Giáo án Ngữ văn 6 tập I - Trường THCS Cát Thành

* Bài dạy:

 DANH TỪ (Tiếp theo)

I- MỤC TIÊU :Giúp HS:

 1/ Kiến thức: Ôn lại đac điểm của danh từ chung và danh từ riêng ; Cách viết hoa danh từ riêng

 2/ Kĩ năng: Rèn kuyện kĩ năng sử dụng và nhận biết hai nhóm danh từ .

 3/ Thái độ: Ý thức sử dụng và viết đúng danh từ.

II- CHUẨN BỊ :

 1/ Chuẩn bị của GV:

 - Đọc SGK và tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài giảng.

 - Soạn giáo án . ; Bảng phụ .

 2/ Chuẩn bị của HS: Đọc bài ở SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1)

 - Nề nếp:

 - Chuyên cần: 6A1: , 6A3: , 6A4:

 

doc251 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tập I - Trường THCS Cát Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV gọi HS đọc bài tập 1 ( SGK trang 89) - HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại: Thay “ tôi” thành “ Dế Mèn” , ta có một đoạn văn kể theo ngôi kể thứ ba, có sắc thái khách quan. - GV gọi HS đọc bài tập 2( SGK trang 89) - HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại: Thay “ tôi” vào các từ “ Thanh”, “ chàng”, ngôi kể “ tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. - HS đọc bài tập 1( SGK trang 89) - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS làm bài và trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét và ghi phần GV chốt lại. - HS đọc bài tập 2( SGK trang 89) - HS đọc yêu cầu bài tập 2. * Dự kiến trả lời: Thay “ tôi” vào các từ “ Thanh”, “ chàng”, ngôi kể “ tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. * Bài tập1: Thay “ tôi” thành “ Dế Mèn” , ta có một đoạn văn kể theo ngôi kể thứ ba, có sắc thái khách quan. * Bài tập 2: Thay “ tôi” vào các từ “ Thanh”, “ chàng”, ngôi kể “ tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. 3’ * Hoạt động 3/ Củng cố bài: 3/ Củng cố bài: - GV củng cố lại toàn bộ kiến thức: 1/ Ngôi kể? 2/ Vai trò ngôi kể trong văn tự sự? - HS đọc lại Ghi nhớ SGK - Ghi nhớ SGK 4/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’) a/ Ra bài tập về nhà - Hoàn tất các bài tập vào vở. - Tự thay đổi ngôi để kể một số đoạn trong truyện “Cây bút thần”. b/ Chuẩn bị bài mới: HD DDT: “ Oâng lão đánh cá và con cá vàng” - Đọc kĩ văn bản SGK? - Tìm hiểu nội dung văn bản qua các câu hỏi gợi ý SGK phần Đọc – Hiểu. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .. .. Ngày soan: 12/10/2009 Tiết: 34 * Bài dạy: Hướng dẫn đọc thêm: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁVÀ CON CÁ VÀNG (Cổ tích của A. Pu-skin) I-MỤC TIÊU: Giúp HS: 1/ Kiến thức: Tiếp xúc toàn bộ tác phẩm; Bước đầu hiểu được một vài nét về nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của một số chi tiết. 2/ Kĩ năng: Rèn kuyện kĩ năng đọc theo vai 3/ Thái độ: Giáo dục về hậu quả của sự tham lam. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tài liệu + SGK à Soạn giáo án. - Bảng phụ : Bài tập . Tranh minh hoạ. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi phần : Đọc – Hiểu trang: 96 III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ôån định tình hình lớp:(1’) - Nề nếp: - Chuyên cần: 6A1:, 6A3:, 6A4: 2/Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: Ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần”? * Dự kiến trả lời: Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật;Ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. 