Tiết 40:
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh
- Kiến thức: Hiểu rõ bản chất đặc trưng của truyện, yếu tố hài hước trong truyện nhân vật là người. Bài học nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện, đầy đủ. Biết liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
-Kĩ năng: Kể lại diễn cảm được truyện.
- Tư tưởng: HS có cách nhìn nhận đúng đắn, chính xác, toàn diện.
B. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo án, máy chiếu.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Truyện ngụ ngôn là gì?
? Kể diễn cảm “Êch ngồi đáy giếng”?
*Đáp án: SGK – Trg 101.
262 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian. Tỏc phong nhanh nhẹn, bỡnh tĩnh khi trỡnh bày một vấn đề.
B. Đồ dùng - phương tiện:
- Giáo án, máy chiếu.
- Tranh minh hoạ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
( Không)
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
HĐ của Trũ
Nội dung cần đạt
* Giới thiệu bài
Muốn nói được truyền cảm trong một bài văn nói, đặc biệt nói trước đông người. Yêu cầu tối thiểu cần phải sử dụng từ ngữ chính xác, trong sáng, tình cảm phải chân thành...
*Hoạt động 1:
?Trong chương trình văn học dân gian em đã được học những câu truyện truyền thuyết, cổ tích nào?
*Truyền thuyết:
-Con Rồng cháu Tiên.
- Bánh chưng,bánh giầy.
- Thánh Gióng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sự tích Hồ Gươm.
*Cổ tích:
- Thạch Sanh.
- Em bé thông minh.
-Cây bút thần.
- GV: Hôm nay chúng ta cùng kể lại truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thạch Sanh;
Em bé thông minh.
-GV Phân công
+ Tổ 1,2 kể lại đoạn Gióng ra trận trg truyện Thánh Gióng..
+ Tổ 3,4 Kể lại chiến công giết Chằn Tinh của Thạch Sanh trg truyện Thạch Sanh.
*Hoạt động 2: GNV HS thực hành luyện nói
?GVnêu yêu cầu khi kể với người kể và người nghe
*Yêu cầu:
-Với người kể :
+ Chọn vị trí để kể chuyện đối diện với người nghe
+ Kể đúng nội dung của đoạn truyện, nhân vật trong truyện truyền thuyết, cổ tích theo đề bài yêu cầu
+ Kể to rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, chú ý ngữ điệu, biết kể bằng lời kể của minh.
+ Kể tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, nhìn thẳng xuống lớp.
-Với người nghe :
+ Chú ý lắng nghe, nhận xét nội dung truyện kể , phong cách khi kể chuyện .
Xây dựng mẫu chung bài nói.
GV chiếu máy
Đề bài: đề 1.
GV nêu yêu cầu giờ luyện nói:
- Muốn người nghe hiểu thì phải lập ý trình bày theo thứ tự ý 1, ý 2, ý 3...
- Bài nói cần truyền cảm:
+ T/c chân thành.
+ Từ ngữ chính xác, trong sáng
+ Bài nói mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ.
?Luyện nói theo sự chuẩn bị dàn bài được ở nhà.
-GV nhận xét đ đánh giá (tuyên dương, cho điểm)
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc theo nhúm.
-HS đọc đề đã phân công.
Tổ 1: đề 1.
Tổ 2: đề 2.
Tổ 3: đề 3.
Tổ 4: đề 4.
-Từng tổ đưa phần dàn bài đã chuẩn bị bằng bảng nhóm.
-Cử đại diện nói theo dàn bài.
-Các tổ viên bổ sung.
I/ Chuẩn bị.
-Tổ 1,2: Kể lại đoạn Gióng ra trận trg truyện Thánh Gióng..
- Tổ 3,4: Kể lại chiến công giết Chằn Tinh của Thạch Sanh trg truyện Thạch Sanh.
II/ Thực hành luyện nói.
1- Luyện nói trg nhóm
2- Luyện nói trước lớp.
a-Nói theo nội dung:
b-Kể nói theo tranh minh hoạ
* Mẫu chung bài nói: (đề 1)
a. Mở bài:
Kính thưa thầy (cô) và các bạn.
b. Thân bài:
Nội dung cụ thể của câu chuyện kỷ niệm.
c. Kết thúc:
Em xin ngừng lời ở đây, cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý nghe.
