Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
A/Mức độ cần đạt
- Bổ sung kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vúng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2.Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả và kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3.Thái độ: Giáo dục các em tình yêu thiên nhiên đất nước, con người.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, xem hình ảnh
237 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - Trường THCS Liêng Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức
- Khái niệm tính từ:
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tình từ, chức vụ cú pháp của tính từ)
- Các loại tính từ
- Cụm tính từ:
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩ của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
3. Thái độ: nghiêm túc, chăm chỉ tiếp thu bài.
C. Phương pháp:
Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 6A16A2
2. Kiểm tra bài cũ:
Cụm động từ là gì ? Nêu cấu tạo cụ thể của cụm động từ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
3. Bài mới:
Các em vừa tìm hiểu động từ, cụm động từ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu tính từ và cụm tính từ.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
*HĐ 1: Tìm hiểu chung
- Gv: Gọi HS đọc ví dụ SGK. Dựa vào những hiểu biết của em đã học ở cấp 1 hãy chỉ ra tính từ trong ví dụ trên ? Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ đó ?
- Hs: Trả lời
- GV lấy ví dụ:
Chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím ,vàng
Chỉ mùi vị: Chua, cay, thơm, ngọt, đắng
Chỉ hình dáng: Gầy, cao, béo, lùn.
- Gv: So với động từ, tính từ có khả năng kết hợp với các từ “đã, sẽ, đang, cũng, vẫn như thế nào ? khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ ra sao ?
Nhận xét gì về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu của tính từ?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Trong những tính từ đã tìm ở vd trên, tính từ nào có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ ? (rất, hơi, quá, lắm, khá ...) ?
Những tính từ nào không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ ?
Hs trả lời. Gv nhận xét, chốt.
? Có mấy loại tính từ ?
- Hs đọc ghi nhớ sgk/
- HS đọc vd sgk, tìm tính từ trong bộ phận được in đậm trong những ví dụ trên ?
Từ ví dụ đó hãy chỉ ra những từ ngữ đứng trước, đứng sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó? vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ ?
- HSTLN trả lời
? Phần cụm tính từ em cần ghi nhớ những gì ?
- Hs: Đọc to ghi nhớ SGK /155
*HĐ 2: Luyện tập
Bài 1-2
Hs đọc yêu cầu của đề, hs làm việc theo cặp
Gv gợi ý
Hs trả lời nhận xét cho nhau
Gv chốt ý
Bài 3
Hs đọc yêu cầu của đề
Gv gợi ý cho HS khá giỏi trả lời.
Gv phân tích tác dụng của tính từ.
*HĐ 3: Hướng dẫn tự học
- Chọn một truyện mà em thích, tìm cụm tính từ
- Đặt 2 câu có tính từ, cụm tính từ.
- Ôn tập các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học
I.Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của tính từ
* Vd sgk/153
a, bé , oai.
b, nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
-> Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, màu sắc, mùi vị, hình dáng
=>Tính từ
* Đặc điểm của tính từ:
- Có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, đều, vẫn -> Tạo cụm tính từ
- Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ rất hạn chế
- Thường làm chủ ngữ, làm vị ngữ (hạn chế hơn động từ)
* Ghi nhớ (sgk/154)
2. Các loại tính từ :
- Tính từ có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ(rất, lắm, quá): bé, oai, nhạt
->Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
- Tính từ không kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối-> Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
*Ghi nhớ sgk/ 154
3. Cụm tính từ
* Vd sgk /155
- Tính từ: Yên tĩnh, nhỏ, sáng
- Các từ ngữ đứng trước tính từ (vốn , đã , rất
- Các từ ngữ đứng sau tính từ: Vằng vặc ở trên không
- Mô hình cụm tính từ :
Phần trước
Phầntrọngtâm
Phần sau
T1
T2
T1
T2
S1
S2
Vốn đã
Rất
Yên tĩnh, nhỏ, sáng
Lại vằng vặc
Ơ trên không
* Ghi nhớ sgk/ 155
II. Luyện tập
Bài 1+2: Các cụm tính từ:
sun sun như con đĩa, chần chẫn như cái đòn càn, bè bè như cái quạt thóc, sừng sững như cái cột đình, tun tủn như chổi sể cùn.
