Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THPT Gành Hào

Tiết 124: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

I- Mục tiêu.

1.Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là, cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại.

 2. Kĩ năng:

- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

 3. Thái độ: - Thấy được sự đa dạng của kiểu câu trần thuật đơn và sử dụng kiểu câu trần thuật đơn không có từ là vào văn nói, viết.

II. Chuẩn bị :

 1. GV: - Bảng phụ ( VD Phần I, II).

 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Cho VD minh hoạ.

 

docx141 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THPT Gành Hào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ ngọn mùng tơi nhảy múa”: Cảnh vật trước khi mưa. + P2 Còn lại : Cảnh vật trong mưa. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Thiên nhiên - Nhiều hình ảnh thiên nhiên, loài vật với những hành động cụ thể : Những con mối Bay ra Gà con Rối rít tìm mồi Bụi tre Bần ngần Gỡ tóc - Sử dụng nhiều động từ, tính từ ( bay, nhảy múa, tần ngần, bế, múa gươm) - Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng độc đáo và rất chính xác. - Cảnh vật phong phú và sống động 2. Hình ảnh con người : - Người cha đi cày về: Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa - Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương -> Tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, to lớn sánh với thiên nhiên. III. Tổng kết: - Thể thơ tự do, câu thơ ngắn, nhịp nhanh, sử dụng biện pháp nhân hoá - Cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê, hoạt động và trạng thái của cảnh vật thể hiện long yêu thiên nhiên sâu sắc. * Ghi nhớ: SGK Tr 81 2. Ý nghĩa VB: BT cho thấy sự phong phú của thiên nhiên & tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi , thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình. IV. Luyện tập: - Học thuộc lòng đoạn thơ: Từ đầu đến Mù trắng nước. - Miêu tả cảnh mưa rào hoặc mưa xuân ở làng quê. -Đọc phần đọc thêm SGK. 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ Mưa - Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mưa. 5. Hướng dẫn : - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài. - Tìm và đọc các bài thơ của Trần Đăng Khoa. - Đọc và soạn bài: Hoán dụ: + Hoán dụ là gì? + Các kiểu hoán dụ IV. Rút kinh nghiệm: ******************************** Tiết 108 HOÁN DỤ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Tác dụng của phép hoán dụ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được giá trị của phép tu từ hoán dụ. - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết. 3. Thái độ: - Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép hoán dụ. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ( VD Phần I, II), phiếu học tập. - HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ẩn dụ? Cho VD và phân tích tác dụng. - Có mấy kiểu hoán dụ? Cho 1 VD minh hoạ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ sgk HS đọc ví dụ ? Áo nâu, áo xanh chỉ ai ? Nông thôn, thị thành chỉ những ai? ? Xác định mối quan hệ giữa những sự vật trên. (áo nâu, áo xanh "những người công nhân và nông dân": quan hệ đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó. Nông thôn, thành thị "những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị": quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng) ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu hoán dụ là gì ? - GV treo bảng phụ so sánh 2 cách nói: Câu thơ trên và cách nói diễn xuôi câu thơ ? Cách nói nào hay hơn? Vì sao? ? Vậy hoán dụ có tác dụng gì? HĐ2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ sgk - HS đọc ví dụ SGK ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật gì? Đó là mối quan hệ gì? ? " Một, ba" dùng để chỉ số lượng như thế nào? Đặt trong câu thơ, số đếm trên nói đến điều gì? ? Đó là mối quan hệ gì? ? