Văn bản
Tiết 89 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
( Chuyện của một em bé người An - dát / AN - PHÔNG - XƠ ĐÔ - ĐÊ)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng thong truyện.
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm. Kể lại được truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha - men qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
350 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - Trường TH-THCS Lê Qúy Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét về sự chuẩn bị của HS.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục sưu tầm văn học địa phương ( xã, huyện).
- Viết bài giới thiệu về một trò chơi dân gian của địa phương.
- Chuẩn bị hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
5.Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết 70+ 71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN - THI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động Ngữ Văn.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện HS thói quen yêu văn –TV, thích làm thơ văn, kể chuyện.
- Rèn khả năng đứng phát biểu, trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng sự say mê, yêu thích bộ môn Ngữ văn.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Có thể định hướng cho HS một số truyện.
2. HS: - Sưu tầm, chuẩn bị truyện và tập kể.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV giới thiệu tiết hoạt động Ngữ Văn thi kể chuyện
- GV thông qua nội dung, yêu cầu và thể lệ cuộc thi
-Chọn ra người dẫn chương trình, một ban giám khảo để các em tập chấm điểm dưới sự hướng dẫn của GV
Hoạt động 2: Tiến hành thi kể truyện
- Người dẫn chương trình nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
- Cho HS kể trong nhóm tổ . Mỗi tổ chọn đại diện HS kể trước lớp.
- Xen kẽ kể chuyện là các tiết mục hát đọc thơ
- Sau mỗi câu chuyện kể là có lời nhận xét đánh giá ghi điểm của BGK và của GV
- GV nhận xét uốn nắn những hạn chế của HS
Hoạt động 3 Tổng kết tuyên dương và thưởng cho các em đạt vị thứ: nhất,nhì,ba
I. CHUẨN BỊ KỂ CHUYỆN
1. Nội dung:
Kể một chuyện mà em tâm đắc nhất thuộc bất cứ thể loại nào của VHDG ( truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, hoặc truyện cười)
2.Yêu cầu
- Kể chứ không phải học thuộc lòng, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng lúc,
- Biết kể diễn cảm có ngữ điệu
- Khi kể phải phát âm đúng
- Tư thế kể phải đường hoàng , tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người , tiếng nói đủ nghe.
- Biết mở đầu khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể
II/ TIẾN HÀNH THI KỂ CHUYỆN
III. TỔNG KẾT
3. Củng cố GV nhận xét, động viên HS
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Sưu tầm một số truyện ở địa phương.
- Kể chuyện trước người thân.
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì I.
5.Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về môn Ngữ văn kì I.
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị :
1.GV: - Chấm, chữa bài .
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học:
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( Không )
2. Các hoạt động dạy - học:
* Giới thiệu bài ( 1' ):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 (10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án:
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
- HS trả lời phương án lựa chọn
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em xác định sai ?
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
- HS đọc đề bài phần trắc nghiệm tự luận
- GV ghi lại câu hỏi 1,2
- GV nêu đáp án câu 1,2
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Bài làm của em đã nêu được các ý như đáp án chưa ?
HĐ2 (9' ): GV nhận xét bài làm của học sinh:
* Ưu điểm:
- Một số bài làm nắm chắc kiến thức, trình bày đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học( Tùng, Hè, Chi, Nguyệt...)
* Nhược điểm:
- Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi.
- Nhiều bài phần tự luận sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
- Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết.
( Quang, Võ, Nguyên, Hìn, Hiệu...)
HĐ3 ( 20'): GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết
GV trả bài
HS chữa lỗi trong bài viết của mình
HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp
GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh.
- GV: Cho đọc một số bài làm khá.
I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, XÂY DỰNG ĐÁP ÁN:
1. Trắc nghiệm khách quan:
Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
d
b
a
Câu 5: ( 1) nước ta, ( 2) chăn nuôi, (3) bánh chưng, (4) bánh giầy.
Câu 6: 1 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - a.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: 2điểm: HS nêu được:
- Cây đàn thần kì:
+ Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân ta
+ Tinh thần yêu chuộng hoà bình
- Niêu cơm thần kì:
+ Tài năng của Thạch Sanh
+ Tinh thần nhân đạo của nhân dân ta.
