Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Mỹ Hà

CHỦ ĐỀ 31- TRẢ BÀI KIỂM TRA

 TIẾT 2- TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI

I/ Mục tiêu cần đạt

 Qua tiết trả bài cho học sinh thấy những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình, biết sửa những lỗi trong bài viết. từ đó rèn kĩ năng sử dụng các kiến thức về phó từ, các cụm từ đã học, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, câu trần thuật đơn, các thành phần chính của câu. HS có thái độ tự giác trong học tập.

II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới

 - Những năng lực: Tự hoc, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ., tạo lập văn bản.

 - Các phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, tôn trọng chấp hành kỉ luật.

III/ Các phương tiện dạy học

- Thầy : Bài của học sinh, giáo án

- Trò : Bút, vở ghi

IV/Các hoạt động dạy học

 A. Hoạt động khởi động

 1, ổn định

 2, Kiểm tra : Xen kẽ trong giờ

 3, Giới thiệu bài mới

 

docx235 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Mỹ Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô? ? Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt? ? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi đây? GV: Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con LĐ trên biển cả trên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, vui tươi, giản dị của con người đảo biển. 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô: - Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính. - Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh. - Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhhịp cánh. ị Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ (Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như..). Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn. - Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhận công phu và trang trọng ị Bức tranh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ và tuyệt đẹp . -> Nhà văn là người yêu thiên nhiên, say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô: - Cái giếng nước ngọt giữa đảo ị Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị. - Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ cong, ang, gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con ị Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập đông vui, thân tình. Tác giả cảm thấy được niềm vui và sự thân tình ở chính nơi đây. - Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động Hoạt động 3: Tổng kết III. Tổng kết: SGK - Tr 91 - Những năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng CNTT, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, đọc- hiểu văn bản, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm. ? Em cảm nhận được những vẻ đẹp độc đáo nào trong văn miêu tả của Nguyễn Tuân? ? Bài văn cho em hiểu gì về Cô Tô? - GV liên hệ môi trường biển đảo đẹp ở Cô Tô (Thảo luận nhóm- chia hai nhóm thảo luận) + Hiện nay, môi trường nói chung và biển đảo nói riêng đang bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng, chùng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo? + Trong tình hình hiện nay, các nước lớn đang tìm cách gây hấn, xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc, là học sinh con ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải làm gì? - Các nhóm trả lời, nhận xét chéo nhau. 1, Nghệ thuật: Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt được miêu tả điêu luyện, giàu cảm xúc, đầy chất thơ 2, Nội dung: Ghi nhớ/ 91 C. Hoạt động thực hành: IV. Luyện tập - Những năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng CNTT, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, đọc- hiểu văn bản, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. - HS viết đoạn trong 5 phút sau đó đọc - HS trả lời 1.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc nơi em ở? 2. Văn Nguyễn Tuân bồi đắp thêm tình cảm nào trong em? D. Hoạt động ứng dung: - Những năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng CNTT, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, đọc- hiểu văn bản, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. ? Giả sử trong kì nghỉ hè, gia đình em và một số gia đình khác cùng tổ chức một chuyến đi du lịch biển. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi theo gợi ý sau: - Vùng biển mà gia đình em và một số gia đình khác định đến thuộc địa phương nào? Vùng biển ấy có đặc điểm gì nổi bật? - Mọi người sẽ đến vùng biển ấy bằng phương tiện gì? Mọi người dự định đến vùng biển ấy trong bao lâu? Nơi ở trong thời gian nghỉ tại vùng biển đó. Lịch trình của những ngày du lịch ở vùng biển đó như thế nào? Em dự định làm gì sau khi kết thúc chuyến đi ấy? E. Hoạt động bổ sung: - Những năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng CNTT, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, đọc- hiểu văn bản, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình. - Sưu tầm một tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ khác nói về biển đảo. - Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Chuẩn bị viết bài TLV tả người Rỳt kinh nghiệm: Soạn: Dạy: Chủ đề 22: Viết bài văn tả người Tiết 1,2: Viết bài tập làm văn tả người. