Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Dương Bá Trạc

Nhân hoá

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.

- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá, giá trị biểu cảm của nhân hoá.

- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD

- Học sinh: soạn bài

C. Các bước lên lớp

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

 Viết hai câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào?

3. Bµi míi: Giáo viên giới thiệu bài Nhân hoá

 

doc90 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Dương Bá Trạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống. ị Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người. - Hình ảnh DHT: Như một pho tượmg đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn...ghì trên ngọ sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. ị NT so sánh, gợi tả một con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó. Việc so sánh DHT như hiệp sĩ còn gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc. So sánh thứ ba như đối lập với hình ảnh DHT khi đang làm việc. Ta thấy ở đây còn có sự thống nhất trong con người thể hiện phẩm chất đáng quí cảu người LĐ lhiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh nhanh nhẹn quyết liệt trong công việc trong khó khăn thử thách. ị NT so sánh còn có ý nghĩa đề cao sức mạnh của mgười LĐ trêm sông nước. Biểu hiện tình cảm quí trọng đối với người LĐ trên quê hương. Hoạt động 3: Tổng kết iii. Tổng kết: - NT đặc sắc của đoạn trích là gì? - Bài văn tả cảnh gì? Ca ngợi cái gì? Ca ngợi ai? - Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương? + Tình yêu thiên nhiên? + Tình yêu người LĐ gian khổ mà hào hùmg? + Hay tình yêu đất nước dân tộc? * GV: Bài văn tả cảnh, tả người toát lên tình cảm yêu quí của tác giả đối với cảnh vật quê hương, nhất là tình cảm trân trọng dành cho người LĐ. Bài văn là bài ca LĐ cảu con người. Từ đó đã kín đáo biểu hiện tình yêu đát nước, tình yêu dân tộc của nhà văn. - HS trả lời - HS : Có tất cả các tình cảm này nhưng rõ nhât là tùnh yêu cảnh vật và ng Ghi nhớ: sgk/40 Hoạt động 4: Luyện tập iv. Luyện tập - HS làm bài Bài tập1: SGK Bài 2: Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Chọn điểm nhìn thuận lợi cho quan sát - Có trí tưởng tượng - Có cảm xúc đối với đối tuiượng miêu tả. V. Dặn dũ Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: So sánh IV. Rỳt kinh nghiệm Tuần: 23 Tiết 91 Ngày soạn: Ngày giảng: So sánh (Tiếp theo) Mục tiêu bài học Giúp học sinh nắm được: So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh. Biết vận dụng phép so sánh khi viết văn. B. Chuẩn bị - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: Soạn bài C. Các bước lên lớp 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 4. Tiến trỡnh dạy học 1. Thế nào là so sánh? Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong VD sau: Đây ta như cây giữa rừng Ai lay chẳng nhuyển, ai rung chẳng rời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về các kiểu so sánh i. Các kiểu so sánh * GV treo bảng phụ đã viết VD - Nhắc lại các từ so sánh đã học ở tiết trước? - Trong khổ thơ có sử dụng lại các từ so sánh ấy không? - Vậy những từ so sánh ở khổ thơ này là gì? - Từ ngữ chỉ ý so sánh trong hai phép so sánh trên có gì khác nhau? - Tìm VD có từ so sánh tương tự: - Em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh? - HS đọc VD - HS trả lời - HS rút ra kết luận 1. Tìm hiểu VD: ( SGK) * Các từ so sánh đã học: như, như là, bằng, tựa, hơn, tưởng. * Trong khổ thơ này không có các từ so sánh trên. - Trong VD có hai phép so sánh: + Phép 1: Vế A: Những ngôi sao Vế B: Mẹ đã thức Từ so sánh: Chẳng bằng + Phép 2: A: Mẹ B: Ngọn gió T: Là - Từ so sánh "chẳng bằng" ở vế A không ngang bằng vế B. - Từ so sánh "là" vế A ngang bằng vế B * VD: - Gió thổi là chổi trời - Nước mưa là cưa trời (Tục ngữ) - Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời (Ca dao) 2. Ghi nhớ: (SGK - Tr 42) Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của so sánh II. tác dụng của so sánh * GV: treo bảng phụ - Tìm phép so sánh trong đoạn văn? - Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào? - Phát biểu cảm nghĩ của em trong đoạn văn? - Nhờ đâu mà em có được cảm nghĩ ấy? - Phép so sánh có tác dụng gì khi nói và viết? - HS đọc - HS trả lời - HS trao đổi cặp trong 1 phút - Rút ra kết luận - HS đọc 1. Ví dụ: (SGK - Tr 42) - Các câu văn có dùng phép so sánh: + Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn... + Có chiếc lá như con chim... + Có chiếc lá như thần bảo rằng... + Có chiếc lá như sợ hãi... - Sự vật được so sánh trong hoàn cảnh: + Sự vật được đem ra so sánh là