Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - Trường THCS Nguyễn Văn Linh

Tuần 22, Tiết 79:

Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét

trong văn miêu tả

A – Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2. Kỹ năng.

- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

3. Thái độ.

- Giúp học sinh biết vạn dụng so sánh, tưởng tượng, nhận xét khi làm bài văn.

B – Chuẩn bị của thầy và trò.

- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa.

 

doc259 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 cả năm - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao khi cậu bé bắt chước sự việc diễn ra trong đám ma, bà mẹ lại nghĩ “chỗ này không phải là chổ con ta ở được” ? - Vì những việc đó vô bổ, lại gợi sự rầu buồn, bi thương chẳng có ích gì trong việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ con. Vì thương con nghĩ đến sự hình thành nhân cách của con, bà mẹ quyết phải tránh xa nơi rầu rỉ ấy, dọn đến gần chợ. ? Vì sao khi ở gần chợ, cậu bé bắt chước nô nghịch buôn bán điên đảo, bà mẹ cũng nghĩ “chỗ này không phải là chổ con ta ở được” và dọn đi? - Vì ở chợ có người hám lợi mà lừa lọc, dối trá buôn bán đảo điên. Cởu bé còn nhỏ chưa đủ trí khôn để xét đoán, nên nô nghịch bắt chước buôn bán đảo điên. Bà mẹ lo lắng là phải và muốn con trở thành người trung thực, chân chính bà quyết định dọn nhà đi chổ khác. ? Khi đến gần trường học, thấy con bắt chước học tập, lễ phép, cắp sách vở, mẹ thầy Mạnh Tử lại vui mừng nói “Chổ này là chổ con ta ở được đây”. Tại sao như thế ? - Nhà trường là nơi giáo dục, rèn luyện, đào tạo con người. Học sinh đến trường được giáo dục nhân cách, trang bị tri thức. Thầy Mạnh Tử biết bắt chước việc học tập lễ phép là đã biết học làm người đi đúng con đường của tuổi trẻ. Đến đây thì bà mẹ có thể an tâm vui lòng. ? Qua 3 sự việc trên, em có nhận xét gì về bà mẹ thầy Mạnh Tử ? - Cảm phục bà mẹ, vì bà đã biết lựa chọn môi trường sống tốt đẹp cho con thơ. - Bà mẹ thật sáng suốt. ? Lần thứ tư, bà mẹ đã làm điều gì không phải ? - Cho học sinh nêu dựa theo sách giáo khoa. ? Khi trót lỡ nói dối với con, bà tự suy nghĩ ra sao ? - Bà vô cùng ân hận “Ta lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?” ? Bà mẹ đã sửa chữa sai lầm của mình bằng cách nào ? - Làm đúng điều đã nói với con “Bà đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật” ? ý nghĩa giáo dục ở sự việc này là gì ? - Không được dạy con nói dối. ở đời phải giữ được chữ “tín”. Phải lấy tấm lòng thành thật mà ăn ở với nhau. Giáo viên : Mẹ thầy Mạnh tử đã dạy con chữ tín, đức tính thành thật. ? Sự việc gì đã xẩy ra trong lần thứ năm ? - Cho học sinh trình bày tóm tắt dựa theo sách giáo khoa. ? Em có nhận xét gì về hành động, lời nói của bà mẹ trong tình huống này ? - Bà nói năng, hành động một cách dứt khoát, quyết liệt. ? Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì ? - Hướng thầy Mạnh Tử vào việc học tập chuyên cần, rồi sau thành một bậc đại hiền. Giáo viên : Như vậy, phương pháp giáo dục đứng đắn của bà mẹ thầy Mạnh Tử đem lại kết quả tốt đẹp. ? Em hình dung mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ? - Bà là tấm gương sáng về tình yêu thương con và đặc biệt là cách dạy con, tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, dạy con đạo đức và ý chí quyết học thành tài. Thương con hết mực nhưng bà không nuông chiều mà rất nghiêm khắc, kiên quyết với con. ? Em có nhận xét gì về cách viết của truyện “Mẹ hiền dạy con” ? - Truyện gần với cách viết ký, viết sử. - Ngôn ngữ đều thuộc ngôn ngữ của người kể chuyện. - Lại có thêm lời bình. - Cốt truyện đơn