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Học sinh biết viết bài văn tả người. - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận. - ý thức tự giác, nghiêm túc khi viết bài. II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới: - Những năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, , tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ, tạo lập văn bản. - Các phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, tôn trọng chấp hành kỉ luật. III. Các phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giấy, bút, đề kiểm tra, biểu điểm chấm. - Học sinh: Giấy nháp, bút. IV. Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động khởi động: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của HS 3. Giới thiệu bài: Ma trận đề Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL - HS nắm được tên tác phẩm C1 -0,5đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Điểm giống nhau về nội dung của hai tác phẩm Sông nước Cà Mau và Vượt thác C2- 0,5 đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Hoàn cảnh ra đời của bài Đêm nay Bác không ngủ C3 - 0,5 đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Tác dụng của phép tu từ so sánh C4 -0,5 đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Vận dụng phép so sánh khi nói, viết C5 -0,5 đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Nhận biết các kiểu ẩn dụ đã học C6 - 0,5 đ TN : 1 câu - 0,5 đ - Viết đoạn văn cảm nhận C1 - 2,0 đ TL : 1 câu - 2,0 đ - HS biết làm bài văn tả người hoàn chỉnh C2 - 5,0 đ TL : 1 câu -5,0 đ Cộng 2 câu : 1,5 đ 4 câu: 1,5 đ 1 câu : 2,0 đ 1 câu : 5,0 đ -TN : 6 câu: 3,0 đ -TL : 2 câu -7,0 đ ĐỀ BÀI I Trắc nghiệm: 1, Đoạn trích” Vượt thác” được trích từ tác phẩm nào? A, Đất Quảng Nam B, Quê hương C, Quê nội D, Tuyển tập Võ Quảng. 2, Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích” Vượt thác” và” Sông nước Cà Mau” là gì? A, Tả cảnh sông nước. B, Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc. C, Tả cảnh sông nước miền Trung. D, Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người. 3, Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào ? A, Trước cách mạng tháng Tám B, Trong thời kì chống Pháp C, Trong thời kì chống Mỹ D, Khi đất nước hòa bình 4, Hai so sánh” như một pho tượng đồng đúc”, “ như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” về Dượng Hương Thư cho thấy ông là người như thế nào? A, Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng. B, Mạnh mẽ, không sợ khó khăn gian khổ. C, Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác. D, Chậm chạp nhưng mạnh khoẻ khó ai địch được. 5, Hình ảnh so sánh”như dải lụa đào uốn lượn” phù hợp với sự vật nào sau đây? A, Sông B, Hồ C, Ao D, Biển 6, Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” A, ẩn dụ hình thức B, ẩn dụ cách thức C, ẩn dụ phẩm chất D, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác II/ Tự luận 1, Viết đoạn văn ngắn nêu lên cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau? 2, Tả lại hình ảnh mẹ em cho một trong những trường hợp sau : khi em ốm, khi em mắc lỗi, khi em làm được một việc tốt.. Đáp án - Biểu điểm I/ Trắc nghiệm: 3đ - Câu 1: (0,5 đ) Mức đầy đủ: Đáp án D Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời - Câu 2: 0,5 đ Mức đầy đủ: Đáp án A Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời - Câu 3: : 0,5 đ Mức đầy đủ: Đáp án C Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời - Câu 4: 0,5 đ Mức đầy đủ: Đáp án A Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời - Câu 5: (0,5 đ) Mức đầy đủ: Đáp án A Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời - Câu 6: (0,5 đ) Mức đầy đủ: Đáp án D Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời II/ Tự luận: 7 đ Câu 1: 2 đ - Mức đầy đủ: Cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau là một vùng đất cực Nam của Tổ quốc, mang vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Đặc biệt là cảnh những dòng sông và rừng đước. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú độc đáo ở vùng đất Cà Mau. Bài văn đã giúp ta vừa hình dung được cụ thể vừa có thêm những hiểu biết để mến yêu mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Mức chưa đầy đủ: Học sinh trả lời còn sơ sài chưa đầy đủ (1,0 đ) Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2: 5 đ - Mức đầy đủ: 4,5 - 5,0 đ + Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát. + Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người + Nội dung : Bài viết thể hiện rõ bố cục: a) Mở bài : - Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu. - Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất. b) Thân bài : * Tả bao quát: - Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn). - Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,). - Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến). * Tả cụ thể: - Trong gia đình: + Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc. + Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con. - Trong công tác: + Nghiêm túc, cần cù, có năng lực. + Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu. * Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm ( mắc lỗi, làm việc tốt): - Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu, - Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung, c) Kết bài: - Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc. + Sung sướng hạnh phúc. + Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình. + Cố gắng làm vui lòng mẹ. - Mức chưa đầy đủ: Bài viết đúng thể loại, chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu văn còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả, quá sơ sài (Cho từ 0,5 -4,0 đ) - Mức không tính điểm: Làm không đúng với những yêu câu trên KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG Ngày.........thỏng........năm 2018 DUYỆT CỦA BGH Soạn: Dạy: Chủ đề 23- Các thành phần của câu Tiết 1: Các thành phần chính của câu A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu. Nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ - hai thành phần chính của câu. 2. Kĩ năng: Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phàn chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn. 3. Thái độ: Có ý thức dùng câu trần thuật đơn trong nói và viết. B. Các năng lực và phẩm chát cần hướng tới - Các năng lực: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. - Các phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, tôn trọng chấp hành kỉ luật. C. Các phương tiện dạy học: - Giáo viên: + SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh”. + Sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: + Soạn bài, SGK, sách tham khảo D. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động khởi động 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Hãy cho biết các thành phần chính của câu đã học ở bậc Tiểu học? 3. Giới thiệu bài: Trong câu có hai thành phần chính là CN và VN, để hiểu rõ hơn về các thành phần chính cũng như phân biệt chúng với thành phẫn phụ, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. II. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Phân biệt các thành phần chính với thành phần phụ I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan. - Gv viết VD lên bảng ? Em hãy xác định các thành phần trong câu văn? HS lên bảng xác định thành phần câu ? Thử lược bỏ từng thành phần và rút ra nhận xét? ? Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn? ? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu? * GV: Vậy hai thành phần CN và VN không thể lược bỏ trong câu gọi là thành phần chính của câu. Còn thành phần trạng ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu. Đó là thành phần phụ. - HS rút ra kết luận - HS đọc ghi nhớ 1. Tìm hiểu VD: Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. TN CN VN (Tô Hoài) * Nhận xét: - Không thể bỏ CN và VN vì cấu tạo của câu sẽ không hoàn chỉnh, khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu. - Có thể bỏ TN mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi (thành phần phụ). 2. Ghi nhớ: SGK - Tr 92 Hoạt động 2: II. Vi Ngữ: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan. - GV treo bảng phụ đã viết VD - Gọi HS đọc VD ? Xác định các thành phần chính của câu? ? Từ nào làm VN chính? Từ đó thuộc từ loại nào? ? Mỗi câu có thể có mấy VN? VN thường trả lời cho câu hỏi nào? Em hãy đặt một câu hỏi để tìm VN trong các VD trên? - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV chốt lại ý chính 1. Tìm hiểu VD: SGK - Tr 92+ 93 a. Một buổi chiều, tôi // ra đứng cửa hang như TN CN VN1 mọi khi, xem hoàng hôn xuống. VN2 (Tô Hoài) b. Chợ Năm Căn// nằm sát bên bờ sông, ồn ào, CN VN1 VN2 đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi) VN3 VN4 c. Cây tre// là người bạn thân của nông dân VN CN VN Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp người ... CN VN (Thép Mới) * Nhận xét: a. VN: đứng, xem (ĐT) b. VN: Nằm (ĐT); ồn ào, đông vui, tấp nập (TT). c. VN: (là) người bạn (DT kết hợp với từ là) VN: Giúp (ĐT) - Mỗi câu có thể có một hoặc nhiều VN. - VN có thể là ĐT, TT, cụm ĐT, cụm TT, DT hoặc cụm DT. - Trả lời câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? 