoạn. - Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. * Ghi nhớ: SGK/59 II. Luyện tập : Bài tập 1: Tìm ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản tự sự đã học: a. Kể về việc Sọ Dừa chăn bò ở nhà Phú Ông. - Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi. - Thứ tự về các câu văn: + Câu 1: Hành động bắt đầu (giới thiệu) + Câu 2: Nhận xét chung về hành động (câu 2: chủ đề) + Câu 3: Hành động cụ thể + Câu 4: Kết quả của hành động + Câu 5: Ảnh hưởng của hành động. b. Kể về thái độ đối xử của các con gái Phú ông đối với Sọ Dừa. - Câu chủ đề: Câu 2 - Thứ tự của các câu văn: Câu 1 dẫn dắt, giải thích để nói về cô Út. c. Kể về tính nết của cô hàng nước. - Câu chủ đề: Câu 2 - Thứ tự các câu văn: câu 3, 4, 5 minh họa cho câu 2. ? Gọi HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu - HS Trình bày và nhận xét , bổ sung - GV Chốt ý: Câu a sai vì đã diễn tả hành động của nhân vật không theo trật tự phù hợp. Câu b là câu đúng vì các ý sắp xếp hợp lí theo trật tự thời gian: đóng yên ngựa xong, mới nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều. * Gọi HS đọc bài tập 3 SGK/60 và xác định yêu cầu: Viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Thảo luận nhóm đôi (2phút) + HS ghi vào vở BT và trình bày . +. Nhận xét , bổ sung * GV nhận xét chung Bài tập 2: - Câu a viết sai - Câu b viết đúng vì kể các sự việc theo thứ tự lô gíc . Bài tập 3: Viết câu giới thiệu nhân vật, sử dụng các từ : có , là . - Câu giới thiêu về Thánh Gióng: Ngày xưa, có một cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười, tên là Gióng. 4.Tổng kết: - Cho HS đọc lại Ghi nhớ SGK/ 59 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc Ghi nhớ . - Làm hoàn chỉnh các bài tập SGK / 60 vào VBT. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - Làm lại bài viết số 1 ( phân tích đề, lập dàn ý, viết thành bài văn) Chuẩn bị tiết liền kề theo cô đã hướng dẫn: Thạch Sanh V. PHỤ LỤC:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 5 Loi van doan van tu su_12477230.doc
Tài liệu liên quan