giản. * Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ. * GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ.Yêu cầu HS học thuộc. III. Ghi nhớ . Bài 1 : Qua đoạn trích em thấy việc dạy con của bà mẹ bằng cách cắt đứt tấm vải đang dệt có ý nghĩa như thế nào ? A. Khuyên con không nên làm nghề dệt vải. B. Khuyên con làm nghề dệt vải. C. Khuyên con phải quyết chí học hành. Bài 2 : Sự thay đổi môi trường sống đã ảnh hưởng như thế nào đến thể chất của Mạnh Tử ? * Cũng cố bài : - Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa của truyện. * Hướng dẫn học bài : - Học sinh bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” *Rút kinh nghiệm... . Tiết 63 : tính từ và cụm tính từ A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: -Khái niệm tính từ: +ý nghĩa khái quát của tính từ. + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ). - Các loại tính từ. - Cụm tính từ: +Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ. + Nghĩa của cụm tính từ. +Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ. +Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ. 2. Kỹ năng: -Nhận biết tính từ trong văn bản. + Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết. 3. Giáo dục: * Tích hợp: - Các từ loại đã học, cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ - Một số văn bản đã học B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Bài cũ : - Cụm động từ là gì ? Cho ví dụ ? - Mô hình cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ ? Bài mới : Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt - Cho 1 học sinh đọc các câu văn trong sách giáo khoa. I. Đặc điểm của tính từ : ? Tìm tính từ trong các câu đó? a. bé, oai b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. ? Kể thêm một số tính từ mà em biết? - Xanh, đỏ, tím, trắng - Chua, cay, ngọt, đắng - lệch, nghiêng, cong, thẳng - gầy gò, béo tốt, lừ đừ, thoăn thoắt ? Cho biết ý nghĩa khái quát của các tính từ đó ? - Chúng chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. ? So sánh tính từ và động từ ? - Về khả năng kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. - Tính từ có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng vẫn như động từ. Tính từ kết hợp với : hãy, đừng, chớ hạn chế hơn nhiều so với động từ. Ví dụ : - không thể nói : hãy bùi, chớ chua. - Nhưng cũng có khi nói đừng xanh (như lá), đừng bạc (như vôi) - Cho học sinh lấy ví dụ minh hoạ. ? Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ? - Về khả năng làm chủ ngữ : Tính từ và động từ như nhau. - Về khả năng làm vị ngữ : Động từ làm vị ngữ là phổ biến, tính từ có hạn chế hơn. Ví dụ : Em bé ngã đ câu Em bé thông minh đ cụm từ - Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ. - GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu HS học thuộc. - Xem lại các tính từ đã tìm được ở phần I. * Ghi nhớ . II. Các loại tính từ : ? Những từ nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá). - Bé, oai ? Những từ nào không có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ? - Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. ? Hãy giải thích hiện tượng trên ? - (bé, oai) là những từ chỉ đặc điểm tương đối, vàng (hoe) là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. Tính từ tương đối có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ còn tính từ tuyệt đối thì không thể kết hợp. - Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ. - GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc. * Ghi nhớ . - Cho học sinh đọc các câu văn trong sách giáo khoa. III. Cụm tính từ. ? Tìm tính từ trong bộ phận từ ngữ được in đậm ở các câu văn ? - Yên tĩnh, nhỏ, sáng ? Những từ ngữ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho các tính từ đó ? - Vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không. Giáo viên : Những từ ngữ đó chính là các phụ ngữ của tính từ, cùng với tính từ tạo thành cụm tính từ. ? Hãy vẽ mô hình cấu tạo các Phần trước Phần trung tâm Phần sau cụm tính từ ? Vốn/ đã/ rất yên tĩnh nhỏ sáng lại vằng vặc, ở trên không ? Các phụ ngữ trước chỉ cái gì? Các phụ ngữ sau chỉ cái gì? - Hồ sơ trả lời - Giáo viên nhận xét, bổ sung - Cho học sinh đọc. - GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc. * Ghi nhớ . IV. Luyện tập. * Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4 * Cũng cố bài : - Đặc điểm của tính từ, cụm tính từ. * Hướng dẫn học bài : - Học sinh làm bài tập 5, 6, 7 (SBT trang 63) *Rút kinh nghiệm... . Tuần 17 Ngày soạn 26/11/ 2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 64 : Trả bài tập làm văn số 3 A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm, chữa lỗi bài làm của HS giúp các em dần hoàn thiện kỹ năng làm văn tự sự. 2.Kỹ năng: tự đánh giá, sửa lỗi. 3. Giáo dục: ý thức tự giác. * Tích hợp - Các lỗi dùng từ thường gặp, cách chữa lỗi. - Các bước làm văn kể chuyện . B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh đọc lại đề ra. Đề ra : Hãy kể về người bà của em. Hoạt động 2 : Cho học sinh xác định lại yêu cầu của đề. * Giáo viên nêu rõ nội dung cần đạt. - Bài viết kể rõ về người bà của em với những đặc điểm nổi bật là lứa tuổi, hình dáng, tính cách. - Thể hiện được tình cảm thương yêu bà dành cho cháu. - Bày tỏ rõ tình cảm yêu quý của cháu đối với bà. * Giáo viên nêu rõ hình thức cần đạt. - Văn viết mạch lạc. - Chi tiết trong bài kể rõ ràng, có trình tự nhất định. - Trình bày sạch, đẹp Hoạt động 3 : Nhận xét bài làm của học sinh. * Ưu điểm : Các bài viết đều đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại. Một số bài viết tốt . Tiêu biểu như : Long, Thư, Ngọc Huyền, Hằng, Đồng, Quân, Hưng, Dương. * Nhược điểm : Nhiều em còn lỗi chính tả, viết hoa, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Như : Tuyết, Khánh, Cầm. Hoạt động 4 : Đọc mẫu cho 2 học sinh nghe 2 bài viết khá nhất để học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm. Hoạt động 5 : Yêu cầu học sinh tự sửa lỗi trong bài viết của mình. Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà. HS về lập dàn ý cho đề văn vừa làm. *Rút kinh nghiệm... . Tiết 65 : Văn bản : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Truyện trung đại) - Hồ Nguyên Trừng - Trích “Nam Ông mộng lục” A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh. - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc. - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại. - Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện. - Kể lại được truyện. 3. Giáo dục: tấm lòng vì người khác bất chấp nguy hiểm * Tích hợp: - Giải nghĩa từ - Khái niệm truyện trung đại. B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Bài cũ : - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ của thầy Mạnh tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con”. Bài mới : Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt - GV cùng 2 HS đọc nối tiếp đến hết truyện - Lưu ý các chú thích 1, 4, 6, 9, 10, 11, 13, 16, 17 I. Đọc - chú thích II. Tìm hiểu văn bản. 1) Bố cục. ? Có thể chia truyện thành mấy phần ? ý chính của mỗi phần ? - Có thể chia thành 3 phần : Phần 1 : Từ đầu đến “người đương thời trọng vọng” đ giới thiệu khái quát về vị lương y. Phần 2 : Tiếp theo đến “xứng đáng với lòng ta mong mỏi” đ tình huống gay cấn, bộc lộ tính cương trực, khẳng khái và y đức của người thầy thuốc