2. Ghi nhớ: SGK - Tr93 Hoạt động 3: Tìm hiểu về CN III. Chủ Ngữ: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan, luyện tập. - Cho HS đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II ? Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở VN là quan hệ gì? ? CN có thể trả lời cho những câu hỏi như thế nào? ? Phân tích cấu tạo của CN trong các VD trên? - Cho HS đọc ghi nhớ - GV củng cố lại kiến thức bằng cách cho HS làm bài tập nhanh (Treo bảng phụ) 1. Tìm hiểu VD: (Các VD ở mục II) * Nhận xét: - Quan hệ giữa CN và VN: Nêu tên sự vật, hiện tượng, thông báo về hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - CN thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? - Phân tích cấu tạo của CN: + Tôi: đại từ làm CN + Chợ Năm Căn: Cụm DT làm CN + Tre, nứa, trúc, mai, vầu: các DT làm CN + Cây tre: Cụm DT làm CN 2. Ghi nhớ: SGk - Tr 93 * Bài tập nhanh: Nhận xét cấu tạo của CN trong các câu sau: a. Thi đua là yêu nước. b. Đẹp là điều ai cũng muốn. - CN: Thi đua... là động từ - CN: Đẹp... Là tính từ. III. Hoạt động thực hành IV. Luyện tập: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập - HS đọc - 3 HS lên bảng, mỗi em làm một câu, cả lớp làm vào giấy nháp - Gv tổ chức cho HS đặt câu. GV chia làm 3 nhóm - Giữa các nhóm thi đặt câu nhanh theo yêu cầu. Các nhóm nhận xét. GV kết luận. - HS xác định CN một trong các câu mà nhóm khác vừa đặt Bài 1: Xác định CN, VN và phân tích: a. - CN: tôi (đại từ) - VN: đã trở thành (Cụm ĐT) b. - CN: Đôi càng tôi (Cụm ĐT) - VN: mẫm bóng (TT) c.- CN: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (Cụm DT) VN: Cứ cứng dần(VN1), và nhọn hoắt (VN2) (Cụm TT) d.- CN: tôi (Đại từ) - VN: Co cẳng lên (VN1), đạp phanh phách (VN2) (Cụm ĐT) e. - CN: Những ngọn cỏ (Cụm DT) - VN: Gãy rạp (Cụm ĐT) Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu a. VN trả lời câu hỏi: Làm gì? - Bạn Lan viết thư chúc Tết các chú bộ đội ở đảo Trường Sa. b. VN trả lời câu hỏi: Như thế nào? - Bạn Xuân luôn chan hoà với bạn bè trong lớp. c. VN trả lời câu hỏi: Là gì? - Dế Mèn là chàng Dế sớm có lòng tự trọng. Bài 3: Xác định CN cho 3 câu trên a. Bạn Lan b. Bạn Xuân c. Dế Mèn IV. Hoạt động ứng dụng: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, luyện tập. ? Viết một đoạn văn miêu tả từ 5-7 câu và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trong đoạn văn đó. V. Hoạt động bổ sung: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, luyện tập . ? Chọn một đoạn văn đã học và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn đó. - Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị mỗi em một bài thơ năm chữ * Rỳt kinh nghiệm: ____________________________________________________________________ Soạn: Dạy: Chủ đề 24- Hoạt động ngữ văn Tiết 2: Tập làm thơ năm chữ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: HS nắm vững cấu tạo thể thơ năm chữ (tiếng).Kích thích tính sáng tạo nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Tập làm thơ năm tiếng, tập trình bày, phân tích bài thơ ngũ ngôn. Tích hợp với phần vần ở bài “Đêm nay Bác không ngủ”, với phần tiếng ở các phép tu từ từ vựng đã học. 3. Thái độ: Yêu thích làm thơ. B. Các năng lực và phẩm chất cần hướng tới - Các năng lực: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. - Các phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, tôn trọng chấp hành kỉ luật. Yêu gia đình quê hương, đất nước, môi trường C. Các phương tiện dạy học: - Giáo viên: + SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học tập học sinh” - Học sinh: + SGK, Sách tham khảo. Chuẩn bị bài thơ năm chữ. D. Các họat động dạy học: I. Hoạt động khởi động 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Giới thiệu bài: II. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ I. Một vài đặc điểm cơ bản của thể thơ năm chữ: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan. - Gọi HS đọc 3 đoạn thơ trong SGK ? Hãy rút ra đặc điểm của thể thơ năm chữ (Khổ, vần, cách ngắt nhịp..) - HS đọc - HS trả lời ? Hãy đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ năm chữ và nhận xét về đặc điểm của chúng? - GV bổ sung hoàn chỉnh - HS đọc - HS đọc ghi nhớ/ 105 - Mỗi câu thơ gồm 5 chữ (năm tiếng); số câu trong bài không hạn định. Cách chia khổ, đoạn tuỳ theo ý định của người viết. - Nhịp: 3/2 hoặc 2/3 - Vần: kết hợp giữa các kiểu vần: chân, lưng, liền cách, bằng trắc. - Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả. * Đoạn thơ mẫu minh hoạ: Mỗi năm/ hoa đào nở (V,C,T) Lại thấy/ ông đồ già (V, C, B) Bày mực Tàu, /giấy đỏ (V, C, T) Bên phố/ đông người qua (V,C, B) (Trích Ông Đồ - Vũ Đình Liên) * Ghi