Câu 2: 5 điểm
- Các yếu tố lịch sử trong truyền thuyết:
+ Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận
+ Tên địa danh: Lam Sơn, Hồ Tả Vọng, Hồ Gươm.
+ Thời kì lịch sử: Khởi nghĩa chống giặc Minh đầu thế kỉ XV.
- Lí giải: Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, cứu nước, giải phóng nhân dân, giải phóng đất nước.
II/ NHẬN XÉT:
III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI:
Sai
Sửa lại
Lỗi diễn đạt
Thể hiện sự ao ước hoà bình cho đất nước ta.
Thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta.
Lỗi chính tả
ý nghuyện,
làm song,
đánh dặc, lam sơn, sâm lược...
ý nguyện,làm xong, đánh giặc, Lam Sơn, xâm lược
Lỗi dùng từ
-Vào thời giặc Minh cai quản nước ta.
-Nhờ có gươm thần nghĩa quân tăng nhanh trong tay Lê Lợi.
Vào thời giặc Minh cai trị nước ta..
Nhờ có gươm thần mà nhuệ khí nghĩa quân ngày càng mạnh...
Lỗi viết số,viết tắt
1,2, ko,nc..
một, hai,không,
nước..
3. Củng cố ( 3’ ):
- GV khắc sâu cách trình bày một nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà ( 2' ):
- Ôn lại kiến thức ngữ văn đã học ở kì I
- Chuẩn bị sách vở cho học kì II.
- Đọc và soạn bài Bài học đường đời đầu
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
- Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- HS: Đọc chú thích SGK
? Em hiểu gì về Tô Hoài ?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ?
- HS: Trả lời
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Thể loại văn chủ yếu của tác phẩm này là gì?
- HS: Thảo luận -> Trả lời:
Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 : + Dế Mèn tự tả chân dung mình
+ Trình tự tả: Chân dung tĩnh: tả hình dáng.
Chân dung động: hoạt động, thói quen
- Đoạn 2 : Trêu chị Cốc
Dế Mèn hối hận
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dé Mèn?
- HS: Trả lời
? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
- HS: trả lời
GV: Thảo luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
- HS: Thảo luận theo bàn ( 5p):
* Nét đẹp trong hình dáng : Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động Đẹp trong tính nết : yêu đời tự tin.
* Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn : Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu
GV tiểu kết : Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật ,bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời.
- HS: Đọc phân vai
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: SGK
3. Đọc và tìm hiểu chú thích
4. Bố cục, thể loại
a. Bố cục: 2 phần
b. Thể loại: là kí nhưng thực chất là truyện, tiểu thuyết đồng thoại
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn :
* Ngoại hình:
+ Càng : mẫm bóng
+ Vuốt : Cứng, nhọn hoắt
+ Cánh - áo dài chấm đuôi
+ Đầu to : Nổi từng tảng
+ Răng : Đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu : Dài, uốn cong
* Hành động :
+ Đạp phanh phách
+ Nhai ngoàm ngoạp
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu.
+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm
+ Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó
-> Sử dụng nhiều động từ, tính từ->Tạo nên sự khoẻ mạnh cường tráng của Dế Mèn.
* Tính cách:
- Yêu đời, tự tin
- Kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu.
* Luyện tập
3. Củng cố
- GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Học thuộc nội dung đã tìm hiểu để nắm được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
- Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên
- GV: Sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- HS: Đọc đoạn “ Tính tôi hay nghịch ranh...đầu tiên”
? Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?
- HS: Trả lời
? Việc làm đó của Dế Mèn dẫn đến kết quả gì?
- HS: Trả lời
? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? Ý nghĩa của bài học này?
- HS: Trả lời
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc?
- HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn tổng kết
? Nội dung của truyện là gì?
- HS: Trả lời
? Hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài?