giỏi. Phần 3 : Phần còn lại đ Danh tiếng của gia định vị lương y trong triều đình và trong nhân dân. 2) Phân tích . ? Trong câu văn đầu tiên, tác giả đã giới thiệu những điều gì về Thái y lệnh ? - Giới thiệu đầy đủ về họ tên nhân vật, nói rõ quan hệ của nhân vật với tác giả, chứ vụ của nhân vật, thời đại nhân vật sống, nghề nghiệp của nhân vật. ? Trong đoạn 1, những chi tiết nào thể hiện phẩm chất tốt đẹp của vị Thái y lệnh ? - Mua thuốc tốt để chia cho bệnh nhân. - Chữa trị miễn phí, cho nhà ở, cấp cơm cháo cho người nghèo. - Không ngại những bệnh tật“dầm dề máu mủ” - Dựng thêm nhà cho những người đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém, dịch bệnh. ? Thái độ của người đương thời đối với ngài ra sao ? - “Ngài được người đương thời trọng vọng” ? Tình huống mà tác giả tập trung nói đến nhiều nhất là tình huống ở giai đoạn 2 : em hãy chỉ ra tình huống gay cấn đó ? - Tình huống : Lựa chọn giữa việc cứu người dân thường nguy kịch với việc đến khám cho 1 quý nhân bị sốt ở trong phủ đ Viên trung sứ đe doạ Thái y lệnh bằng 2 câu hỏi (...) Hai câu hỏi này đã đặt Thái y lênh vào thẻ thách gay go, buộc phải lựa chọn đúng đắn : + Giữa phận làm tôi và phận sự người thầy thuốc + Giữa tính mệnh người bệnh nguy kịch và tính mạng của chính mình. ? Sự lựa chọn của Thái y lệnh có vì thế mà thay đổi không ? - Không ? Qua cách giải quyết Thái y lệnh bộc lộ thêm phẩm chất gì mới mẻ ? - Là người khẳng khái,cương trực,y đức cao cả. - Giải quyết sự việc đ là người có tình, có lý trong ứng xử. ? Thái độ của Trần Anh Vương trước sự lựa chọn của Thái y lệnh như thế nào ? - Trần Anh Vương đã quở trách Thái y lênh. Nhưng khi nghe Thái y lệnh bày tỏ lòng thành, tạ tội,thì Vương chuyển sang vui mừng và khen ngợi. ? Hãy so sánh nội dung y đức của truyện này với truyện kể về y đức của Tuệ Tĩnh ở trang 44, sách giáo khoa ? - Nội dung y đức ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được đề cập rộng và sâu hơn: + Câu chuyện giới thiệu về hoàn cảnh và những đức tính tốt của Thái y lênh rất cụ thể, lại còn đề cập đến cả con cháu của vị Thái y. + Tình huống mà Thái y trải qua cũng căng thẳng hơn. + Việc phân giải với Trần Anh Vương, bộc lộ rõ sự trung thực, mềm dẻo, có lí có tình trong cư xử của thái y lênh. ? Nội dung cơ bản mà truyện thể hiện là gì ? - Bằng câu hỏi này, giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi nhớ trong SGK. * Ghi nhớ . - Cho học sinh đọc. - GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc. III. Luyện tập. * Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2 tại lớp. * Cũng cố bài : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức. * Hướng dẫn học bài : - Học sinh làm bài tập thuộc bài này ở sách bài tập. *Rút kinh nghiệm... . Tiết 66 : ôn tập tiếng việt A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ. 2. Kỹ năng: - Vân dụng những kiến thứcđã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn. 3. Giáo dục: * Tích hợp: Những kiến thức đã học ở học kỳ I B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Bài cũ : - Tính từ là gì ? Có mấy loại tính từ ? Cho ví dụ ? - Cụm tính từ là gì ? Mô hình cụm tính từ ? Cho ví dụ ? Bài mới : Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt - Học sinh trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ theo yêu cầu trong SGK. - GVtổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. - Hướng dẫn học sinh luyện tập. I. Ôn tập - luyện tập (20 phút) - Hoạt động 1 : - Hoạt động 2 : - Hoạt động 3 : 3.1 Cho 3 từ sau: nhân dân,lấp lánh, vài ? Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5 - Học sinh tự làm, đứng dậy trình bày. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. Ví dụ : nhân dân đ từ phức (từ ghép), từ mượn tiếng Hán, danh từ chung. 3.2 Phân loại các cụm từ sau : a. Những bàn chân b. Cười như nắc nẻ c. Đồng không mông quạnh d. Đổi tiền nhan đ. Xanh biếc màu xanh e. Tay làm hàm nhai h. Buồn nẫu ruột i. Trận mưa rào k. Xanh vỏ đỏ lòng - Yêu cầu một số học sinh lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét. - Giáo viên bổ sung, cho điểm. 3.3 Phát triển cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ sau thành câu - Đánh nhanh, diệt gọn đ Quân ta thực hiện chiến thuật đánh nhanh, diệt gọn. - Trận mưa rào đ Trận mưa rào kéo đến thật bất ngờ. - Xanh biếc màu xanh. đ Cánh đồng làng em xanh biếc màu xanh. II. Kiểm tra viết (20 phút). Đề ra : Câu 1 : Từ “nhân hậu” thuộc loại từ nào ? a. Từ đơn b. Từ ghép c. Từ láy Câu 2 : Từ “đổi” thuộc loại từ nào ? a. Danh từ chỉ số lượng b. Số từ c. Lượng từ d. Danh từ đơn vị Câu 3 : Nêu các ví dụ về cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ. * Cũng cố bài : - Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài ôn tập. * Hướng dẫn học bài : - Học sinh về ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I. *Rút kinh nghiệm... . Tuần 18 Ngày soạn 10/12/ 2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 67, 68: Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá kiến thức ngữ văn của hs trong HKI của HS trong lớp. 2. Kỹ năng: Trình bày. 3. Giáo dục: ý thức tự giác, cố gắng trong làm bài. * Tích hợp: Những kiến thức đã học: Tiếng việt, tập làm văn , văn trong HKI. B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy 1) ổn định tổ chức. 2) Tiến hành kiểm tra. Đề ra Câu 1 (2 đ) : Động từ là gì ? xác định động từ trong câu sau: “Viên quan ấy đã đI nhều nơI, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái om để hỏi mọi người” Câu 2: (3 đ) Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cáI vung và nó thì oai như một vị chúa tể Câu 3 (5 đ): Kể về một người mà em yêu quý Đáp án Câu 1: Động từ là những từ chi hoạt động, trạng tháI của sự vật Các động từ trong câu là: Đi, đến, ra, hỏi Câu 2: Vì ếch sống lâu ngày trong giếng, xung quang nó chỉ có vài con cua nháI bé nhỏ. Hàng ngày ếch cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật đó hoảng sợ ếch nhìn bầu trời qua miệng giếng nhỏ như cáI vung và tưởng mình oai như vị chúa tể Câu 3: a. Mở bài: Giới thiệu về người được kể b. Thân bài - Tả sơ qua vài nét về hình dáng - Kể về tính tình, sở thích, công việc - Kể về cách đối sử với mọi người - Kể về tình cảm của em với người đó và người đó đối với em - Kỷ niệm với người đó c. Kết bài: Cảm súc chung. Tiết 69: Hoạt động ngữ văn - thi kể chuyện A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động về ngữ văn. 2.Kỹ năng: thực hành. 3.Giáo dục: Lòng ham thích với môn ngữ văn. * Tích hợp: Các thể loại văn học đã học, văn tự sự: ngôi kể, cốt truyện, nhân vật B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Bài cũ: Chương trình Ngữ văn 6, kì I, ta đã tìm hiểu những thể loại truyện nào ? Bài mới: Giới thiệu trên cơ sở nói về đặc trưng “truyền miệng” của truyện dân gian. I. Yêu cầu: - Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh những yêu cầu cần thiết khi kể chuyện. II. Thực hành. - Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện : Các em có thể chọn một câu chuyện mà mình thích thú, tâm đắc để kể trước lớp . Truyện: Rắn giả Lươn Bựi Cầm Hồ là người làng Đỗ Liờu, xó Thiờn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tỉnh được giữ chức Ngự sử trung thừa kiờm Tham chi chớnh sự dưới triều vua Lờ Nhõn Tụng. Đú là một con người thụng minh, trung thực và thẳng thắn. Việc thanh tra phỏ ỏn của ụng nổi tiếng là sỏng suốt, cú tỡnh cú lý được dõn mến mộ và ủng hộ, sử sỏch ngợi ca. Với Bựi Cầm Hồ khụng một thế lực uy danh nào cú thể làm sai lệch cụng việc, cản ngăn quyết định của ụng.     