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì? Vì sao em liên tưởng như thế? ? Mối quan hệ của chúng như thế nào? ? Quan sát ví dụ phần I và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trên thuộc kiểu quan hệ gì? - HS: Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật được chứa đựng ? Qua các ví dụ trên, em thấy có mấy kiểu hoán dụ ? ? Em hãy tìm ví dụ minh hoạ - HS đọc ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. - HS: Đọc yêu cầu bài tập 1. - GV: Giao nhiệm vụ: + HS: Thảo luận nhóm (8 nhóm) + Nhóm 1,2: ý a + Nhóm 3,4: ý b + Nhóm 5,6: ý c + Nhóm 7,8: ý d => Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV: kết luận, bổ sung. - GV nêu yêu cầu bài tập 2 - HS thảo luận theo nhóm bàn -> Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chữa bài. Viết một đoạn văn ngán từ 3 đến 5 câu, chủ đề tự chon, trong đó có sử dụng phép ẩn dụ. - HS: viết -> Đại diện nhóm trình bày. -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chữa bài. I . HOÁN DỤ LÀ GÌ? 1. VD : áo nâu – nông dân áo xanh – công nhân quan hệ gần gũi nông thôn - người sống ở nông thôn vật chứa đựng vật bị chứa đựng quan hệ gần gũi thành thị - người sống ở thành thị vật chứa đựng vật bị chứa đựng quan hệ gần gũi => Hoán dụ 2. Ghi nhớ :SGK II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ: 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: a. Bàn tay ( một bộ phận của cơ thể) dùng để thay thế cho người lao động nói chung. à Quan hệ bộ phận – toàn thể b, Một, ba ( số lương cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung.) à Quan hệ cụ thể – trừu tượng c, đổ máu ( dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát ) được dùng chỉ chiến tranh. à Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật. d, Nông thôn – những người sống ở nông thôn. à Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. 3. Ghi nhớ: SGK / 83 III. LUYỆN TẬP: Bài 1. Tìm các phép hoán dụ a. Làng xóm : chỉ người dân sống trong làng xóm -> Vật chứa và vật bị chứa b. Mười năm : Ngắn, trước mắt, cụ thể Trăm năm : Thời gian lâu dài -> giữa cụ thể và trừu tượng c. áo chàm – người dân Việt Bắc à dấu hiệu của sự vật – sự vật d. trái đất – nhân loại à vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. Bài 2: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ Giống: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. Khác: - Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng về hình thức, cách thực hiện - Hoán dụ: Dựa vào 4 kiểu quan hệ gần gũi Bài 3:Viết một đoạn văn ngán từ 3 đến 5 câu, chủ đề tự chon, trong đó có sử dụng phép ẩn dụ. Hình thức: từ 3 đến 5 câu, trong đó có sử dụng phép ẩn dụ. Nội dung: chủ đề tự chon. 4. Củng cố: - Hoán dụ là gì? - Các kiểu hoán dụ? - Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? 5. Hướng dẫn . - Học thuộc phần ghi nhớ SGK, nắm chắc khái niệm hoán dụ. - Làm bài tập 3( sgk/ 84) - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ. - Làm bài tập trong tiết " Tập làm thơ bốn chữ"- chuản bị cho giờ học sau. + Đọc chuẩn bị ở nhà, trả lời câu hỏi. + Tập làm thơ. IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ kí duyệt *************************** Tuần 28 Ngày soạn: 20 /02/2018 Ngày dạy: /03/2018 Tiết 109 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca. - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ. - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ. 3. Thái độ: - GD học sinh lòng yêu thích thơ ca, văn học. II. Chuẩn bị : - GV: Một số bài thơ bốn chữ. - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ bốn chữ - GV hướng dẫn cụ thể các kiểu gieo vần trong thơ 4 chữ: Vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách. Thể thơ này thường có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, vừa kể vừa tảxuất hiện trong tục ngữ, vè, ca dao.) Ngoài bài thơ Lượm, có thể kể thêm các bài thơ, đoạn thơ Hs: Đọc BT 3 SGK: ? Đoạn thơ nào gieo vần liền, đoạn thơ nào gieo vần cách. - Đoạn thơ sau trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư; một bạn chép sai hai chữ có vần, hãy chỉ ra 2 chữ đó và thay vào bằng 2 chữ sông, cạnh sao cho phù hợp ? HĐ3: Học sinh tập làm thơ 4 chữ. ? làm thơ 4 chữ về đề tài môi trường - GV: Trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà, chỉ ra cách gieo vần, nội dung, đặc điểm của thể thơ? - Tập làm một bài thơ 4 chữ với độ dài không quá mười câu, đề tà tả một con vật nuôi trong nhà em ? - Nhận xét vần nhịp trong bài thơ của mình - HS: Từ 4 – 6 h/s đọc đoạn thơ 4 chữ của bản thân đã chuẩn bị ở nhà. Tự mình phân tích vần, nhịp của đoạn thơ đó - HS: Cả lớp nhận xét - HS lắng nghe, tự sửa bài - Giáo viên đánh giá và xếp loại I. Đặc điểm của thể thơ bốn chữ - Mỗi câu gồm 4 tiếng. Số câu trong bài không hạn định. Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc. - Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (Vè, đồng dao, hát ru) - Nhịp 2/2 (Chẵn đều) - Vần : Kết hợp các kiểu vần : Chân, lưng, bằng, chắc, liền, cách. VD: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi II. Chuẩn bị ở nhà: BT 1: Ngoài bài thơ Lượm, có thể kể thêm các bài thơ, đoạn thơ sau: Bài 10 quả trứng tròn của Phạm Hổ Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu BT 2: Đoạn thơ - Đoạn thơ 1: Vần cách - Đoạn thơ 2: Vần liền BT 3: Nhận xét: - Sưởi thay bằng cạnh - Đò thay bằng sông III. TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ Chuẩn bị ở nhà Trình bày Bài thơ : Từ không đến mười (Bài học về những con số) Số không tròn trĩnh Bong bóng xà phòng Vỡ tan biến mất; Mặt trời chỉ một Chiếu sáng đời đời Chim có hai cánh Bay cùng muôn nơi Tam đảo khuya rồi ! Ba hòn núi đẹp Đây bốn phương trời Đông, Tây, Nam, Bắc... Đoạn thơ của Tố Hữu: Trăng bằng vàng diệp Mây bằng thuỷ ngân Trời tung sắc đẹp Thơ bay lên vần 4. Củng cố: - Nhắc lại đặc điểm gieo vần của thơ 4 chữ. - Học sinh đọc thêm một số bài thơ trong SGK Tr 86, 87 5. Hướng dẫn - Nắm chắc đặc điểm của thể thơ 4 chữ, cách gieo vần của thể thơ. - Nhận diện được thể thơ bốn chữ. - Sưu tầm một số bài thơ theo thể bốn chữ, tự sáng tác bài thơ bốn chữ. - Đọc và soạn bài : "Cô Tô" IV. Rút kinh nghiệm: .... **************************** Tiết 110, 111 CÔ TÔ ( Nguyễn Tuân ) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả trong bài văn. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản. - Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày những suy nghĩ , cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Tuân. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy - học: 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm. Cảm nhận của em trước tấm gương hi sinh của Lượm? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS: Đọc chú thích * SGK ? Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Tuân? - HS trình bày - GV nhận xét, bố sung. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác vãn chýõng của ông . ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - HS: Trả lời - GV treo ảnh chân dung Nguyễn Tuân -> giới thiệu thêm về tác giả. - GV giới thiệu thêm về đoạn trích: đoạn kí trích trong bút kí cùng tên ghi lại những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mĩ và hình ảnh con người lao động đáng yêu - GV kiểm tra chú thích 2, 3, 4, 5 10, 11. GV: hướng dẫn HS đọc, gọi 2- 3 SH đọc ? Tóm tắt ngắn gọn lại đoạn trích. ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Văn bản trên tả cảnh gì ? - HS: Tả cảnh thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô ? Văn bản được tả theo trình tự nào ? ? Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục văn bản ? - HS: HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản. ? Đây là bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão.Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả ? - HS: hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi ở đảo, bãi cát. ? Những hình ảnh ấy gợi lên với màu sắc như thế nào? Nhận xét về từ ngữ được sử dụng ( Từ loại? Tác dụng? ) - HS: Tính từ mạnh (lam biếc, xanh mượt, vàng ròn) có giá trị biểu cảm cao gợi vẻ đẹp tinh khiết, trong lành. =>Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời, biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. ? Để tả được cảnh đẹp ấy tác giả đã chọn vị trí quan sát như thế nào ? - HS: Trèo lên nóc đồn -> Cao ? Vị trí quan sát đó có lợi gì? - Quan sát rộng, bao quát toàn cảnh ? Tác giả có cảm xúc gì khi ngắm đảo CôTô? ( càng thấy yêu mến hòn đảo như bất kì