- HS: trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ
? Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dến Mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của Dế Mèn?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
2. Bài học đường đời đầu tiên
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- Quắc mắt với Choắt
- Mắng Choắt
- Cất giọng véo von trêu chị Cốc
-> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi
- Chui tọt vào hang
- Núp tận đáy hang, nằm im thin thít
- Mon men bò lên
-> Hoảng sợ, hèn nhát
* Kết quả:
- Choắt chết
-> Dế Mèn hối hận, chôn cất Choắt
=> Rút ra bài học đường đời đầu tiên
III. TỔNG KẾT
1, Nội dung:
- Vẻ đẹp của Dế Mèn.
- Sự ân hận của Dế Mèn và bài học ghi nhớ.
2, Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả loài vật.
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Ngôn ngữ chính xác
- Thể loại truyện đồng thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
* Ghi nhớ : sgk (11).
IV. LUYỆN TẬP
3. Củng cố
- Cho đọc phân vai
- GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Cảm nhận của em về tâm trạng của Dế mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt.
- Đọc và nghiên cứu bài: Phó từ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C:
Tiết 75 PHÓ TỪ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Khái niệm Phó từ
+ Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
- Các loại Phó từ.
2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản .
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Bảng phụ.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào ?
( Danh từ , động từ , tính từ , chỉ từ , lượng từ , số từ )
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1:Hình thành khái niệm phó từ
- GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk
- HS đọc VD và trả lời câu hỏi
? Các từ : đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS: Trả lời
? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Trả lời
? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì ?
- HS đọc ghi nhớ 1 sgk.
- HS làm bài tập nhanh : tìm phó từ
a, Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không chêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì
HĐ2: Phân loại phó từ.
- GV treo bảng phụ có ghi VD mục II,
- HS đọc và trả lời câu hỏi
? Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay?
- GV : Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó.
Ví dụ : Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau,
Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá
- HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II .
- GV treo bảng: các loại phó từ
? Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại
? Ý nghĩa các loại phó từ ?
? Kể thêm phó từ mà em biết?
- HS: Trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ: SGK
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức : Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút ,đội nào xong trước đội ấy thắng
- Sau đó lớp nhận xét, GV bổ xung và kết luận
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn :
+ Nội dung : Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt.
+ Độ dài : Từ 3 – 5 câu
+ Kĩ năng : Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ?
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc.
b. soi gương ưa nhìn,
to bướng
- Động từ : Đi, ra, thấy, soi
- Tính từ : Lỗi lạc, ưa, to, bướng
* Ghi nhớ: SGK
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
* Các phó từ: lắm, đừng, không, đã, đang.
* Bảng phân loại phó từ
Ý nghĩa
PT đứng
trước ĐT,TT
PT đứng sau ĐT,TT
-Chỉ quan hệ thời gian
-Chỉ mức độ
-Chỉ sự tiếp diễn
-Chỉ sự phủ định
-Chỉ sự cầu khiến
-Chỉ kết quả và hướng
-Chỉ khả năng
đã, đang
Cũng, vẫn
Cũng ,vẫn
Không
đừng,chớ..
Lắm,quá
Vào , ra
được
* Ghi nhớ : SGK
III. LUYỆN TẬP :
Bài 1 :
a, Phó từ :
- Đã : chỉ quan hệ thời gian
- Không : Chỉ sự phủ định
- Còn : Chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Đã : phó từ chỉ thời gian
- Đều : Chỉ sự tiếp diễn
- Đương, sắp : Chỉ thời gian
- Lại : Phó từ chỉ sự tiếp diễn
- Ra : Chỉ kết quả, hướng.
- Cũng, Sắp : Chỉ sự tiếp diễn, thời gian
- Đã : chỉ thời gian
- Cũng : Tiếp diễn
- Sắp : Thời gian
b, Trong câu có phó từ : Đã chỉ thời gian.
Được : Chỉ kết quả
Bài tập 2 :
3. Củng cố : - Hoàn thành các bài tập còn lại
- Viết đoạn văn tả cảnh mùa xuân trong đó có sử dụng phó từ. Nói rõ tác dụng của việc dùng phó từ trong đoạn văn.
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm được khái niệm phó từ, các loại phó từ.
- Nhận diện được phó từ trong các câu văn cụ thể.
- Liên hệ , so sánh với các từ loại khác đã học.