Một trong những vụ ỏn mà ụng xột xử là vụ “chinh phụ giết chồng”. Chuyện kể rằng, hồi đú ở ngoại ụ kinh thành Thăng Long cú một đụi vợ chồng nhà lỏi buụn nọ sống rất hoà thuận, ờm đềm. Một ngày kia trước lỳc chồng đi xa, người vợ liền đi mua lươn về để nấu chỏo cho chồng ăn – mún ăn mà người chồng rất thớch. Nào ngờ vừa ăn xong lỏi buụn lăn ra chết khụng hề trăn trối được một lời. Lập tức chị ta bị chức sắc địa phương trối gụ lại và dẫn lờn Huyện đường xột xử. Chị đó bị ghộp vào tội “Mưu sỏt chồng vỡ ngoại tỡnh”. Người đàn bà đú dập đầu kờu oan nhưng sau đũn tra khảo cực hỡnh khụng chịu đựng nổi nờn đành phải nhận tội. Thế là ỏn quyết xử hành hỡnh bằng hỡnh thức voi giày, chỉ chờ ngày thực hiện.     Vụ ỏn kinh động đú đó lan về Kinh Thành và đến tay Bựi Cầm Hồ. ễng suy nghĩ rất nhiều, phải chăng người đàn bà ấy đó vụ tỡnh mua nhầm loại rắn độc mỡnh lươn lẫn trong đống lươn mà sinh ra tai hoạ. Bởi ụng đó nhiều năm làm nghề khai khẩn đất hoang, và xuất thõn từ vựng nụng thụn nờn hiểu rất rừ về loài rắn và lươn. ễng ngầm cho người ra cỏi chợ mà vợ lỏi buụn nọ đó tới và mua một mớ lươn về, chọn ra mấy con rắn độc mỡnh lươn đem cho chú ăn, quả nhiờn chú lăn đựng ra chết.     Thế là người đàn bà gúa bụa thương tõm ấy thoỏt khỏi ỏn voi giày nghiệt ngó. Đõu đõu người ta cũng trầm trồ khen tài đức của quan ngự sử Bựi Cầm Hồ. - Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét cách kể của bạn. - Giáo viên đánh giá chung, cho điểm. * Cũng cố bài : - Nhận xét tinh thần tham gia hoạt động của lớp. - Tuyên dương những học sinh kể chuyện hay. * Hướng dẫn học bài : - Học sinh về làm bài tập 2 SBT trang 75 . *Rút kinh nghiệm... . Tuần 19 Ngày soạn 20/12/ 2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 70: Chương trình ngữ văn địa phương A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương. 2.Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 3.Giáo dục: ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV. B. Chuẩn bị thầy và trò. - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng - HS: sgk, vở soạn. C - Tiến trình bài dạy Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh Bài mới: Giới thiệu khái quát về truyện cổ dân gian xứ Nghệ. Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt H: Kể tên những nhân vật trong truyện. H - Sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn giọng hất của Đinh Lễ – Bạch Hoa: H: Vì sao có được sức hấp dẫn kỳ lạ đến như vậy? H: Sự cống hiến của vợ chồng Đinh Lễ Bạch Hoa? H: Công lao của họ? I - Đọc hiểu chú thích. Bạch Hoa là danh ca đời nhà Tiền Lờ, bà họ Bạch, tờn Hoa, (khụng rừ năm sinh, năm mất), thõn phụ của bà là vị quan chõu Bạch Đỡnh Sa, quờ ở chõu Thường Xuõn, tỉnh Thanh Hoỏ. Bà vốn là vợ của tay danh cầm Đinh Lễ, vợ chồng bà đều rất thớch õm nhạc. Tục truyền bà là tổ cụ đầu. Năm lờn 10 tuổi, bà khụng may trỳng phong ỏ khẩu, cha mẹ buồn rầu. Đến năm 19 tuổi; bà nổi tiếng xinh đẹp, nhưng bị bệnh cõm. Bấy giờ, cú Đinh Lễ, tự Nguyờn Sinh, nổi tiếng tài hoa. Một hụm đến chõu Thường Xuõn, Đinh Lễ trổ tài tuyệt kĩ, khiến Bạch Hoa xỳc động phỏt lờn núi được: “Tiếng đàn hay quỏ”. Từ đú, bà hết cõm. Gẫm duyờn kỡ ngộ, song thõn bà tỏc hợp cho bà và Đinh Lễ nờn đụi. Bà theo Đinh Lễ về quờ chồng, hàng ngày chuyờn tõm học õm nhạc, chẳng bao lõu càng nổi danh. Được vài năm, chồng bà mất, bà nối nghiệp đàn hỏt. Đến khi bà mất, dõn làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuõn, tỉnh