*Nhận xét chung
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
*Bài vừa học:
- Kể diễn cảm lại câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc, nắm nghệ thuật, nội dung.
- Làm bài tập về nhà: Hãy dùng những truyện cổ tích đã học để chứng minh đặc điểm của truyện cổ tích?
*Bài của tiết sau :
- Chuẩn bị bài ngôi kể và lời kể trg văn tự sự.
===============*****=================
Ngày dạy: 18/10/2017.
Tiết 33:
ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A.Mục tiêu bài học:
-Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm ngôi kể trong văn tự sự, sự khác nhau giữa ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất.
+ Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ 1 và ngôi thứ 3).
- Kĩ năng: Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và thứ 1.
- Tư tưởng: Yờu thớch cỏc ngụi kể trg văn tự sự.
B. Đồ dùng - phương tiện:
- Giáo án, máy chiếu.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Em hãy tự giới thiệu bản thân mình trước lớp?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
HĐ của Trũ
Nội dung cần đạt
*Giới thiệu bài: Trg khi nói hay viết các em thường đóng vai tôi để kể hoặc có thể kể bằng cách giấu mình gọi tên n/v. Với cách kể như vậy là kể theo ngôi nào? cách kể ấy có ưu nhược điểm gì? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu trg tiết học ngày hôm nay.
* Hoạt động 1: GNV tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
? Trg bài nói tự kể về bản thân các em thường xưng bằng từ gì?
?Khi kể về bạn của mình em còn xưng tôi nữa ko? Mà gọi là gì?
GV: Như vậy khi kể các em đã đặt vào vị trí giao tiếp nhất định để kể người ta gọi là ngôi kể.
? Vậy ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào chúng ta cùng tìm hiểu trg những VD sau
GVchiếu máy. HS đọc đoạn văn 1.
? Đoạn văn được trích trg câu truyện nào em đã học?
? Đoạn văn có những n/v nào?
? Người kể gọi tên n/v là gì?
?Khi đó người kể ở đâu? Người kể có phải là một trg n/v đó ko?
GV: Gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng: Vua, hai cha con Lúc đầu, người kể ở cung vua, biết được ý nghĩ của vua và triều thần, đặc biệt là ý định của vua, muốn thử cậu bé thêm một lần nữa. Tiếp theo, người kể có mặt tại công quán để chứng kiến cảnh hai cha con đang ăn cơm thì có sứ giả nhà vua đến và nghe lời đáp của em bé. Cuối cùng, người kể lại có mặt tại cung vua để biết rằng “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn”.
?Sử dụng cách kể như vậy người kể sẽ kể ntn?
? Với cách kể gọi tên nhân vật, người kể giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trg câu truyện người kể đã sử dụng ngôi thứ mấy
GV chiếu máy. HS đọc đoạn 2
? Người xưng “Tôi” Trg đoạn văn là ai? Chỉ ra những từ xưng hô ấy?
?Khi xưng hô như vậy người kể có thể kể được những gì?
?Vậy đoạn hai được kể theo ngôi thứ mấy?
? Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay là tác giả Tô Hoài?
-GV chiếu máy hai đoạn văn? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
(Đoạn 2: Biết mình ăn uống điều độ () những điều mà người ngoài không để ý hoặc không biết).
? Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay “ Tôi” bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?
- Cho HS thay đổi ngôi kể à giảm màu sắc cá thể của truyện.
- GV nhận xét : Nếu thay đổi ngôi kể thứ 3, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.
? Có thể đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng “Tôi” được không? Vì sao?
GV:Không thể và không nên đổi sang kể theo ngôi thứ 1 vì có hai đối tượng cần kể: Vua và em bé. Nếu vua kể ngôi thứ nhất (xưng “Tôi”) thì em bé phải kể theo ngôi thứ 3, và ngược lại. Không thể đổi cả vua và em bé cùng sang kể ngôi thứ nhất được. Vì vậy cách kể tốt nhất ở đây là theo ngôi thứ 3 -> Lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- ở đoạn văn 2, cách kể tốt nhất là theo ngôi thứ nhất kể lại bằng con mắt Dế Mèn, tính cách Dế Mèn, in đậm.
- GV bổ sung tác dụng của ngôi kể thứ 1: Người kể có điều kiện để bộc lộ chân thành con người của mình à lời kể thường mang dấu ấn của nhân vật khá rõ.
- GV yêu cầu HS rút ra các ý khái quát trong phần ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: GNV luyện tập.
Bài 1
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
Đáp án C
Bài 2:
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.
Đáp án D
- GV hướng dẫn: Thay đổi ngôi kể từ ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ 1.
-HS lắng nghe.
- Em , tôi, mình...
- Tên của bạn.
-HS đọc
-HS trả lời.
-Linh hoạt.
- HS đọc đoạn 2
-Tôi.
-Dế Mèn trực tiếp kể ra quá trình trưởng thành của mình qua những điều mình nghe, thấy, trải qua cùng với cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
-HS trả lời.
-Lời kể đoạn 2 mang tính tự truyện. Nhân vật tự kể.
-Không.
-HS lắng nghe.
-HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
-HS làm bài, trỡnh bầy miệng.
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài
-HS kể.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
1-Ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
2- Các ngôi kể:
Ngôi kể thứ ba:
Ví dụ: Đoạn văn 1 (SGK/88).
* Nhận xét:
+ Người kể giấu mình, không biết ai kể.
+ Gọi các nhân vật bằng các tên gọi cụ thể.
+ Người kể có mặt ở khắp nơi, kể như “người ta kể”.
=>Kể theo ngôi thứ 3
b-Ngôi kể thứ nhất:
- Đoạn 2:
+ Người kể tự xưng “Tôi” là Dế Mèn và kể lại qúa trình trưởng thành của mình.
=>Kể theo ngôi thứ 1
+ Người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài.
- Ngôi kể thứ 3: Có tính khách quan, người kể có thể kể tự do, linh hoạt hơn những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi kể thứ 1: Có tính chủ quan, chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm, suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan.
2. Bài học: Ghi nhớ SGK/89.
II. Luyện tập:
Bài 1:Khi dùng lời kể thứ nhất, người kể ko có được lợi thế nào?
A-Trực tiếp thể hiện t/c’ cá nhân.
B-Có thể nói ra những gì mình biết , mình thấy.
C-Có thể kể linh hoạt, tự do hơn.
D-Lời kể có sắc thái t/c’ hơn.
Bài 2: Dòng nào nói ko đúng về cách kể theo ngôi thứ ba?
A-Là cách kể mà người kể giấu mình.
B- Là cách kể kín đáo, gọi sự vật bằng tên của chúng.
C-Người kể chuyện có thể kể linh hoạt, tự do.
D-Kể theo ngôi thứ ba, người kể dễ dàng bộc lộ nhận xét cá nhân.
Bài 3: .
Em hãy kể lại truyện Cây bút thần bằng ngôi kể thứ nhất với lời kể của Mã Lương.
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
*Bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tập kể chuyên bằng ngôi thứ 1.
*Bài của tiết sau:
- Chuẩn bị phần luyện tập bài "Ngôi kể trong văn tự sự" để tiết sau học tiếp tiết .
===================*****===================
Ngày dạy: 19/10/2017.
Tiết 34:
ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Nắm vững hai loại ngụi kể: ngụi thứ nhất và ngụi thứ ba. Thấy được tỏc dụng của từng ngụi kể.
- Kĩ năng: Biết lựa chọn ngụi kể và lời kể phự hợp.
- Tư tưởng: Yờu thớch cỏc ngụi kể trg văn tự sự.
B. Đồ dùng - phương tiện:
- Giáo án, máy chiếu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Có mấy ngôi kể? Đặc điểm của từng ngôi kể?
*Đáp án: SGK – Trg 88
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của Trũ
Nội dung cần đạt
* Giới thiệu bài :GV vào bài.
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các ngôi kể đã học? Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể trên?
GV Nhắc lại kiến thức về lời văn tự sự.
- Lời văn giới thiệu nhõn vật: Tờn họ, lai lịch, quan hệ, tớnh tỡnh, tài năng, ý nghĩa.
- Lời văn kể việc: Kể hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động đem lại.
* Hoạt động 2: GNV luyện tập.