người dân chài nào-> đoạn văn dạt dào cảm xúc gắn bó , yêu thương của tác giả với Cô Tô) ? Đọc đoạn văn trên em có cảm xúc gì? ? Nếu được đứng trên vị trí như tác giả em thấy thế nào? ? Qua miêu tả cảnh đảo sau cơn bão, em có nhận xét gì về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam quanh ta ? - GV bình: Thiên nhiên ban tặng cho con người những cảnh đẹp đầy sức sống, tô điểm cho đời sống con người thêm phong phú - HS đọc đoạn 2 từ: Mặt trời rọi lên-> là là nhịp cánh. ? Ngày thứ sáu trên đảo, tác giả có ý định gì? ? Tác giả chọn vị trí quan sát ntn? - HS: Đứng đầu mũi đảo, rình mặt trời lên ? Tại sao tác giả không chọn vị trí trên cao như đoạn 1? - HS: Đứng đầu mũi đảo sẽ nhìn rõ cảnh mặt trời từ từ lên trên vùng đảo Cô Tô ? "Rình" là hành động như thế nào? - HS: Được bố trí trước, chờ đợi một sự kiện gì đó sắp sảy ra ? Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào? - HS: Mặt trời nhú dần dần ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? So sánh như thế nhằm mục đích gì? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cánh liên tưởng của tác giả ? ? Theo em vẻ đẹp của mặt trời lên được đánh giá như thế nào? -HS: là quà tặng vô giá cho người dân lao động - GV: Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh có không gian 3 chiều: Mặt trời màu đỏ nằm trong nền trời xanh in xuống biển màu nước xanh, tạo thành một tấm gương lớn phản chiếu cả một góc trời rộng lớn, tạo cảm giác rộng lớn, tráng lệ. ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả ? - HS: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, độc đáo, rất riêng, có nhiều sáng tạo ? Vì sao tác giả có thể miêu tả hay như vậy ? - HS: Khả năng quan sát, miêu tả rất riêng, thể hiện tình yêu mến gắn bó với thiên nhiên - HS đọc đoạn 3 ? Miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo, tác giả tập trung tả hình ảnh nào? ? Quanh cái giếng trên đảo mọi việc diễn ra như thế nào? ? Cảnh đó được tác giả đánh giá như thế nào? - HS: như trong đất liền ? Quan sát bức tranh SGK và nêu nhận của em về cuộc sống trên đảo ? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt gợi cho con cảm nghĩ gì về cuộc sống con người nơi đảo Cô Tô ? - HS : Cuộc sống ấm êm, thanh bình. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu cuộc sống thật khẩn trương, tấp nập, đông vui. Vui đấy, tấp nập đấy nhưng lại gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng trên biển và dòng nước ngọt từ giếng chuyển vào các ang, cong rồi xuống thuyền, vì thế tác giả thấy nó “ đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. HĐ3: HD HS tổng kết văn bản. - Đoạn kí giúp em hiều gì về thiên nhiên và con người trên đảo CôTô? ? Em có nhận xét gì về cách quan sát và tả cảnh của tác giả? - Cách sử dụng từ ngữ có đặc điểm gì? - Qua văn bản nhà văn Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình cảm nào trong em ? TH MT: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu ngôn ngữ dân tộc. HS đọc ghi nhớ SGK ? Ý nghĩa của VB. GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập - HS viết đoạn văn. - GV gọi 2,3 học sinh đọc đoạn văn -> Lớp nhận xét. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Chú thích: a. Tác giả: Ng Tuân ( 1910- 1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của ông có phong cách độc đáo, tài hoa, điêu luyện. b. Tác phẩm:là phần cuối bài kí Cô Tô- TP ghi dấu ấn về thiên nhiên, con người lao động. c. Từ khó: 2. Đọc và tóm tắt 3.Thể loại, bố cục: - Thể loại: Bút kí - Bố cục: 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu -> ở đây: Cảnh Cô Tô sau khi trận bão đi qua + Đ2: Tiếp -> nhịp cánh: cảnh mặt trời mọc trên biển + Đ3: đoạn còn lại: Cảnh sinh hoạt trên đảo II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau trận bão - Bầu trời : Trong trẻo, sang sủa. - Cây cối : Xanh muợt. - Nýớc biển : Lam biếc, đậm đà. - Cát : Vàng giòn. => Tính từ chỉ màu sắc, chính xác, hình ảnh miêu tả ðặc sắc => tài nãng quan sát, chọn lọc từ ngữ => Khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng, tinh khiết, trong lành của vùng đảo Cô Tô 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển - Chân trời, ngấn bể... hết bụi. - Bầu trời: như chiếc mâm bạc. - Mặt trời: + Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. + Hồng hào, thăm thẳm và đường bệ. à Liên tưởng độc đáo, từ ngữ hình ảnh vừa trang trọng vừa nên thơ tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ, đường bệ, phồn thịnh và bất diệt. =>Tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả. 3. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo - Tập trung vào địa điểm quanh cái giếng, đến cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi, cảnh dân chài gánh nước ngọt. - Cảnh lao động, sinh hoạt vừa khẩn trương tấp nập, nhộn nhịp lại thanh bình. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Bài văn viết về vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống con người trên đảo Cô Tô. - Thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho thiên nhiên, cuộc sống. 2. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu màu sắc. - So sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng. - Lời văn giàu cảm xúc 3. Ý nghĩa : Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vể đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. * Ghi nhớ: SGK IV. LUYỆN TẬP Viết đoạn văn. 4. Củng cố: - Đọc lại đoạn văn - Tả lại cảnh CôTô sau một ngày dông bão? 5. Hướng dẫn : Bài cũ: - Học thuộc lòng: Cây trên núi-> giã đôi. - Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh. - Tìm và đọc một số bài viết về Cô Tô. Bài mới: Ôn tập văn miêu tả người giờ sau viết bài văn số 6: + Lý thuyết: So sánh, nhân hoá, đặt câu, xác định biện pháp tu từ. + Viết bài văn tả người: ông bà, cha mẹ, bạn bè., thầy cô. IV. Rút kinh nghiệm: ... *************************** Tiết 112 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Các thành phần chính của câu. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kĩ năng: - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước. 3. Thái độ: Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Bảng phụ ( VD Phần I, II). 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy - học: 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là hoán dụ? Cho VD và phân tích tác dụng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. - Em hãy nhắc lại các thành phần câu đã được học ở tiểu học ( CN - VN - TrN) - GV treo bảng phụ ghi ví dụ ? Tìm các thành phần đó trong VD trên ? - Thử lược bỏ lần lượt từng thành phần trong câu trên và cho biết: ? Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt nghĩa trọn vẹn? - HS: CN - VN - > TP chính ? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ? - HS: Trạng ngữ -> TP phụ - HS đọc ghi nhớ. SGK T 92 HĐ2: Tìm hiểu khái niệm và chức năng ngữ pháp của vị ngữ. - HS đọc lại ví dụ đã phân tích ? Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước ? - HS: phó từ thời gian : đã, sẽ, đang ? Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi ntn? - HS: Làm gì ? Làm sao ? Ntn ? Là gì ? - HS đọc ví dụ ( bảng phụ phần 2 ) ? Tìm vị ngữ trong các câu. ? Vị ngữ là từ hay cụm từ ? ( Từ hoặc cụm từ ) ? Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại nào ? - HS:? Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ? Một VN: câu 1 ý c, câu 2 ý c Hai VN: VD a, Bốn VN: VD b - HS đọc ghi nhớ ( SGK ) HĐ3: Tìm hiểu về chủ ngữ - HS đọc lại VD phân tích ở phần II. ? Chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ? - HS: Ai ? cái gì ? con gì ? ... ? Mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hoạt động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là mối quan hệ gì ? - Có thể là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ, ĐT, CĐT, TT, CTT. - Có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ ? Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở ví dụ phần II ? - CN có thể là đại từ, DT, cụm từ DT ... - GV: VD : - Thi đua là yêu nước - Cần cù là truyền thống quý báu của dân ta - HS đọc ghi nhớ ( SGK ) HĐ4: Hướng dẫn luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn. ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ ? ? CN - VN trong mỗi câu có cấu tạo như thế nào? - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS hoạt động nhóm ( nhóm 1,2 : a ; nhóm 3,4,5 : b ; nhóm 6,7,8 : c ) 2 phút. -> Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. HS: đọc. HS: theo dõi, nhận xét. GV: chỉnh sửa. I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. 1. Ví dụ: SGK/92 2. Nhận xét. - TN: Chẳng bao lâu. - CN: tôi. - V N: đã trở thành chàng dế thanh niên, cường tráng. -> Thành phần bắt buộc: CN, VN -> TP chính ->Thành phần không bắt buộc: TN -> thành phần phụ. * Ghi nhớ: SGK ( 92) II. VỊ NGỮ: 1. Đặc điểm của vị ngữ: - Có thể kết hợp với các phó từ, đã, sẽ, đang, sắp, - Có thể trả lời các câu hỏi : Làm sao? Như thế nào? Làm gì? 2. Cấu tạo : - VD a : ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống. VN là 2 cụm từ ĐT. -VD b: nằm sát bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. VN là 1 cụm từ ĐT, 3 TT - VD c câu 1: là người bạn thân của nông dân Việt Nam- VN là 1 cụm DT. Câu 2: giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. VN là 1 cụm ĐT. * Ghi nhớ: SGK ( 93) III. CHỦ NGỮ 1. Đặc điểm: Thường trả lời cho câu hỏi : Ai? Con gì? Cái gì? 2.Cấu tạo: - Câu có thể có một chủ ngữ ( a,b c câu 1): tôi ( Đại từ), chợ Năm Căn( CDT), cây tre( DT). - Câu có thể có nhiều CN ( c câu 2 ): tre, nứa, trúc, mai, vầu( DT). * Ghi nhớ: SGK /93 IV. LUYỆN TẬP Bài tập1 : SGK/ 94 - Câu 1 : Tôi ( CN, đại từ) /đã trở thành một tráng ( VN, cụm động từ) - Câu 2 : Đôi càng tôi ( CN, cụm danh từ)/ mẫm bóng ( VN, tính từ) - Câu 3 : Những cái vuốt ở khoeo, ở chân ( CN, cụm danh từ) / cứ cứng dần, nhọn hoắt ( VN, cụm tính từ) - Câu 4 : Tôi ( CN, đại từ) / co cẳng lên, đạp ngọn cỏ ( VN, 2 cụm động từ) - Câu 5 : Những ngọn cỏ ( CN, cụm danh từ)/ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. ( VN, cụm động từ). Bài tập 2,3. Đặt câu chỉ ra CN , cho biết CN trả lời những câu hỏi nào? Mẫu: a. Tôi / đang học bài rất chăm chỉ CN Làm gì? b. Bạn Lan /rất hiền CN Như thế nào? c. Bà đỡ Trần /là người huyện Đông Triều. CN Là gì? Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu với chủ đề: học tập, bạn bè. Phân tich CN/ VN. 4. Củng cố. - Chủ ngữ là gì ? vị ngữ là gì ? - CN - VN có mối quan hệ như thế nào ? 5. Hướng dẫn Bài cũ - Nhớ những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ, vị ngữ. - Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Bài mới: Chuẩn bị : Thi làm thơ 5 chữ + Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ + Trả lời câu hỏi SGK. + Tập làm thơ 5 chữ ở nhà. IV. Rút kinh nghiệm: Tổ kí duyệt ******************************* Tuần 29 Ngày soạn: 20 /02/2018 Ngày dạy: /03/2018 Tiết 113, 114 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN TẢ NGƯỜI (Làm tại lớp) I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức thể loại văn miêu tả: tả người. 2. Kĩ năng: - Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết. - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận.. - Có ý thức, thái độ làm bài nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ: GV: Soạn bài, đọc sách giáo viên, SGK. Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK. III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: Ổn định Kiểm tra bài cũ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng Gv đọc đề và chép đề lên bảng. Đề bài: Hãy tả một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc em) Hđ2: Gv giám sát hs làm bài. Nội dung bài làm phải đảm bảo được các ý cơ bản trong dàn ý đại cương. HS: biết sáng tạo. Biểu điểm. Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra. 1/ Đề bài: Hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý. (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc em). 2/ Đáp án: HS bất kì một người thân trong gia gia đình để tả theo dàn ý sau: 1.MB: 1đ Giới thiệu người định tả: người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em). 2. TB: Tuỳ theo từng đối tượng mà học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt cho phù hợp, đảm bảo nội dung: 8đ * Hình dáng: - Tả bao quát: tuổi tác, làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12407230.docx
Tài liệu liên quan