Hà Tĩnh và cỏc học trũ, nhớ ơn lập đền thờ hai vợ chồng bà, gọi là đền Tổ cụ đầu, hay là đền Bạch Hoa cụng chỳa. Cỏc triều đại phong kiến truy tặng chồng bà là Thanh xà đại vương, bà là Món đào hoa cụng chỳa. Lại tương truyền chớnh bà đó sỏng tỏc hai khỳc hỏt “Non Mai” và “Hồng Hạnh”, nờn cụ đầu chỉ dành cho khi hỏt thờ mới hỏt mà thụi, ngoài ra khụng bao giờ hỏt khỳc ấy ở đền miếu khỏc và cũng khụng dỏm hỏt cho ai nghe. Và vỡ kiờng tờn hỳy hai ụng bà tổ sư trong nghề, nờn xúm cụ đầu cú tục đọc trỏnh chữ Lễ ra Lừi, Hoa ra Huờ, Bạch ra Biệc. Ở miền Bắc, cỏc nơi như làng Duyờn Linh, làng Muội Linh thuộc huyện Phự Cừ, tỉnh Hưng Yờn, ấp Thỏi Hà, tỉnh Hà Đụng và làng Giỏo Phường thuộc phủ Xuõn Trường, tỉnh Nam Định đều cú đền thờ. Hàng năm, ngày 11 thỏng chạp, cỏc giỏo phường làm lễ giỗ tổ. 1. Đọc. 2. Chú thích. - Cổ Đạm xưa là tổng Cổ Đạm sau CM đổi tên là xã Xuân Hoa, sau này lấy lại tên cũ : Xã Cổ Đạm chyện ở đây là huyền thoại, hư cấu, không có thể coi là căn cứ có ính khoa học chính xác nhưng các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã khẳng đinh: Cổ Đạm là một trong ba cái nôi của hát ca trù. Cố nhạc sỹ Vi Phong cho biết: hát ca trù đã tồn tại, phát triển ở xứ này qua hàng mấy trăm năm, đã tạo nên nhiều thế hệ hát ca trù, đã có những đào ngự, kép ngự nhiều người đàn hát sành điệu và sáng tác ca trù nôi tiếng. Ngày xưa, Nghi Xuân cũng như Đức Thọ. Can Lộc Thậch Hà, Kỳ Anh hát dân ca rất phổ biến . Dân ca đã ăn sâu và đời sống văn hoá đời sống tinh thần của bao lớp người mấy năm qua từ năm 1998 với chủ trương khôI phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ngành Giáo Dục và nghành Văn Hoá đã phối hợp đưa dân ca, chủ yếu là dân ca xứ nghệ vào trường học. II. Đọc hiểu văn bản: Bố cục: Tìm hiểu văn bản: - Nhân vât chính: Đinh Lễ và Bạch Hoa + Niềm khoái cảm của người nghe đến cao độ. + Thiên nhiên, cỏ cây cũng đẹp lên như hồn người. + Thức dậy tâm hồn của người con gái câm lặng sau bao nhiêu năm. + Từ khi thành đôi lứa sức hấp dẫn của tiếng đàn, giọng hát của Đinh Lễ Bạch Hoa lại càng có mảnh lực hơn. + Với năng khiếu thiên phú chàn Dinh Lễ tuy nhà nghèo nhưng thôngminh, học giỏi không màng công danh khoa cử nên chỉ say mê âm nhạc, thích ngao du sơn thuỷ để nuôi dưỡng cảm hứng nghệ thuật. + Có thần tiên giúp đỡ: Hai vị tiên vốn có tiền duyên với nghề đàn hát đã cho Đinh Lễ bản vẽ cây đàn đẻ chàng dựa vào đó mà làm ra cây đàn đáy được như ý muốn , + Nhờ có lòng say mê nghệ thụât, sự khổ luyện. + Có sức mạnh của tình yêu + Bằng tiếng đàn và điệu hát họ đã đưa đến niềm vui lớn cho cuộc đời cho mọi người. + Họ đã ra công bày dạy cho lớp trẻ , tạo được nhiều môn đệ thạo hẳn n\một loại ca nhạc độc đáo. + Sống mãi trong lòng nhân dân. + Được nhân dân lập đền thờ. + Những môn đẹ của ngành hát Ca Trù tôn học là tổ sư. + Triều đình phong tặng Đinh Lễ và Thanh Xà Đại Vương, Bạch Hoa và Mãn Đào Hoa công chúa. * Cũng cố bài : - Tìm đọc cuốn: “Kho tàng truyện cổ Xứ Nghệ” và cuốn “ Lược yếu văn học Hà Tĩnh”. * Hướng dẫn học bài : - Tìm hiểu tiếp phần 2 của truyện *Rút kinh nghiệm... . Tiết 71: Chương trình ngữ văn địa phương A - Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Kể một số truyện dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương. 2. Kỹ năng: Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu; biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu văn hóa một truyện cổ dân gian đã học. 3.Giáo dục: lòng ngưỡng mộ, coi trọng văn học dân gian *Tích hợp: Những thể loại văn học dân gian đã học B. Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12506751.doc
Tài liệu liên quan