GV chiếu máy
Bài 1:
? Đoạn văn được kể ở ngôi thứ mấy?
- Chuyển “Tôi” à tên gọi của nhân vật.
- GV hướng dẫn: Thay đổi ngôi kể từ ngôi kể thứ 1 thành ngôi kể thứ 3.
? Nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn?
Bài 2
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.
? Đoạn văn được kể ở ngôi thứ mấy?
- GV hướng dẫn: Thay đổi ngôi kể từ ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ 1.
? Nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn?
Bài 3:
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 3.
Bài 4:
-Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 4.
- GV hướng dẫn Bài 3 + Bài 4: Lưu ý dấu hiệu nhân xưng trong lời kể để nhận biết hình thức ngôi kể.
- Ngôi kể thứ 3: Ngôi kể này phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện dân gian ở tính chất truyền miệng ... ở vào thời điểm ra đời của các thể loại truyện kể như truyền thuyết, cổ tích nhu cầu giãi bày đời sống cá thể, thể hiện sắc thái cá nhân chưa đặt thành vấn đề phải chú trọng nhiều, chuyện được kể không phải từ một người cụ thể nào, có chăng màu sắc chủ quan trong lời kể thì cũng rất mờ nhạt.
Bài 5:
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 5.
- GV lưu ý: Khi viết thư, người ta thường sử dụng ngôi kể thứ 1 để xưng với đối tượng nhận thư, đọc thư.
- GV có thể cho HS viết nhanh một đoạn thư từ đó HS xác định được.
Bài 6:
-Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 6.
- GV yêu cầu HS kể miệng cảm xúc theo ngôi thứ 1.
- GV hướng dẫn: Mượn lời cây bút kể lại truyện?
- GV nhận xét.
- GV gợi ý: Có thể quà tặng của bố nhân dịp năm học mới. Có thể quà của chị nhân dịp sinh nhật.
Bài 7
? Theo em hiểu đoạn văn trên cho ta thấy có mấy cách kể?
- HS lần lượt trình bày lại các kiến thức về ngôi kể và đặc điểm của ngôi kể của giờ trước đã học.
-Ngụi thứ nhất.
-Như có một người vô hình nào đó lặng lẽ quan sát và kể lại hoạt động của Dế Mèn rồi kể lại như chính chúng ta được chứng kiến câu chuyện.
-Ngụi thứ ba.
-HS trỡnh bầy sau khi thay đổi ngụi kể.
-Nhân vật như trực tiếp bộc bạch cảm xúc của mình.
-HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 3.
-HS làm và trỡnh bầy
-HS làm và trỡnh bầy
-HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 5.
-Trỡnh bầy miệng.
-HS kể, nhận xét.
- HS đọc bài đọc thêm SGK/90.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
II. Luyện tập:
Bài 1: (T/89) Thay đổi ngôi kể.
Thay “tôi” bằng “Dế Mèn, Mèn ta”
à Người kể tự giấu mình đi để kể một cách khách quan, linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Bài 2: (T/89) Thay đổi ngôi kể.
Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng” à Tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
Bài 3: (T/90)
Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì không có ai xưng “Tôi” để kể.
Bài 4: (T/90)
Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ 1. Vì:
- Kể những gì xảy ra với nhân vật.
- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
- Giữ khoảng cách người kể và nhân vật trong truyện.
Bài 5: (T/90)
Khi viết thư, em sử dụng ngôi thứ 1. Vì dễ bộc lộ tình cảm thể hiện đúng những gì mình định kể.
Bài 6: (T/90)
Dùng ngôi thứ 1 kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng.
Bài 7: Bài đọc thêm.
Có 3 cách:
- Ngôi thứ 1.
- Ngôi thứ 3.
- Kết hợp ngôi thứ 1 và ngôi
thứ 3.
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
*Bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
*Bài của tiết sau:
-Đọc trước bài thứ tự kể trg văn tự sự
- Soạn bài “ễng lão đánh cá và con cá vàng.
-Trả lời cõu hỏi trg SGK
================*****===============
Ngày dạy: 21/10/2017.
Tiết 35:
thứ tự kể trong văn tự sự
HDĐT: ông lão đánh cá và con cá vàng
(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
A-Mục tiêu bài học:
-Kiến thức: Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
+ Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
+ Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
-Kĩ năng: Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
-Tư tưởng: Cú hứng thỳ khi chọn ngụi kể, lời kể, thứ tự kể phự hợp khi làm văn kể chuyện.