- Làm các bài tập còn lại và bài tập trong sách bài tập.
- Đọc và nghiên cứu bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Ngày soạn:
Ngày dạy:6A:
6B:
6C: Tập làm văn
Tiết 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Mục đích của miêu tả.
- Cách thức miêu tả.
2. Kĩ năng: - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn, bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
3. Thái độ: - HS có năng lực quan sát, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đoạn văn mẫu, Bảng phụ ghi VD.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm văn miêu tả
- GV treo bảng phụ 3 tình huống trong sgk lên bảng => HS đọc.
? Ở tình huống nào cần thể hiện văn miêu tả ? vì sao?
? Em nhận xét gì về việc sử dụng văn miêu tả trong cuộc sống?
- HS: Trả lời
- HS chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn, Dế Choắt rất sinh động.
? Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm gì nổi bật của hai chú Dế?
? Nội dung chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
- HS: Trả lời
? Qua đó em hiểu thế nào là văn miêu tả? Tác dụng ?
? Muốn làm một bài miêu tả cho tốt ta phải làm như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập:
? Hãy nêu một số tình huống tương tự như sgk, em phải dùng văn miêu tả.
- HS: đọc các đoạn trích SGK
- HS Hoạt động nhóm
- GV: Giao nhiệm vụ:
+ Nhòm 1: Đ1
+ Nhòm 2: Đ2
+ Nhòm 3: Đ3
=> Trả lời các câu hỏi:
? Ở mỗi đoạn miêu tả trên đã tái hiện lại điều gì?
? Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, quang cảnh đã được miêu tả trong các đoạn văn, thơ trên?
? Nếu phải viết một bài văn miêu tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
- HS: Trả lời
? Hình dung khuôn mặt mẹ em và nêu những nét nổi bật của mẹ?
- HS: Trả lời
I . THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ ?
1. Bài tập .
2. Nhận xét
* Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giáo tiếp.
=> Việc sử dụng văn miêu tả là rất cần thiết
* Đoạn văn tả :
- Dế Mèn : “Bởi tôivuốt râu”
- Dế Choắt : “Cái anh chàng”
=> Hình dung được đặc điểm của hai chú Dế rất dễ dàng :
+ Dế Mèn : Càng, chân răng râu, những động tác ra oai, khoe sức khoẻ. Đặc tả chú Dế Mèn cường tráng
+ Dế Choắt : Đặc tả chú Dế Choắt yếu đuối. Dáng người gầy gò, lêu nghêu=> So sánh; tính từ
* Ghi nhớ : sgk (16 )
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 :
VD: Trên đường đi học về em bị đánh rơi mất chiếc cặp đựng sách vở và đồ dùng học tập. Em quay lại tìm không thấy, đành nhờ các chú công an tìm giúp. Các chú hỏi em về màu sắc, hình dáng chiếc cặp
Bài tập 1 : sgk
- Đoạn 1 : Chân dung chú Dế mèn được nhân hoá: Khoẻ, đẹp, trẻ trung.
- Đoạn 2 : Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh.
- Đoạn 3 : Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
Đặc điểm nổi bật của cảnh ồn ào, huyên náo
Bài 2 :
a. Sự thay đổi của trời mây, cây cỏ, mặt đất, vườn gió,mưa, không khí, con người.
b. Khi cần hình dung lại khuôn mặt người mẹ đáng yêu, em sẽ chú ý đến những đặc điểm nổi bật nào ?
- Gợi ý : Nhìn chung khuôn mặt
Đôi mắt, ánh nhìn+ Mái tóc+ Vầng trán, nếp nhăn.
3. Củng cố:
- Học sinh đọc kĩ “Lá rụng” (Khải Hưng) và trả lời các câu hỏi:
- Cảnh lá rụng mùa đông được miêu tả kĩ lưỡng ntn ?
- Những biện pháp kỹ thuật nào được sử dụng rất thành công ở đây?
- Cảm nhận của em về đoạn văn ấy?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, nhớ được khái niệm văn miêu tả.
- Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn.
- Đọc và soạn bài Sông nước Cà Mau.
