Tuần 28
Tiết 104
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
– Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
– Các kiểu văn vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kĩ năng
– Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thi ca.
– Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
– Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : thông qua
3. Bài mới : (1’)
a. Giới thiệu :
b. Tiến hành hoạt động
154 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 2 - GV: Lý Thị Phương Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S : Ví dụ “Ông trời - mặc áo giáp đen - ra trận => những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dự dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hình ảnh con người ở cuối bài thơ.
Gợi ý :
Hình ảnh con người trong bài thơ này là người cha đi cày về đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp.
Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới mưa đã được tác giả nhìn như “Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa”. Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
HS đọc ghi nhớ SGK/81.
Hoạt động 4 : Tổng kết.
Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ ngắn, nhịp nhanh và dồn dập sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
? Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
5’
11’
10’
10’
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Chú thích :
a. Tác giả : Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở từ rất sớm.
b. Tác phẩm : Bài Mưa được rút ra từ tập thơ Góc sân và khoảng trời.
3. Từ khó :
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Phân tích nội dung
a. Bức tranh thiên nhiên.
Bức tranh mưa rào được miêu tả, cảm nhận qua đôi mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế rất trẻ thơ cùng với sự tưởng tượng phong phú độc đáo.
b. Hình ảnh con người
Người cha đi cày về dưới mưa đã như “Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa” → con người hiên ngang, có sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
2. Nghệ thuật
Sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ ngắn, nhịp nhanh và dồn dập sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
III. LUYỆN TẬP
4. Củng cố : (1’)
? Hình dung của em về quang cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa ?
5. Hướng dẫn tự học : (1’)
− Học thuộc lòng bài thơ
− Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ.
− Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.
− Chuẩn bị bài tiếp theo “Cô Tô”.
− Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
Tuần 27
Tiết 99
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức các tác phẩm đã học trong chương trình học kì haiNgữ văn 6
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức:
Các tác phẩm đã học trong chương trình học kì hai Ngữ văn 6.
Nhận ra những nét độc đáo của các tác phẩm đã học.
2.Kĩ năng:
- Biết trình bày kiến thức của mình dưới dạng một bài kiểm tra.
CHUAÅN BÒ:
TIEÁN TRÌNH THỰC HIỆN
1/-Ổn định(1’) :
2/-Kiểm tra khâu chuẩn bị của HS(1’)
-Viết
-Tài liệu, tập vở có liên quan cất vào cặp
3/ Bài mới(38)
a. Giáo viên phát đề cho học sinh.
Câu 1 : Qua câu chuyện về một đêm Bác không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện điều gì?(3điểm)
Câu 2 : Chép lại 5 khổ thơ cuối trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Qua các khổ thơ ấy em cảm nhận được gì?(7điểm)
b. Hướng dẫn HS làm bài
4/-Thu bài ,kiểm bài và ghi học sinh vắng(2’)
5/-Hướng dẫn học ở nhà (3’) :
Xem lại bài.
- Chuẩn bị tiết: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 (VĂN TẢ CẢNH)
Tuần 27
Tiết 100
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 (VĂN TẢ CẢNH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày;
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi;
- Ôn tập lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Ôn tập lại kiến thức lí thuyết về văn tả cảnh.
2. Kĩ năng
Kĩ năng viết văn tả cảnh.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : thông qua.
3. Bài mới : (1’)
a. Giới thiệu :
b. Tiến hành hoạt động
GV gọi HS đọc lại đề kiểm tra
Đề : Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.
Tổ chức cho HS xác định yêu cầu của đề bài.
Thể loại : Văn miêu tả.
Yêu cầu : Miêu tả.
Lưu ý HS : Biết cách viết bài văn miêu tả. Cây mà em tả phải đầy đủ các chi tiết về hình dáng, màu sắclàm cho người đọc hình dung được cây mà em đang tả là như thế nào.
Dàn ý :
I. Mở bài : Giới thiệu chung
- Cây (mai, đào) ở đâu ? Của ai ?
- Được trồng từ bao giờ?
II. Thân bài :
Cảnh tuốt lá cho cây mai vào rằm tháng chạp.
Sau khi tuốt lá, mai ra nụ, hoa nở lác đác.
Mấy ngày tết, mai nở vàng rực
Thấy cây mai đẹp, ai cũng ngợi khen.
III. Kết bài :
Cảm nghĩ của em :
Cây mai gắn bó với người trồng.
Ngắm hoa mai trong ngày tết, lòng người náo nức niềm vui.