- Các tính từ trên là từ láy gợi hình, gợi cảm, các hình ảnh này là những sự vật tầm thường không giúp cho việc nhận thức sự vật to lớn như con voi. Từ đó nhấn mạnh đặc điểm chung của các ông thầy bói nhận thức hạn hẹp, chủ quan
Bài 3: Các tính từ và động từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham, biển gợn sóng êm ả nổi sóng nổi sóng dữ dội cơn giông tố kinh khủng kéo đến
- Các động từ, tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn thể hiện thái độ của cá vàng ngày một phẫn nộ.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
* Bài mới: Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt”
E. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
Tuần 16 Ngày soạn: 03/12/2017
Tiết 63-64 Ngày dạy: 08/12/2017
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố những kiến thức Tiếng Việt đã học
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- Chăm chỉ, tích cực ôn tập
C. Phương pháp :
- Phát vấn, thuyết giảng, làm việc nhóm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 6A16A2
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu khái niệm về tính từ ? Có mấy loại tính từ ?
- Thế nào là cụm tính từ ?
3. Bài mới:
- Để có kiến thức làm bài kiểm tra học kì I, hôm nay cô và các em ôn lại các kiến thức tiếng Việt đã học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
*HĐ 1: Hệ thống hóa kiến thức
GV phát vấn Hs các đơn vị kiến thức đã học.
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng một cách hệ thống, khái quát
+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia làm mấy loại? Là những loại nào? vốn từ tiếng việt gồm những lớp từ có nguồn gốc như thế nào?
+ Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì, có những loại từ mượn nào? Từ mượn nào là quan trọng nhất?
+ Nghĩa của từ là gì? có mấy cách giải nghĩa của từ? cho VD?
+ Hãy kể tên những từ loại đã học ở lớp 6.
+ Hãy nêu đặc điểm, phân loại của danh từ, động từ, tính từ?
+ Số từ, lượng từ, chỉ từ, có khái niệm và hoạt động như thế nào ?
+ Thế nào là cụm danh từ, cụm đđộng từ, cụm tính từ? Cấu tạo các cụm (danh từ, đđộng từ, tính từ, gồm mấy phần? cho VD? Vẽ mô hình? theo em phần nào quan trọng nhất không thể thiếu trong cụm?
+Một số lỗi dùng từ:
*HĐ 2: Luyện tập
Bài 1:
Hs làm việc nhóm xác định, ghi vào phiếu.
Bài 2: GV hướng dẫn, vẽ mô hình cấu tạo trên bảng
Hs xác định, lên bảng trình bày, phân tích mô hình cấu tạo.
*HĐ 3: Hướng dẫn tự học
- Nắm vững khái niệm, cho ví dụ
- Luyện tập xác định danh từ, động từ, tính từ, số từ trong một truyện bất kì.
I. Hệ thống hóa kiến thức
1. Từ:
a) Cấu tạo của từ tiếng Việt
Khái niệm:
Phân loại Từ đđơn
Từ phức Từ ghép
Từ láy
b) Nguồn gốc
Gồm 2 lớp từ Từ thuần việt
Từ mượn
c) Nghĩa của từ * Khái niệm (SGK)
Cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm
+ Đưa ra từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa để giải thích
2. Từ loại đã học ở lớp 6
a) Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, động từ, tính từ
- Đặc điểm:
+ Kết hợp với số từ, lượng từ ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.
+ Danh từ thường làm chủ ngữ.
- Phân loại:
b. Động từ: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Đặc điểm:
- Phân loại:
c. Tính từ: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Đặc điểm:
- Phân loại:
d. Số từ, lượng từ, chỉ từ đều là phụ ngữ trong cụm danh từ
- Khái niệm:
- Hoạt động trong câu:
3. Cụm từ: 3 loại
Cụm danh từ Khái niệm
Cụm động từ Cấu tạo
Cụm tính từ Vẽ mô hình
4. Lỗi dùng từ
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần nghĩa
- Dùng từ không đúng nghĩa
II.Luyện tập
Bài 1: Xác định từ đơn, từ phức, từ láy, danh từ, động từ, tính từ trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ?