Ngày soạn: ....../ 1/ 2011
Ngày dạy:6A:..../ 1/ 2011
6B:..../ 1/ 2011
6C:..../ 1/ 2011 Văn bản
Tiết 77 SÔNG NƯỚC CÀ MAU
( Trích Đất rừng Phương Nam - ĐOÀN GIỎI)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh.
- Đọc diễn cảm.Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3. Thái độ: - Học sinh có lòng yêu mến những con người lao động bình dị ở mọi miền tổ quốc; tình yêu đối với thiên nhiên hùng vĩ.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Đoạn văn bản Đất rừng phương Nam, tranh minh hoạ.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên", bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc-> GV đọc mẫu một đoạn
- HS đọc -> HS nhận xét giọng đọc của bạn
- GV nhận xét, sửa giọng đọc cho HS.
- HS đọc chú thích * sgk
? Em hiểu gì về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng Phương Nam?
- GV giới thiệu thêm về tác phẩm "Đất rừng phương Nam"
? Nêu xuất xứ bài văn ?
- GV kiểm tra một số chú thích khó.
? Bài văn miêu tả cảnh gì ?
- HS: cảnh quan sông nước vùng Cà Mau.
? Tả theo trình tự nào ?
- HS: Từ khái quát đến cụ thể
? Theo trình tự miêu tả, bài văn có bố cục như thế nào ?
- HS: + Đ1: .... Đơn điệu -> ấn tượng ban đầu.
+ Đ2: ... Ban mai: -> Kênh rạch ...
+ Đ3: còn lại -> Chợ Năm Căn.
HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản
? Tác giả ở vị trí nào quan sát ?
? Vị trí ấy thuận lợi gì cho người quan sát ?
- HS: Vị trí: Trên thuyền
- HS chú ý đoạn 1 văn bản.
? Đoạn văn giới thiệu điều gì ?
-Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau như thế nào ? qua các giác quan nào ?
- HS: nhìn, nghe, cảm giác..
+ Sông ngòi kênh rạch giăng bủa....
+ Trời xanh ....nước xanh.. xung quanh xanh.
+ Cảm giác: về màu xanh bao trùm, tiếng rì rào bất tận của rừng cây, sóng, gió.
? Qua các hình sông nước, gợi lên một không gian, cảm giác như thế nào ?
? Để thể hiện nội dung trên, theo em, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS chú ý đoạn văn 2.
? Đoạn văn tả cảnh gì ?
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy ?
- HS: Trả lời
? Những địa danh ấy gợi đặc điểm gì về thiên nhiên Cà Mau ?
? Phần chính của đoạn 2 tả cảnh gì ?
? Dòng sông Năm Căn hiện lên qua con mắt quan sát của tác giả như thế nào?
- HS: Trả lời
? Tìm những chi tiết tả rừng Đước ?
- HS: cao ngất ...vô tậnxanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ
- HS đọc đoạn 3
- HS quan sát, mô tả tranh SGK.
? Chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào?
- HS: những đống gỗ cao như núi, bến Vân Hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè...
? Chợ Năm Căn độc đáo ở điểm nào ?
- HS: đa dạng về mầu sắc, trang phục, tiếng nói
? NT miêu tả trong đoạn là gì ? (hình khối, mầu sắc, âm thanh )
? Em có cảm nhận gì về vùng Cà Mau qua văn bản này ?
- HS phát biểu, HS khác nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3:HDHS luyên tập.
- HS nêu yêu cầu BT 2:
- GV gợi ý: Vận dụng quan sát, miêu tả, để giới thiệu về con sông quê hương em.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích.
- Tác giả, tác phẩm( SGK)
- Vị trí đoạn trích: Trích từ chương XVIII của tác phẩm.
3. Bố cục: 3 đoạn
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh bao quát
- Không gian rộng lớn mênh mông -> Gợi sự đơn điệu triền miên
- NT: Tả xen kể, liệt kê, điệp từ, tính từ chỉ mầu sắc và trạng thái, cảm giác.
2. Kênh rạch, sông ngòi Cà Mau
* Đặt tên: Theo đặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12410915.doc