Hoa mai tô đẹp thêm cho sắc xuân phương Nam.
Hoạt động 2 : GV nhận xét chung về bài làm của HS
Về kiểu bài, thể loại.
Về nội dung diễn đạt, bố cục
+ Phần lớn bài làm có bố cục đúng, trình bày hợp lí.
+ Tuy nhiên vẫn có một số bài làm nội dung rời rạc, trọng tâm miêu tả về cây (mai, đào) ngày tết chưa được nêu bật.
* Lỗi chính tả còn nhiều : tượng chưng – tượng trưng, uốn nắng – uốn nắn, tràng đầy – tràn đầy
* Viết hoa tuỳ tiện.
* Chưa nêu lên được cảm nghĩ về hình ảnh cây mai hoặc đào.
Hoạt động 3 : GV phát bài cho HS
GV chọn một số bài làm tốt của HS để đọc trước lớp.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét, đánh giá.
4. Dặn dò : (1’)
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Tập làm thơ bốn chữ”.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Ngày dạy : 12/03 /2012
Ngày soạn: 13/ 03 /2012
Tuần 28
Tiết 101,102:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu vàn cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
– Hiểu được nghệ thuâtk miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
– Yêu mến thiên nhiên vàc on người trên đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
– Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kĩ năng
– Đọc diễn cảm văn bản : giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
– Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
– Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Đọc lại đoạn thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
? Qua bài thơ em cảm nhận như thế nào về chú bé Lượm ?
3. Bài mới : (1’)
a. Giới thiệu : Nhà nước ta đang đầu tư để quần đảo Cô Tô trở thành đảo du lịch. Đảo Cô Tô gồm nhiều đảo lớn nhỏ trong vịnh Bái Tử Long cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 100 km. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên và con người ở đây.
b. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn HS đọc : đọc đúng các từ ngữ đặc sắc, nhất là các tính từ, cụm tính từ.
GV đọc mẫu và gọi HS đọc.
HS khác nhận xét cách đọc của bạn mình.
GV nhận xét cách đọc của HS.
HS đọc chú thích và nêu một số ý chính về tác giả và tác phẩm.
GV yêu cầu HS tìm bố cục của bài văn.
HS : 3 đoạn
– Đoạn 1 : Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây” : Cô Tô sau cơn bão.
– Đoạn 2 : Tiếp theo đến “là là nhịp cánh” : Cảnh mặt trời mọc trên biển.
– Đoạn 3 : Phần còn lại : Cảnh sinh hoạt của người dân.
Hoạt động 2 : Phân tích nội dung.
GV chuyển : Sau cơn bão Cô Tô mang một vẻ đẹp trong sáng, vẻ đẹp ấy được thể hiện ở các chi tiết nào ?
GV yêu cầu HS phát hiện các chi tiết.
Gợi ý :
– Bầu trời : trong trẻo, sáng sủa.
– Cây xanh mượt.
– Nước biển lam biếc, đậm đà hơn, cát vàng giòn.
– Lưới nặng mẽ cá giã đôi.
? Tác giả dùng loại từ gì để miêu tả ?
HS : Tính từ.
? Em có nhận xét gì về thiên nhiên ở đây ?
HS :
Thiên nhiên khoáng đãng, cảnh vật đẹp, tươi tắn.
Hết tiết 101 chuyển sang tiết 102.
Tìm hiểu câu hỏi 3 SGK (cảnh mặt trời mọc trên biển).
GV cho đọc lại đoạn 2.
? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh này?
Gợi ý : Đọc kĩ câu miêu tả chân trời, ngấn bể.
? Để miêu tả chân trời ngấn bề tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
HS : So sánh : chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi - tác dụng : vẻ đẹp tinh khôi.
? Mặt trời được miêu tả như thế nào? So sánh với hình ảnh gì?
HS: Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
? Nhận xét gì về hình ảnh dùng so sánh?
HS : Đẹp cụ thể, chính xác về hình dạng và màu sắc.
? Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu “ Quả trứng hồng .hửng hồng”.
HS : mâm bạc - mặt bể.
? Mặt bể được miêu tả ra sao?
HS : Rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ? Cách dùng từ? Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên ?
HS : Sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo thể hiện lòng yêu mến gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên.
? Em cảm nhận thế nào về cảnh mặt trời lên ?
HS : Bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ.
* Cảnh sinh hoạt của người dân.
GV cho HS tìm hiểu đoạn cuối của bài văn và trả lời các ý trong câu hỏi 4.