Bài 2: Tìm các cụm danh từ, tính từ, động từ trong truyện “Em bé thông minh” ? Vẽ mô hình cấu tạo?
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: - Dựa vào đề cương để ôn tập kiểm tra
- Nắm vững khái niệm, cho ví dụ
- Luyện tập xác định danh từ, động từ, tính từ, số từ trong một truyện bất kì.
- Viết đoạn văn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
* Bài mới: chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt.
* Hướng dẫn kiểm tra Tiếng Việt
Đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận cấu trúc (3/7)
Nhận biết khái niệm, chỉ ra được từ loại, cụm từ trong các văn bản bất kì.
Phần tự luận gồm 2 câu hỏi nhỏ: Nhận biết và vận dụng.
E/Rút kinh nghiệm :
Tuần 17 Ngày soạn: 09/12/2017
Tiết 65, 66 Ngày dạy: 11/12/2017
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
A/ Mức độ cần đạt
- Biết kể lại một câu chuyện đã học trước đám đông.
- Mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đám đông
B/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Nắm vững nhân vật, cốt truyện, các sự việc chính.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện
2. Kĩ năng:
- Nhớ và kể lại truyện bằng lời văn của mình.
- Rèn cách kể chuyện diễn cảm, to, rõ ràng và nhận xét đánh giá câu chuyện của người khác
3. Thái độ:
- Vui vẻ, yêu thích kể chuyện
C/Phương pháp:
- Thi đua nhóm và cá nhân, thuyết trình. Gv bầu ban giám khảo cuộc thi, có thưởng.
D/Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 6A16A2
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
3. Bài mới: GTB
Ở chương trình Ngữ văn lớp 6 có rất nhiều truyện hay mà các em đã học. Xung quanh các em cũng có rất nhiều mẩu chuyện mà các em đã chứng kiến. Hôm nay cô hi vọng các em sẽ mang lại cho hội thi kể chuyện của lớp nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Tổ chức
- Gv cho 4 đội thi ngồi vào bốn bàn, cùng hướng lên bục giảng
- Ban giám khảo là 4 Hs đại diện cho 4 nhóm, lên ngồi 1 bàn bên phải bục giảng.
- Gv dẫn chương trình: Nêu mục đích lí do, thể lệ cuộc thi.
* Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Câu chuyện tự chọn, nêu ý nghĩa của truyện
+ Chuyện đời thường:
+ Chuyện tưởng tượng:
Truyện có trong chương trình học: Bốc thăm để chọn.
*Đánh giá và trao giải cá nhân, đồng đội
- Gv nhận xét và trao thưởng cho Hs, khích lệ tinh thần tham gia hoạt động của các em
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Về nhà tiếp tục luyện tập kể chuyện, tìm tòi mẩu chuyện có ý nghĩa để kể.
- Chuẩn bị bài “ Chương trình Ngữ văn địa phương”. Sưu tầm các truyện kể dân gian lưu truyền ở địa phương em.
I. Tổ chức:
II. Thi kể chuyện:
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Về nhà tiếp tục luyện tập kể chuyện, tìm tòi mẩu chuyện có ý nghĩa để kể.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài “ Chương trình Ngữ văn địa phương”. Sưu tầm các truyện kể dân gian lưu truyền ở địa phương em.
E/ Rút kinh nghiệm
Tuần 17 Ngày soạn: 09/12/2017
Tiết 67 Ngày dạy: 15/12/2017
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về Tiếng Việt. Kiểm tra khả năng hiểu bài, khả năng vận dụng, sử dụng từ của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Xác định khung ma trận.
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Từ vựng
- Nhớ khái niệm về từ.
- Phát hiện lỗi lặp từ
Số câu: 2
Số điểm:1
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
2. Ngữ pháp
- Chức năng cú pháp của danh từ.
- Nêu khái niệm số từ
Hiểu về nhóm từ thường đi kèm với động từ.
- Xác định cụm danh từ.