B. Đồ dùng - phương tiện:
- Giáo án, máy chiếu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Ngôi kể là gì? Phân biệt ngôi kể thứ 1 và ngôi kể thứ 3?
*Đáp án :SGK- Trg 89.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
HĐ của Trũ
Nội dung cần đạt
* Giới thiệu bài: Để làm tốt bài văn kc, người viết ko chỉ chọn ngôi kể sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể phù hợp nữa.vậy thứ tự kể là thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trg bài hôm nay.
Hoạt động 1: GNV tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
? Hãy nêu các sự việc trong truyện, sắp xếp đúng thứ tự?
- GV chiếu máy
? Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự gì?
-GV: Đó là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng vô độ của mụ vợ ông lão à bị trả giá. Lúc đầu cá vàng trả ơn ông lão là có lí, nhưng mụ vợ đòi hỏi nhiều à lợi dụng, cuối cùng mụ vợ làm việc phi nghĩa à trả giá.
? Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không?
- GV chốt cách kể 1.
? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?
- GV chiếu máy.
? Các sự việc trong truyện được kể có giống với thứ tự kể của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” không?
? Cách kể ở đây như thế nào?
GV:+Kể không theo thứ tự thời gian mà theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
+ Người kể ở ngôi thứ 3.
+ Kể từ hiện tại -> ngược về quá khứ -> quay về hiện tại: 2 – 3 – 1 – 4.
- GV: Cách kể như thế này người ta gọi là kể ngược.
+ 3. Kết quả hiện tại.
+ 1 và 2: Kể bổ sung, kể những gì mình nhớ về nhân vật Ngỗ liên quan đến hậu quả xấu: lêu lổng, lừa.
+ Quay về hiện tại: Chính các sự việc quá khứ đã giải thích sự việc hiện tại.
? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì? Bh được rút ra là gì?
- GV chốt cách kể ngược.
- Bổ sung: Điều kiện để kể ngược là phải có sự hồi tưởng hợp lý.
GV: Khi kể chuyện có thể có những cách kể như thế nào?
? Hai cách kể này khác nhau như thế nào? GV chiếu mỏy:
Kể xuôi
Kể
ngược
Ưu
- Cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
- Tạo hấp dẫn, tăng kịch tính.
- Sự việc phong
phú, trình bày
khách quan như
thật.
- Gây bất ngờ,
chú ý, thể hiện
tình cảm nhân
vật rõ.
Nhược
- Dễ đơn điệu, nhàm tẻ.
- Khó theo dõi,
có thể trùng lặp.
Loại truyện
- Dân gian: cổ tích, truyền thuyết.
- Hiện đại.
- GV lưu ý HS: Trong kể ngược, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng.
- Thứ tự kể xuôi, kể ngược phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
* Hoạt động 2: GNV luyện tập.
Bài 1
- Cho HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Ngôi kể thứ mấy?
-Chú ý dòng đầu: Thời gian nào.
? Người kể xưng như thế nào?
? Câu chuyện trong hồi tưởng gây cho em cảm xúc gì?
? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong truyện?
Bài 2:
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm dựa vào gợi ý trong SGK và gợi ý sau:
+ Cách 1: Kể theo trình tự thời gian, ngôi kể thứ 3 giấu mình.
+ Cách 2: Đi rồi nhớ lại rồi kể, ngôi kể thứ 1 xưng Tôi. Cần làm rõ: Lí do được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi? Những sự việc trong chuyến đi? Những ấn tượng trong và sau chuyến đi?
-HS đọc VD trong SGK.
-HS trả lời.
-Kể xuôi.
-Không.
-HS đọc bài văn SGK/97 – 98
-HS nêu sự việc.
-Không.
- HS trả lời.
-HS sắp xếp thứ tự bài văn: 3 – 1 – 2 – 4.
- HS tự bộc lộ: Bất ngờ à lí thú, hấp dẫn à bài học.
-HS trả lời.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS đọc bài văn.
-Chuyện Liên cất, gập quần áo, thái độ của “ Tôi”.
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.