HS thảo luận 2’
? Buổi sáng họ tập trung nơi nào ?
Quanh cái giếng nước ngọt ở ria đảo, mở rộng ra đến cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.
? Tác giả nhận xét gì về cảnh sinh hoạt ở đây ?
Vui như cái bến và đậm đà mát dịu hơn cái chơ trong đất liền.
? Họ đang khẩn trương làm việc gì ?
Múc nước ngọt chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
? Em cảm nhận gì về con người và cuộc sống ở đây ? Hình ảnh chị Châu Hoà Mãn.
Người lao động bình dị trong cuộc sống thanh bình.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
? Những nét nghệ thuật đặc sắc?
− Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
− Sử dụng các phép so sánh mới lạ bvà từ ngữ giàu tính sáng tạo.
? Ý nghĩa văn bản?
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
HS dựa vào phần ghi nhớ SGK/91.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn và luyện tập.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông,) mà em đã quan sát được.
5’
21’
5’
5’
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Chú thích :
a. Tác giả : Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn có sở trường về thể tuỳ bút và bút kí.
b. Tác phẩm : Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô.
3. Từ khó :
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục : 3 đoạn
2. Phân tích nội dung
a. Đảo Cô Tô sau cơn bão.
– Bầu trời trong trẻo sáng sủa.
– Cây xanh mượt.
– Nước biển lam biếc, đậm đà - hơn, cát vàng giòn.
– Lưới nặng mẽ cá giã đôi.
→ Thiên nhiên khoáng đãng, cảnh vật đẹp, tươi tắn.
b. Cảnh mặt trời mọc trên biển.
– Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu
– Rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
→ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo thể hiện lòng yêu mến gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên.
c. Cảnh sinh hoạt của người dân.
– Tập trung quanh cái giếng nước ngọt.
– Những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.
– Vui như cái bến và đậm đà mát dịu hơn cái chơ trong đất liền.
→ Người lao động bình dị trong cuộc sống thanh bình.
2. Nghệ thuật
− Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
− Sử dụng các phép so sánh mới lạ bvà từ ngữ giàu tính sáng tạo.
3. Ý nghĩa văn bản
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
* Ghi nhớ SGK/91.
III. LUYỆN TẬP
4. Củng cố : (1’)
? Em cảm nhận thế nào về cảnh thiên nhiên, con người ở đảo Cô Tô.
5. Hướng dẫn tự học : (1’)
− Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết về đảo Cô Tô.
− Hiểu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh.
− Chuẩn bị bài tiếp theo “Cây tre Việt Nam”.
− GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Tuần 28
Tiết 103
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
– Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
– Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc - hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
– Tác dụng của phép hoán dụ.
2. Kĩ năng
– Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
– Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Ẩn dụ là gì ? Cho ví dụ.
? Các kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ.
3. Bài mới : (1’)
a. Giới thiệu :
b. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm hoán dụ.
GV cho HS đọc khổ thơ.
? Các từ in đậm trong khổ thơ chỉ ai ?
HS : áo nâu – những người nông dân ; áo xanh – những người công nhân.
Nông thôn – những người sống ở nông thôn ; thị thành – những người sống ở thành thị.
? Giải thích mối quan hệ giữa các sự vật.
HS : Quan hệ đi đôi (nói đến X là nghĩ đến Y).
Người nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu, còn người công nhân thường mặc quần áo bảo hộ màu xanh khi làm việc → Cách nói như vậy dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó.
Nông thôn – những người sống ở nông thôn ; thị thành – những người sống ở thành thị → Cách nói như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
? Tác dụng của cách diễn đạt này.
HS : Cách dùng như vậy ngắn gọn tăng tính hàm súc và hình ảnh cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
? Thế nào là hoán dụ ?
GV chốt : Gọi tên sự vật bằng tên các sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó gọi là hoán dụ.
GV mở rộng : Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật, thì hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận (gần nhau) giữa các sự vật.
HS đọc ghi nhớ 1 SGK/82.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các kiểu hoán dụ.
HS đọc các ví dụ SGK/83.
? Các từ in đậm gợi cho em sự liên tưởng đến sự vật nào ? Đó là mối quan hệ gì ?
HS thảo luận 2’.
Gợi ý :
Bàn tay : Bộ phận của cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động → Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Một và ba : Số lượng cụ thể, được dùng thay cho “số ít” và “số nhiều” nói chung → Quan hệ cụ thể - trừu tượng
Đổ máu – dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh → Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.