- Xác định tính từ
- Xác định số từ trong câu văn
- Viết đoạn văn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
Số câu: 6
Số điểm:9
Số câu: 1.5
Số điểm: 1.5
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Số câu: 0.5
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10
Số câu: 2.5
Số điểm: 2
Số câu: 4
Số điểm: 2
Số câu: 0.5
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 8
Số điểm: 10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
A. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) (Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng)
Câu 1: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu là:
A. Tiếng. B. Từ. C. Ngữ. D. Câu.
Câu 2: Từ loại nào sau đây có chức năng điển hình là làm chủ ngữ:
A. Danh từ. B. Chỉ từ. C. Tính từ. D. Động từ.
Câu 3: Động từ thường kết hợp với nhóm từ nào dưới đây để tạo cụm động từ:
A. Một, hai, ba, bốn,.. B. Những, một số, tất cả,
C. Rất, quá, hơi, D. Sẽ, đang, đã, cũng, vẫn
Câu 4: Câu “Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực” có mấy cụm danh từ ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 5: Chỉ ra tính từ trong câu: “Hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.”
A. Vốn. B. Rất. C. Đã. D. Yên tĩnh.
Câu 6: Câu sau đây mắc lỗi gì trong cách dùng từ?
“Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích truyện dân gian”
A: Lặp từ. C: Dùng từ không đúng nghĩa.
B: Lẫn lộn các từ gần âm. D: Viết sai lỗi chính tả.
B. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Nêu khái niệm số từ? (1.0 điểm)
b. Gạch chân số từ trong câu sau (1.0 điểm)
“Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc”
- Trích: truyện Con hổ có nghĩa -
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) với đề tài tự chọn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
(5.0 điểm)
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm ( 3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
A
D
C
D
A
B. Tự luận ( 7.0 điểm):
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Câu 1 (2.0 điểm)
a. Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. Khi biểu thì số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
b. Gạch chân số từ:
“ Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc”
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
a. Yêu cầu chung:
- Đoạn văn ngắn đảm bảo đủ số câu theo quy định, với chủ đề tự chọn
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, liên kết.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs viết đoạn văn chứa: Danh từ, động từ, tính từ
1.0 điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
Tuần 17 Ngày soạn: 09/12/2017
Tiết 68 Ngày dạy: 15/12/2017
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mức độ cần đạt
- Hệ thống được kiến thức tiếng Việt, văn bản, tập làm văn đã học
- Nắm vững thể loại, nội dung ý nghĩa của các truyện đã học
- Kể lại được.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức đã học về phần Văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở học kỳ I.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo các kiến thức đã học về phần Văn, tập làm văn, tiếng Việt
3. Thái độ:
- Ôn tập kĩ lưỡng, nghiêm túc, chuẩn bị cho thi học kì sắp tới.
C. Phương pháp:
- Tích hợp, thuyết giảng, hệ thống kiến thức, thảo luận
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 6A16A2
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Tới đây các em sẽ làm bài kiểm tra học kì. Để giúp các em làm bài tốt, cô và các em sẽ cùng ôn tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Phần văn bản
+ Thống kê các truyện dân gian đã học ?
+ Như thế nào là truyện truyền thuyết? truyện cổ tích? truyện cười? truyện ngụ ngôn?
+ Nhắc lại các truyện trung đại đã học?
HS trả lời.
Tiếng Việt:
+ Các kiến thức đã học về Tiếng Việt
HS thảo luận theo 4 nhóm trong 10 phút (Nhắc lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học)
Tập làm văn:
+ Học kì I chúng ta đã học những kiểu văn nào ?
+ Thế nào là văn tự sự? mục đđích của văn tự sự?
+ Dàn bài một bài văn tự sự ?
+ Ngôi kể trong văn tự sự?
+ Thứ tự kể trong văn tự sự ?
I. Phần văn bản:
1. Truyện dân gian:
-Truyện truyền thuyết: 5 truyện
-Truyện cổ tích : 4 truyện
-Truyện ngụ ngôn: 3 truyện
-Truyện cười : 2 truyện
2. Truyện trung đại:
- Con Hổ có nghĩa
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
II. Tiếng Việt:
1. Cấu tạo từ
a. Từ đơn : b. Từ phức - Từ ghép - Từ láy
2. Nghĩa của từ
3. Từ nhiều nghĩa
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
4. Từ mượn
5. Chữa lỗi dùng từ .
6. Từ lọai và cụm từ
III. Tập làm văn:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Mục đích: Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ
- Dàn bài một bài văn tự sự: ba phần: Mở bài. Thân bài. Kết bài
- Ngôi kể trong văn tự sự: ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
-Thứ tự kể: Kể xuôi hoặc ngược.