-HS lắng nghe.
A- Thứ tự kể trg văn tự sự
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
1. Ví dụ: (SGK/97 - 98).
* Nhận xét:
Ví dụ 1: Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Các sự việc trong truyện:
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Ông lão ra biển đánh cá bắt được cá vàng.
+ Ông lão thả cá, cá hứa trả ơn.
+ Năm lần ông lão ra biển và kết quả.
+ Cuộc sống gia đình ông lão lại trở về như xưa.
-> Các sự việc được kể theo thứ tự thời gian (sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau.
=> Kể xuôi.
- Tác dụng (ý nghĩa):
+ Phê phán lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ, cuối cùng bị trừng trị đích đáng.
+ Tạo tình huống kịch tích, gây hồi hộp.
Ví dụ 2: Truyện “Thằng Ngỗ” SGK/97.
- Các sự việc:
+ Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
+ Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp, bị mọi người xa lánh.
+ Ngỗ trêu chọc, đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin với Ngỗ.
+ Ngỗ bị chó cắn phải tiêm vắc xin phòng dại.
- Thứ tự kể: Từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân rồi quay về hiện tại (hiện tại - quá khứ - hiện tại) => Kể ngược.
- Tác dụng: Nổi bật ý nghĩa của một bài học nhớ đời. Hậu quả của nói dối, đánh mất lòng tin.
2. Bài học: Có 2 cách kể:
- Kể xuôi: Là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
+ Kể ngược: Là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật.
*Ghi nhớ SGK/98.
II. Luyện tập:
Bài 1: (T/98)
- Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược, theo dòng hồi tưởng.
“Tôi nhớ”: Thời gian nào?: Người kể nhớ lại và kể về lần va chạm.
- Truyện kể ngược, theo dòng hồi tưởng: hiện tại - qúa khứ.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng:
+ Là cơ sở cho việc kể ngược.
+ Làm cho câu chuyện chân thành và xúc động (nhớ lại những sự việc có thật đã xảy ra).
Bài 2: (T/99)
Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi.
4.Giao nhiệm vụ về nhà:
*Bài vừa học:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
-Hoàn thiện bài tập 1 và làm bài tập 2 vào vở bài tập.
*Bài của tiết sau :
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Ôn bài kĩ về văn tự sự, chuẩn bị cho tiết sau viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (Làm tại lớp) bằng cách lập dàn ý một đề văn theo hai ngôi kể (Đề1, 3, 4).
Ngày dạy: 21/10/2017.
Tiết 36:
thứ tự kể trong văn tự sự
HDĐT: ông lão đánh cá và con cá vàng
(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Luyện tập để thấy sự khác biệt của cách kể ‘xuôi’ kể ‘ngược’ biết được muốn kể ngược phải có điều kiện
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ông lão đánh cá và con cá vàng”: Lên án lòng tham và sự bội bạc biểu hiện thái độ rành rẽ của nhân dân đối với thói xấu đó. Ca ngợi lòng tốt.
- Kĩ năng: Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. Kể lại được truyện.
- Tư tưởng: Cú hứng thỳ khi chọn ngụi kể, lời kể, thứ tự kể phự hợp khi làm văn kể chuyện.
+-Biết sống nhân hậu, biết ơn, biết trả ơn người đã làm ơn với mình. Có thái độ kiên quyết trước thói xấu, tham lam.
B. Đồ dùng - phương tiện:
- Giáo án, máy chiếu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
( Không)
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
HĐ của Trũ
Nội dung cần đạt
*Giới thiệu bài: Để củng cố thờm kiến thức về thứ tự kể trong văn tự sự chỳng ta sẽ làm một số bài tập. Cũng tiết học này cụ sẽ HD ĐT cho cỏc em bài Ông lão đánh cá và con cá vàng (1833) được xây dựng từ một truyện cổ tích Nga quen thuộc cùng mô típ với một số truyện cổ tích Đức, Đan Mạch, ... nhưng Puskin đã gia công, sáng tạo khá nhiều. Ông đã gửi gắm cả vấn đề tâm sự của nước Nga đương thời vào truyện bằng những vần thơ vô cùng trong sáng và vang lên nhạc điệu khác thường.