những chiếc lá. + Chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng. + Chiếc lá là một hoàn cảnh điển hình. - Cảm nghĩ: Đoạn văn rất hay, giàu hình ảnh gợi cảm xúc và xúc động. Người đọc trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả. - Ta có cảm xúc đó là nhờ: Tác giả đã sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt, tài tình: Chỉ là một chiếc lá thôi mà có đủ các cung bậc tình cảmvui, buồn của con người được gửi gắm trong đó: Khi thì như mũi tên, húc lại như con chim lảo đảo, có khi thì thầm, lại có lúc sợ hãi... 2. Ghi nhớ: (SGK - Tr42) Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập iii. Luyện tập - GV gọi HS làm bài tập 1 - GV: gọi HS trả lời * GV: hướng dẫn HS viết đoạn - HS đọc bài tập 1 - 3 HS mỗi em làm 1 câu - HS trao đổi cặp 1 phút - HS nêu - HS trả lời - HS viết Bài 1: a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè T: (Là) ị So sánh ngang bằng b. - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. - Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. T: (Chưa bằng) ị So sánh không ngang bằng c. Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng - T: (Như) ị so sánh ngang bằng T: (hơn) ị so sánh không ngang bằng * Phân tích tác dụng gợi hình của phép so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. - Tâm hồn: Sự vật trừu tượng phi vật thể, không tri giác được, không định lượng được, khó định tính. - Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, có thể hình dung bằng kinh nghiệm sống có cảm xúc, gắn với những kỉ niệm. Đó là một thời gian cụ thể, một không gian đày nắng, đầy gió, đầy tiếng ve và rực rỡ hoa phượng đỏ... Tất cả cho ta hiểu rằng tâm hồn tôi là một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai tre hồn nhiên, vô tư đến thánh thiện. Bài 2: a. Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích Vượt thác: - Thuyền rẽ sóng ... như đng nhớ núi rừng. - Núi cao như đọt ngột hiện ra... - Những động tác... nhanh như cắt... - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh... - ... những cây to... như những cụ già. b. Em thích hình ảnh: dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh... Vì: Qua hình ảnh ta thấy được trí tưởng tượng phong phú của tác giả - Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng. - Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. Bài 3: - Nội dung: tả cảnh DHT đưa thuyền vượt qua thác dữ. - Độ dài: 3 - 5 câu - Kĩ năng: sử dụng hai kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng. IV. Dặn dũ Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Chương trình địa phương V. Rỳt kinh nghiệm Tuần: 23 Tiết 92 Ngày soạn: Ngày giảng: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm. B. Chuẩn bị - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ - Học sinh: + Soạn bài + Các câu văn, thơ có chưa các phụ âm trong bài để chuẩn bị chơ trò chơi. C. Các bước lên lớp 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Giỏo viờn giới thiệu bài “Chương trỡnh địa phương ” 4. Tiến trỡnh dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Phân biệt phụ âm đầu tr/ ch I. Phân biệt phụ âm đầu tr/ ch - Gv đọc cho HS viết - HS viết - Đổi bài để HS sửa VD: Trò chơi: - Trò chơi là của trời cho Chớ nên chơi trò chỉ thích chê bai - Chòng chành trên chiếc thuyền trôi Chung chiên mới biết ông trời trớ trêu - Trao cho một chiếc tróng tròn Chơi sao cho chiếc trống giòn trơn tru - Trăng chê trời thấp, trăng treo Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên - Cá trê khinh trạch rúc bùn Trạch chê cá lùn chỉ trốn với lui! Hoạt động 2: Phân biệt âm đầu s/x II. Phân biệt âm đầu S/X - GV treo bảng phụ viết đoạn văn có sai lỗi chính tả và cho HS tự sửa. - HS sửa Sông xanh như dải lụa mờ xa trong xương sớm. ánh sáng mặt trời xua tan màn xương khiến cho dòng sông càng sôn sao màu xanh sao xuyến. Ai đi xa khi trở về sứ sở đều sững sờ trước dòng sông ăm ắp bao kỉ niệm. Ngày xưa, dòng sông tuổi thơ mênh mông như biển. Những con sóng nhỏ sô bờ sao mà thân thuộc? Khi mặt trời xuống núi cả khúc sông sủi nước ùn ùn. Lớn lên tạm biệt dòng sông đi xa, mỗi người mỗi ngả khi trở về, chúng tôi đứng lặng trước dòng sông xưa lòng bồi hồi, sốn sang nỗi niềm sâu xa, trác ẩn. Ai từng đắm mình trong dòng sông tuổi thơ thì sớm muộn cũng tìm về sứ sở quê mình. Hoạt động 3: Phân biệt phụ âm l/n III. Phân biệt phụ âm l/n - Gọi 3 HS lên bảng viết - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở, HS nhận xét xem bạn viết đúng không. - Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng - Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông - Nỗi niềm này lắm long đong Lửng lờ lời nói khiến lòng nao nao... - Lầm lùi nàng leo lên non Nắng lên lấp loá, nàng còn lắc lư - Lụa là lóng lánh nõn nà Nói năng lịch lãm nết na nên làm Hoạt động 4 Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi IV. Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi - GV đọc - GV treo bảng phụ -HS viết - Kiểm tra bài viết - Gió rung rinh gió giật tơi bời Râu ta rũ rượi rụng rời dầy vườn - Xem ra đánh giá con người Giỏi giang một. dịu dàng mười, mới nên - Rèn sắt còn đổ mồ hôi Huống chi rèn người lại bỏ dở dang Hoạt động 5: Trò chơi V. Trò chơi - GV làm trọng tài - Tổ 1 đọc các câu văn, thơ có chứa các phụ âm trên, tổ 3, 2, 4 viết (Cử đại diện lên bảng viết) - Các tổ lần lượt thay nhau VI. Dặn dũ - Soạn bài: Phương pháp tả cảnh VII. Rỳt kinh nghiệm Tuần: 23 Tiết 93 Ngày soạn: Ngày giảng: Phương pháp tả cảnh Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm đượccách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh. Luyện tập kĩ năng quan sát và luqạ chọn, kĩ năng trình bày những điều quan trọng, lựa chon theo một thứ tự hợp lí. Tích hợp văn bản Vượt thác và các biện pháp so sánh và nhân hóa. B. Chuẩn bị - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: soạn bài C. Các bước lên lớp 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập và soạn bài. 3. Bài mới Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấyhiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả? 4. Tiến trỡnh dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh i. Phương pháp viết văn tả cảnh * GV: Sử dụng bảng phụ đã viết VD - Gọi HS đọc - GV chia 3 nhóm chuẩn bị cho 3 văn bản. Nhóm 1: Tổ 1 - Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai trong trong một chặng đường của cuộc vượt thác? - Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? Nhóm 2: Tổ 2 - Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? - Người viết đã tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào? Nhóm 3: Tổ 3 + 4 - Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần - Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn? - Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh? * GV nhấn mạnh các bước khi tả và bố cục một bài văn tả cảnh - HS đọc - HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi GV ra - HS trình bày - HS rút ra kết luận 1. Tìm hiểu ví dụ: * Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác. - Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắcở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác) * Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn. - Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ. + Từ gần đến xa - Trình tự tả như thế là rất hợp líbởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đạp vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dồng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi. * Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần: - Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, mầu sắc của luỹ tre làng. - Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre. - Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc. - Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác. 2. Ghi nhớ: (SGK - tr 47) Hoạt động 2: Luyện tập ii. Luyện tập - Cho HS trả lời từng ý một - GV cho HS viết phần mở bài và kết bài Gọi HS đọc - Gọi HS đọc đề bài - HS trả lời cá nhân - HS viết bài - HS đọc - HS làm việc cá nhân - Trình bày bài làm của mình - HS làm việc theo nhóm trong 3 phút - 4 nhóm trình bày Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian) b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ. c. Kết hợp cả hai trình tự trên - Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu. - cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu - Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài. - Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gó, cây... Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi: a. Cảnh tả theo trình tự thời gian - Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến - HS từ các lớp ùa ra sân trường - cảnh HS chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Trống vào lớp, HS về lớp - cảm xúc của người viết b. Cách tả theo trình tự không gian: - Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động. Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp a. Mở bài: Biển thật đẹp b. Thân bài: - Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau - Buổi sớm nắng sáng - Buổi chiều gió mùa đông bắc - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạmh - buổi chiều nắng tàn , mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổ màu c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình. III. Dặn dũ Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Buổi học cuối cùng Bài viết số 5 ở nhà IV. Rỳt kinh nghiệm Tuần: 24 Tiết 93, 94 Ngày soạn: Ngày giảng: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một người An - dát) (An - phông - xơ Đô - đê) Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm vững cốt truyện, nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùngtrong vùng An - Dát, truyện đề cao tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Đú là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vậtphù hợp với lứa tuổi qua ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động nhân vật. đặc biệt tác dụng của nghệ thuật so sánh. Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện. B. Chuẩn bị - Giáo viên: soạn bài, ảnh tác giả. - Học sinh: soạn bài. C. Các bước lên lớp 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Qua bài văn Vượt thác, em học tập được tác giả diều gì khi viết văn miêu tả? 2. Tại sao tác giả ví DHT như một hiệp sì của Trường Sơn oai linh hùng vĩ 3. Bài mới Chân dung tác giả An-phông-xơ Đô-đê Bản đồ hành chính nước Pháp, chỉ rõ vùng An-dát - Lo-ren trong chiến tranh Pháp Phổ. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng là một buổi học đặc biệt đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm đẹp đó là lòng yêu nước. xong lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, đối với mỗi người nó có rất nhiều cách để thể hiện khác nhau. ở dây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này thì lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ, Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào? 4. Tiến trỡnh dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung tìm hiểu chung - Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8. - GV hướng dẫn cách đọc - Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha--men cần đọc thật dịu dàng và buồn. - GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi HS tóm tắt và yêu cầu tóm tắt phải theo bố cục * Tóm tắt theo bố cục sau: - Phrăng trên đường tới trường - Diễn biến của buổi học cuối cùng + Cảnh lớp học và thầy Ha-men + Tâm trạng của Phrăng + Phrăng lại không thuộc bài + Thái độ cư xử của thầy Ha-men + Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập. - Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men. - Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất? - Truyện có nhiều nhân vật chính và phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giảo già Ha-Men gây xúc động hơn cả. - Chú bé học trò Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính. - Truyện được kể theo ngôi nào? - Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp. - Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? - Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng. - Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ? Thầy Ha-men đang giảng bài, các trò đang chăm chú nghe. Trên bảng có dòng chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang ôm súng. Bức tranh đó đã tóm tắt được nội dung của truyện. - HS trả lời - HS dựa vào sách giải nghĩa từ khó - 2 HS lần lượt đọc - HS tóm tắt, cả lớp nhận xét - HS trả lời 1. Tác giả An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức). Từ khú: sgk Bố cục: 3 phần Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản ii. ĐỌC - HIểU VĂN BảN - Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra: - Trên đường tới trường? - Không khí lớp học? - Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó? - Những điều đó báo hiệu sự việc gì xảy ra? - HS theo dõi SGk trả lời - HS suy nghĩ trả lời 1. Chú bé Phrăng a. Quang cảnh chung: - Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức. - Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật. - Lặng ngắt, thầy ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: " Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con" ị Những điều đó báo hiệu: - Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức. - Việc học tập không còn được như trước nữa. - Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy. Tiết 2: * GV dẫn: Nhân vật trò Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy ha-men. thái độ đó diền ra theo hai quả trình: Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thầy Ha-men. - Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này? - Trong các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? - Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em? - Thái độ đối với tiếng pháp và với thầy ha-men trong buổi học cuối cùngđã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng? * GV: đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. * GV sơ kết: Qua nhân vật Phrăng vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, qua sự biến đổi tâm trạng, tình cảm, thái độ..Tác giả thể hiện rất thành công lòng yêu nước thiết tha của Nd Pháp, từ trẻ đến già qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt. - HS trả lời - HS trình bày ý kiến cá nhân - HS lắng nghe b. Tâm trạng nhân vật Phrăng: - Các chi tiết miêu tả quá trình diễn biến thái độ của Phrăng của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp: + Định trốn học đi chơi, giận mình vì bỏ phí thời gian học tập. Từ "chán sách" đến thấy sách là bạn "cố tri". Thấy xấu hổ khi không thuộc bài"lòng rầu rĩ" không dảm ngẩng đầu lên. Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chgú nghe đến thế." + Các chi tiết miêu tả thái độ đối với thầy Ha-men: Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện: quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghệp cho thầy, chưa bao giò thấy thầy lớn lao đến thế. - Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết "Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên" khi không đọc được bài trong buổi học cuối cùng(miêu tả sự hói hận, xóy xa của Phrăng). Hoặc chi tiết: khi thầy Ha-men thông báo lệnh quân Đức buộc người Pháp phải học tiếng Đức, Phrăng choáng váng nghĩ: "A, quân khốn nạn" (Biểu hiện niềm căm giận kẻ thù, lòng yêu nước của Phrăng). ị Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. - Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy. Gv chuyển 2. Thầy Ha - men - Nhân vật thầy giao Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả trên những phương diện nào? - Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này theo các phương diện trên? - Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? - Em hiểu gì về lời nói của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù."? - Các chi tiết miêu tả thầy ha-men gợi cho em về một người thầy như thế nào? - Trong những lời thầy truyền lại trong buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì? - HS: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - HS trao đổi nhóm trong 3 phút - HS trả lời - HS trao đổi cặp trong 1 phút - HS trả lời cá nhân - Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu. - Thái độ đối với HS: không giận gdữ, thật dịu dàng. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó... Khi một dân tộc...chốn lao tù. - Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấndằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước pháp muôn năm". - Chi tiết gợi cảm xúc: lời nói của thầy về tiếng pháp vì truyền tới người nge tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói DT. Hay chi tiết cử chỉ và chữ viết của thầy "Nước Pháp muôn năm" truyền tới người nghe lòng yêu nước sau sắc. - Lời nói của thầy đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói DT. - Ta có thể hình dung về thầy: yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói DT Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. - Điều quí báu nhất đối với ta là thầy đã truyền dạy cho em ý nghĩa sức mạnh của tiếng nói DT. Cho ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói DT mình. Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập iii. Tổng kết - Em cảm nhận được gì từ truyện BHCC? - Em học tập được gì từ NT kể chuyện cảu tác giả? GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC. Hoạt động 4: Luyện tập - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc tại chỗ - HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp Ghi nhớ: sgk/55 IV. LUYỆN TẬP 1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt. 2. Viết đoạn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy ha-men? V. DẶN Dề Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Nhân hoá VI. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 24 Tiết 95 Ngày soạn: Ngày giảng: Nhân hoá Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. Nắm được tác dụng chính của nhân hoá, giá trị biểu cảm của nhân hoá. Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình. B. Chuẩn bị - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: soạn bài C. Các bước lên lớp 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Viết hai câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào? 3. Bài mới: Giỏo viờn giới thiệu bài Nhõn hoỏ 4. Tiến trỡnh dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về nhân hoá i. Thế nào là phép nhân hoá * GV sử dụng bảng phụ dã viết VD - Kể tên các sự vật được nói tới? - Các hành động ấy được gán cho những hành động gì? Của ai? - Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau? * GV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12316658.doc
Tài liệu liên quan