? Rút ra kết luận về các kiểu hoán dụ.
HS đọc ghi nhớ 2 SGK/83.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 2 : So sánh ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác
Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về :
- hình thức
- cách thức thực hiện
- phẩm chất
- cảm giác
Dựa vào quan hệ tượng cận. Cụ thể :
- bộ phận – toàn thể;
- vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật – sự vật
- cụ thể - trừu tượng
10’
10’
16’
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoán dụ
Ví dụ : áo nâu – người nông dân
áo xanh – người công nhân
→ Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó.
Nông thôn – người sống ở nông thôn.
→ Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
* Ghi nhớ 1 SGK/82
2. Các kiểu hoán dụ
Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Lấy cụ thể để gọi trừu tượng
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
* Ghi nhớ 2 SGK/82
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 : Tìm các hoán dụ và chỉ ra mối quan hệ trong mỗi hoán dụ ấy.
a. Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (làng xóm – người dân).
b. Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng (mười năm – thời gian trước mắt; trăm năm – thời gian lâu dài.
c. Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật (áo chàm – người Việt Bắc).
d. Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (Trái đất – nhân loại).
4. Củng cố : (1’)
? Thế nào là hoán dụ ? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn tự học : (1’)
− Nhớ được khái niệm hoán dụ. Viết một đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ.
− Chuẩn bị bài tiếp theo “Các thành phần chính của câu”.
− GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Tuần 28
Tiết 104
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
– Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
– Các kiểu văn vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kĩ năng
– Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thi ca.
– Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
– Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : thông qua
3. Bài mới : (1’)
a. Giới thiệu :
b. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về phần bài tập ở nhà.
Cây nghễ có hoa
Cây cà có trái
Con gái có chồng
Đàn ông có vợ
1. Tìm hiểu về vần chân, vần lưng.
? Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong đoạn thơ.
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
HS kết luận vần chân và vần lưng.
GV chốt : Vần chân là vần được gieo vào cuối câu thơ, vần lưng là vần dược gieo ở giữa dòng thơ.
2. Tìm hiểu về vần liền, vần cách.
? Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong 2 đoạn thơ.
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
? Thế nào là vần cách?
GV chốt : Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt.
? Thế nào là vần liền ?
GV chốt : Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
? Chỉ ra hai chữ sai trong đoạn thơ sau và thay hia chữ sông, cạnh vào sao cho phù hợp.
Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi → cạnh
Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò → sông
Hoạt động 2 : Tập làm thơ bốn chữ trên lớp.
Bước 1 : Trình bày đoạn (bài) thơ bốn chữ đã chuẩn bị sẵn ở nhà : chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ đó.
Bước 2 : Lớp nhận xét những điểm được và chưa được.
Bước 3 : Cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
Bước 4 : Cả lớp cùng thầy cô giáo đánh giá nhận xét.
21’
20’
Tìm hiểu về vần chân, vần lưng.
VD : Cây nghễ có hoa
Cây cà có trái
Con gái có chồng
Đàn ông có vợ
→ Vần chân là vần được gieo vào cuối câu thơ, vần lưng là vần dược gieo ở giữa dòng thơ.
2. Tìm hiểu về vần liền, vần cách.
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
→ Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
→ Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
4. Củng cố : (1’)
? Thế nào là vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách? Cho ví dụ.
5. Hướng dẫn tự học : (1’)
− Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
− Nhớ một số vần cơ bản
− Nhận diện được thể thơ bốn chữ.
− Chuẩn bị bài tiếp theo “Viết bài tập làm văn tả người”.
− Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
Tuần 27
Tiết 98
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết cách viết bài văn tả người
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nắm vững kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
2. Kĩ năng
Kĩ năng viết bài văn miêu tả nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,)
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút cho bài viết số 6 của HS.
3. Bài mới : (80’)
a. Giới thiệu :
b. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : GV chép đề lên bảng, GV lưu ý HS lập dàn bài trước.
Đáp án gợi ý :
1. Mở bài : 2đ
* Giới thiệu chung :
Người được miêu tả là ai ?
2. Thân bài : (6đ)
Miêu tả
− Hình dáng :
+ Tuổi tác ? Mái tóc, gương mặt (mắt, miệng,) như thế nào ?
+ Thân hình : cao, thấp, gầy.
− Tính cách :
+ Giản dị, mộc mạc; cần cù, siêng năng; khoan dung độ lượng
+ Thương người, tốt bụng, rất yêu chồng con
+ Chăm sóc lo lắng cho em khi em bị ốm
+ Bồn chồn không ngủ thức suốt đêm để chăm sóc cho em.