*Hoạt động 1: GNV luyện tập bài Thứ tự kể trong văn tự sự
GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ
Hướng dẫn học sinh luyện tập
? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ?
? Truyện được kể theo ngôi nào ?
? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì ?
- Gọi HS đọc bài tập số 2 nêu yêu cầu bài tập 2
- lập dàn ý theo 2 ngôi kể và cách kể đã học)
- Gọi hs lên trình bày, giáo viên nhận xét
*Hoạt động 1: GNV tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu sự hiểu biết của em về t/g APUSKin và truyện cổ tích dân gian Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- Gv cho hs đọc chú thích*
* Gv nêu yêu cầu đọc : giọng đọc to rõ ràng thể hiện tình cảm của từng nhân vật (mụ vợ ông lão, cá vàng)- Giọng kể có kịch tính , phân biệt các tình huống truyện , lời các nvật
- GV hướng dẫn đọc:
+ Nhân vật mụ vợ, biển, cá vàng: Giọng nhanh, mạnh, gay gắt.
+ Ông lão: Hạ thấp giọng, sợ sệt.
+ Lời thoại:
- Giọng ông lão:
Lúc đầu với cá vàng: Giọng hiền hậu. Sau với cá vàng: Giọng ngập ngừng, e dè à van xin, hoảng sợ.
Với vợ: Giọng vui vẻ - hoảng sợ.
- Giọng mụ vợ: Ngày càng đanh đá, quá quắt.
- Cá vàng: Hỏi ông lão: Giọng thiết tha.
Trả lời: Giọng cứng rắn dần.
- GV cho HS tìm hiểu các chú thích
? Truyện được xây dựng trên một hệ thống sự việc, kể theo trình tự thời gian. Nêu các sự việc chính?
? Trong các sự việc trên, đâu là sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc?
* Hoạt động 2: GNV tìm hiểu văn bản.
? Có mấy nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích này?
? Theo em cá vàng và biển cá có thể coi là nhân vật được không? Vì sao?
? Trong phần mở đầu truyện giới thiệu những gì về gia cảnh của vợ chồng ông lão?
? Những chi tiết ấy nói lên điều gì?
? Trong một lần ra biển đánh cá, chuyện gì đã xảy ra với ông lão đánh cá?
? Ông lão không cần cá vàng trả ơn, còn mụ vợ thì sao?
? Mấy lần mụ vợ đòi cá vàng đền ơn? Mỗi lần, mụ đòi hỏi những gì?
? Trong các lần đòi hỏi đó, theo em lần nào đáng được cảm thông, lần nào đáng ghét không thể chấp nhận được? Vì sao?
? Em có nhận xét về mức độ và tính chất của những đòi hỏi của mụ vợ?
? Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách mụ vợ?
? Trước mỗi lần đòi hỏi, thái độ với chồng của mụ như thế nào? Mụ đã đối xử với ân nhân ra sao?
? Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện?
? Tìm những chi tiết nói về thái độ và hành động của ông lão trước những lần đòi hỏi của mụ vợ?
? Qua những lời đánh giá của ông lão về đòi hỏi của vợ với cá vàng ụng là người ntn.
? Cảnh biển thay đổi như thế nào qua mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng?
? Biển thay đổi theo chiều hướng nào?
? Biển cả tượng trưng cho điều gì?
? Thái độ của cá vàng đối với ông lão sau mỗi lần ông đi ra biển có gì thay đổi không?
? Qua những chi tiết này em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của hình tượng cá vàng? Cá vàng tượng trưng cho điều gì?? Em có liên tưởng đến truyện cổ tích nào của Việt Nam đã học cũng có chi tiết đền ơn này?
? Bốn lần cá vàng đồng ý cho mụ vợ, vì sao đến lần thứ 5 không giúp - trừng trị? Nói lên nguyện vọng gì của nhân dân?
? Truyện có nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Biện pháp lặp, tẵng tiến có tác dụng gì?
+ Tạo tình huống, gây hồi hộp cho người nghe.
+ Tình cảm nhân vật và chủ đề truyện được tô đậm dần.
* Hoạt động 4: GNV tổng kết.
Qua truyện tác giả dân gian và thi hào Pu-skin muốn ca ngợi điều gì, nêu ra bài học gì?
- GV g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12409459.doc