nhớ: Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ. Hoạt động 2: Đọc bài thơ đã chuẩn bị II. Tập làm thơ: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, luyện tập.. - GV nêu một số điểm cần lưu ý khi làm thơ - HS lắng nghe - HS tự tập làm một đoạn thơ năm chữ ngắn với nội dung vần nhịp tự chọn để chuẩn bị dư thi (10 phút) * GV hướng dẫn HS có thể chọn đề tài về môi trường. * Lưu ý: Khi mô phỏng hoặc bắt chước cần chú ý: - Nhịp: 2/3 hoặc 3/2 - Vần: + Cách, trắc: tỏ - cỏ + Cách , bằng, lưng: vàng - càng + Liền bằng, chân: Xanh - lanh + Có thể viết về đề tài môi trường III. Hoạt động thực hành:Thi tập làm thơ năm chữ tại lớp - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm. ? Hãy nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung * GV chia lớp làm ba nhóm cho HS lựa chọn đề tài, thảo luận và làm thơ trong thời gian 20 phút - Cử đại diện đọc một bài thơ hay nhất trong nhóm - Cử một bạn bình bài thơ đã được đọc - Các nhóm, tổ khác nhận xét, đánh giá III. Thi tập làm thơ năm chữ tại lớp: - Các nhóm lựa chon đề tài : Quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, nhà trường, môi trường, mùa xuân... - GV nhận xét chung. - Công bố giải nhất, nhì, ba IV. Hoạt động ứng dụng: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở.. ? Tập làm nhà thơ hãy viết một bài thơ năm chữ có thể lựa chọn một trong các đề tài sau: Hoa mùa xuân, Chiều trên sông quê, Quả mùa hè, Người bạn mới quen, Lá mùa thu V. Hoạt động bổ sung: - Các NL: Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. PP vấn đáp, gợi mở, dự án. ? Giao dự án cho ba nhóm : Hãy sưu tầm một bài thơ năm chữ của các nhà thơ khác và chỉ ra cái hay của bài thơ đó? Soạn bài: Cây tre Việt Nam Rỳt kinh nghiệm: Soạn: Dạy: Chủ đề 25- Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam . Tiết 1: Cây tre Việt Nam (Trích bút kí - thuyết minh Cây tre Việt Nam) -Thép Mới A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta: + Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. + Tình cảm thiết tha của tác giả dành cho tre cũng là dành cho dân tộc. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí: 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp. Đọc- hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận. Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhâ hóa, ẩn dụ. 3. Thái độ: Tự hào, yêu mến thiên nhiên, đất nước. B. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới - Những năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. Năng lực thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ, năng lực đọc hiểu văn bản. - Các phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, tôn trọng chấp hành kỉ luật, yêu gia đình, quê hương, đất nước, môi trường tự nhiên. C. Các phương tiện dạy học: - Giáo viên: + SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tập huấn:” Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” +Sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + SGK, sách tham khảo. D. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động khởi động: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: ? Trong bài Cô Tô, em thích câu văn nào nhất? Em hãy đọc diễn cảm câu văn đó và cho biết cái hay, cái đẹp trong đó? ? Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô có gì hay và độc đáo? 3. Giới thiệu bài: Hình như mỗi đất nước, mỗi DT đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho DT của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và DT VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của DT. Ca ngợi NDVN anh hùng, đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút “Cây tre bạn đường” của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài liệu “Cây tre VN” năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này. II. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung về văn bản: - Những NL: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, CNTT. Năng lực thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ, năng lực đọc hiểu văn bản.PP vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan. - GV cho HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm trong SGK sau đó tóm tắt những nét chính về tác giả tác phẩm. - Cho HS đọc thầm chú thích - GV nêu cách đọc sau đó đọc mẫu một đoạn. ? Theo em bài kí có thể chia làm mấy đoạn? ? Bài văn này thuộc thể loại gì? ? Về mặt thể loại có gì giống và khác bài Cô Tô? ? Theo em, trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? ? ?Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó? 1. Tác giả - tác phẩm: - Tác giả: Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. - Tác phẩm: Bài Cây tre

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvan 6 do trang_12503306.docx
Tài liệu liên quan