3. Kết bài : (2đ)
Cảm nghĩ của em.
− Mẹ được mọi người yêu mến.
− Em mong mẹ luôn khoẻ mạnh và có được nhiều niềm vui.
Hoạt động 2 : Tiến hành cho HS viết bài văn và thu bài.
Đề : Em hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh mẹ của em lúc em ốm.
4. Hướng dẫn tự học : (1’)
− Chuẩn bị bài tiếp theo “Thi làm thơ 5 chữ”.
− Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
Tuần 29
Tiết 107
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
− Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
− Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
− Các thành phần chính của câu.
− Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kĩ năng
− Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
− Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
C. CHUẨN BỊ
– GV : SGK, giáo án.
– HS : SGK, tập, viết.
PHƯƠNG PHÁP : Diễn giảng, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Trật tự - sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Hoán dụ là gì ? Cho ví dụ.
? Các kiểu hoán dụ ? Cho ví dụ về kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Ví dụ : đầu xanh - tuổi trẻ
đầu bạc - tuổi già
3. Bài mới : (37’)
a. Giới thiệu : Các thành phần chính thường được nhắc đến trong câu là chủ ngữ và vị ngữ. Tiết học này giúp các em nhận diện được hai thành phần chính đó và tìm hiểu cấu tạo của chúng.
b. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
GV cho HS nhắc lại các thành phần câu đã được học ở bậc Tiểu học.
GV cho HS đọc ví dụ 2 mục I SGK/92.
HS : Trạng ngữ : chẳng bao lâu
Chủ ngữ : tôi
Vị ngữ : đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
GV cho HS thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét
HS : Trong các thành phần đã xác định của câu trên, khi tách khỏi hoàn cảnh nói năng, chúng ta không thể lược bỏ hai thành phần chủ ngữ (tôi) và vị ngữ (đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng) ; nhưng có thể bỏ trạng ngữ (chẳng bao lâu) mà câu vẫn hiểu được.
? Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu gọi là gì ? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu gọi là gì ?
GV chốt : Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu có thể hiểu được là các thành phần chính. Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu là các thành phần phụ.
GV lưu ý HS : Khi nói thành phần chính bắt buộc phải có trong câu là nói về mặt ngữ pháp của câu, tách rời khỏi hoàn cảnh nói năng cụ thể. Nếu đặt câu trong những hoàn cảnh nói năng cụ thể thì có khi thành phần chính có thể bỏ đi được, còn thành phần phụ lại không bỏ được.
Ví dụ :
− Khi nào bạn đi Cần Thơ ?
− Ngày mai.
HS đọc ghi nhớ 1 SGK/92.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
* Đặc điểm của vị ngữ.
? Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước ?
HS : Có thể kết hợp với các phò từ : đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới,.
? Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào ?
HS : Có thể trả lời cho các câu hỏi : Làm sao ? Như thế nào ? Làm gì ? Là gì ?,
* Cấu tạo của vị ngữ :
? Tìm vị ngữ trong các câu đã cho và trả lời các câu hỏi trong câu 2 mục II SGK.
HS thảo luận nhóm trong 3’.
HS : a. ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống.
b. nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
c. là người bạn thân của nông dân Việt Nam ; giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
? Vị ngữ thường là từ hay cụm từ ? Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc từ loại nào ? Nếu vị ngữ là cụm từ thì đó là cụm từ loại nào ?
HS : Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở các ví dụ a, b và câu thứ hai ở ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ kết hợp với từ “là” như trong câu 1 ví dụ c.
? Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ?
HS : Câu có thể có :
− Một vị ngữ : Là người bạn thân của nông dân Việt Nam (là cụm danh từ).
− Hai vị ngữ : ra đứng cửa hang (cụm động từ), xem hoàng hôn xuống (cụm động từ).
− Bốn vị ngữ : nằm sát bên bờ sông (cụm động từ), ồn ào (tính từ), đông vui (tính từ), tấp nập (tính từ).
HS đọc ghi nhớ 2 SGK/93.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo của chủ ngữ.
* Đặc điểm của vị ngữ
HS đọc và trả lời câu hỏi 1 mục III SGK/93.
HS : Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre, nứa, mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
? Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi như thế nào ?
HS : Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi : Ai ? Cái gì ? Con gì ?,
* Cấu tạo của vị ngữ :
HS thảo luận 2’.
Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12345688.doc