*Hướng dẫn kiểm tra học kì I :
- Nắm vững khái niệm tiếng Việt, đặc biệt là từ loại, cho ví dụ về từ loại, cụm danh từ, động từ, tính từ. Phần văn bản cần kể được truyện, chú trọng truyện truyền thuyết.
- Phần tập làm văn, ôn kĩ văn kể chuyện mà em đã học.
- Chuẩn bị chu đáo kiến thức và dụng cụ kiểm tra.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần 18 Ngày soạn: 17/12/2017
Tiết 69 Ngày dạy: 22/12/2017
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
*CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG.
A/Mức độ cần đạt
Hiểu được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.
Sửa được một số lỗi chính tả do phát âm địa phương.
Tránh sai chính tả trong khi nói và viết.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm sai ở địa phương.
- Củng cố lí thuyết Tiếng Việt, một số dạng bài tập Tiếng Việt.
2.Kĩ năng: sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm sai ở địa phương.
3.Thái độ: biết tiếp thu và sữa chữa để đọc, viết chính xác.
C/Phương pháp:
- Đọc- phát âm, đọc-viết, phát vấn, làm việc nhóm.
*TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp hs:
- Nhận ra được lỗi trong bài làm để biết khắc phục trong bài thi sắp tới
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học.
B. Chuẩn bị:
GV : Đáp án, lời nhận xét, chấm điểm.
HS : Học bài, xem lại bài, khắc phục khuyết điểm.
C/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6A16A2
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:Trong chương trình ngữ văn lớp 6 thay sách có một số tiết ngữ văn dành cho chương trình ngữ văn địa phương. Bài học hôm nay chúng ta học về một số lỗi chính tả địa phương, đồng thời cô sẽ trả bài kt Tiếng Việt cho các em, đề nghị các em sửa chữa bài.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
*Chương trình ngữ văn địa phương
Hs: Đọc yêu cầu của đề
Gv: Hướng dẫn làm
Hs lên bảng thực hiện yêu cầu bài tập
Bài 1: Hs lên bảng điền
Bài 2: Hs chọn từ điền
Bài 3: Hs làm việc nhóm
Bài 4: (HS làm vào vở)
Bài 5: Gv đọc, hs viết
Bài 6: hs lên bảng làm bài
*Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
*HĐ 1: Phân tích đề.
*HĐ 2: Công bố đáp án:
Phần trắc nghiệm
- Gv: Đọc đề và hỏi Hs
- Hs: Nghe trả lời.
Phần tự luận
- Gv: Bạn nào có thể nhắc lại định nghĩa về số từ, xác định số từ trong câu ví dụ..
- Hs: Trả lời
- Gv: Treo đoạn văn mẫu, hs xác định danh từ, động từ, tính từ.
- Hs: xác định
- Gv: nhận xét, cho hs ghi
*HĐ 3: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
Gv nhận xét cụ thể về ưu điểm, hạn chế.
+ Ưu điểm:
- Đa số các em làm tốt phần trắc nghiệm.
- Nắm vững khái niệm số từ.
- Làm được phần tự luận.
+ Hạn chế:
- Không xác định được số từ, cụm danh từ.
- Rất nhiều em chưa biết viết đoạn văn có sử dụng danh từ, động từ, số từ.
*HĐ 4: Thống kê chất lượng bài làm:
* Hướng dẫn tự học
*Chương trình ngữ văn địa phương
Bài 1/167: Điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
Bài 2/167 :Lựa chọn từ vào chỗ trống
Vẩy cá, sợi dây, dây điện, vây cách, dây dưa, giây phút, bao vây
b) Viết, diết, giết: Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết
c) Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, chữ viết, giẻ lau, mảnh giẻ, vẻ đẹp, giẻ rách
Bài 3/167: Điền vào chỗ trống
Bầu trời xám xịt như xà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xẻ cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng
Bài 4/167: GV hướng dẫn HS viết
Bài 5/168: Viết hỏi ngã
Vẽ tranh, biểu quyết, dè biểu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lổ, ngẫm nghĩ
Bài 6/168: Chữa lỗi chính tả trong những câu sao
Tía đã nhiều lần căng dặng rằng không được kiêu căng. -> căn dặn.
Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặc cây, đốn gỗ
à Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ
*Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
1. Phân tích đề:
2. Đáp án:
A. Trắc nghiệm( 3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
A
D
C
D
A
B.Tự luận( 7.0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Câu 1 (2.0 điểm)
a. Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. Khi biểu thì số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
b. Gạch chân số từ:
“ Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc”
1.0 đ
1.0 đ
2
a. Yêu cầu chung:
- Đoạn văn ngắn đảm bảo đủ số câu theo quy định, với chủ đề tự chọn
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, liên kết.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs viết đoạn văn chứa: Danh từ, động từ, tính từ
1.0 đ
4.0 đ
3. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
4.Thống kê chất lượng bài làm:
(Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
- Thống kê các từ ở địa phương phát âm không đúng với chuẩn tiếng Việt.
- Rèn luyện chữ viết đúng chính tả.
*THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG:
Môn
Khối
Lớp
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Văn
6A1
Văn
6A2
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 Ngày soạn:17/12/2017
Tiết 70-71 Ngày dạy: 18/12/2017
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng ngữ văn 6. Kiểm tra khả năng hiểu bài, khả năng vận dụng để viết bài văn của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
( Không thiết lập khung ma trận đề)
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
( Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông)
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
( Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 18 Ngày soạn: 17/12/2017
Tiết 72 Ngày dạy: 25/12/2017
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A/Mức độ cần đạt
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
- Nắm vững khái niệm về từ loại, phân loại và cấu tạo của các loại cụm từ.
- Xây dựng bài văn kể chuyện về một người mà em yêu quí.
B/ Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chấm bài, phân loại bài và nhận xét cụ thể.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong bài kiểm tra để đến lớp rút kinh nghiệm.
C/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 6A1.........................6A2..................................
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Các em đã làm bài kt HKI, tiết học này cô sẽ trả bài, các em chu ý sửa bài và rút kinh nghiệm.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
*HĐ 1: Phân tích đề.
*HĐ 2: Công bố đáp án:
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu 1,2,3,4 phần đọc hiểu rồi chốt đáp án
- Phần Tập làm văn: yêu cầu Hs lập dàn ý
*HĐ 3: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
- Gv nhận xét cụ thể về ưu điểm, hạn chế.
1. Ưu điểm:
- Xác định được tên văn bản của đoạn trích, thể loại truyện truyền thuyết
- Xác định được ngôi kể, nhân vật chính
- Xác định được danh từ, động từ.
- Nêu được nội dung đoạn trích
- Xây dựng bài văn có đầy đủ bố cục ba phần, trình bày rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
2. Hạn chế:
- Một số em chưa xác định đúng thể loại truyện, nhân vật chính, ngôi kể.
- Bài văn chưa phân chia bố cục rõ ràng.
- Chữ viết cẩu thả, tẩy xóa bôi bẩn nhiều.
- Diễn đạt lủng củng, không rõ ý.
*HĐ 4: Thống kê chất lượng bài làm:
*Hướng dẫn tự học
+ Bài cũ:
- Về nhà củng cố lại các kiến thức cũ.
- Viết bài tập làm văn vào vở.
+ Bài mới: - Chuẩn bị bài “Bài học đường đời đầu tiên”. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
I. Phân tích đề:
(Xem tiết 70,71; Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông).
II. Đáp án:
(Xem tiết 70,71; Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông).
III. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
IV. Thống kê chất lượng bài làm:
(Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
+ Bài cũ:
- Về nhà củng cố lại các kiến thức cũ.
- Viết bài tập làm văn vào vở.
+ Bài mới:
- Chuẩn bị bài “Bài học đường đời đầu tiên”. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
* THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG:
Môn
Khối
Lớp
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Văn
6A1
Văn
6A2
D/ Rút kinh nghiệm:
.................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 6 ca nam_12466164.doc