3/Giảng bài mới: * Giới thiệu bài mới:(1’) “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được (Đại thi hào Nga) A. Pu-ski viết bằng 205 câu thơ và Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiến Pháp. Câu chuyện vẫn giữ được nét chất phác, dung dị với những biện pháp nghệ thuậtrất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện. Tiết học hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về các vấn đề đó * Tiến trình bài dạy: ( 35’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 20’ * Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung: 1/ Tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn HS đọc phải thể hiện được kịch tính. Phân biệt rõ các tình huống trong truyện, lời các nhân vật: + Ôâng lão thiết tha van xin. + Cá vàng hiền từ, thân mật. + Mụ vợ hách dịch. - GV gọi HS đọc chú thích SGK . - Hỏi: Các chú thích trên, chú thích nào là danh từ? (GV nhấn mạnh về chú thích : Tác giả?) - Hỏi: Em hãy tóm tắt các sự việc chính? * GV nhận xét và chốt lại: - Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá. + Oâng lão bắt được cá vàng – thả các vàng và nhận được lời hứa của cá vàng. + Biết được chuyện, Mụ vợ bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ, yêu cầu ngày càng tăng. + Gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ. - Hỏi: Nêu bố cục của văn bản? * GV nhận xét và chốt lại: Bố cục chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ kéo sợi” à Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ ý muốn của mụ” à Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. + Đoạn 3: còn lại. à Cá vàng trừng trị Mụ vợ - Hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào chính? Nhân vật nào phụ? * GV nhận xét và chốt lại: - Truyện có bốn nhân vật: Oâng lão, mụ vợ, cá vàng, biển cả. - Nhận vật chính: Mụ vơ và ông lãọ. * GV: Truyện được kể theo ngôi kể thứ ba ( Người kể dấu mình đi, không xuất đầu lộ diện nên có thể kể linh hoạt , tự do kể những gì diễn ra với nhân vật) - HS theo dõi phần nêu yêu cầu đọc văn bản theo lối phân vai. - HS đọc phân vai và lớp nhận xét. - Lắng nghe giáo viên nhận xét từng em. - HS đọc chú thích SGK . - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại * Dự kiến trả lời: Bố cục chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ kéo sợi” à Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ ý muốn của mụ” à Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. + Đoạn 3: còn lại. à Cá vàng trừng trị Mụ vợ và ông lão a/ Đọc và tìm hiểu chú thích: * Đọc Phân vai: * Chú thích: ( SGK) b/ Tóm tắt văn bản: - Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá. + Oâng lão bắt được cá vàng – thả các vàng và nhận được lời hứa của cá vàng. + Biết được chuyện, Mụ vợ bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ, yêu cầu ngày càng tăng. + Gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ. c/ Bố cục và nhân vật: - Bố cục chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ kéo sợi” à Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “ ý muốn của mụ” à Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. + Đoạn 3: còn lại. à Cá vàng trừng trị Mụ vợ và ông lão. 8’ * Hoạt động 2/ Tìm hiểu chi tiết: 2/ Tìm hiểu chi tiết: - Hỏi: Trong truyện, Em thấy nhân vật ông lão là một người như thế nào? * GV nhận xét và chốt lại: Oâng lão là một ngư dân nghèo khổ. à Chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại. - Hỏi: Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gặp cá vàng? * GV nhận xét và chốt lại: Trong truyện năm lần ông lão ra biển cả gặp cá vàng. - Hỏi: Việc kể lại những lần ông lão ra biển cả gặp cá vàng là việc lặp lại có chủ ý. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này? * GV nhận xét và chốt lại: Tác dụng của các biện pháp lặp lại có chủ ý: + Tạo nên tình huống gây sự hồi hộp cho người nghe. + Sự lặp lại không phải nguyên xi mà có sự thay đổi, tăng tiến. Vì vậy: mỗi lần lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến. + Qua các lần lặp lại, tính cách nhân vật và chủ đề câu chuyện được tô đậm. * Dự kiến trả lời: Oâng lão là một ngư dân nghèo khổ. à Chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại. * Dự kiến trả lời: Trong truyện năm lần ông lão ra biển cả gặp cá vàng. - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại a/ Nhân vật Ôâng lão: - Oâng lão là một ngư dân nghèo khổ. à Chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại. - Trong truyện năm lần ông lão ra biển cả gặp cá vàng. - Tác dụng của các biện pháp lặp lại có chủ ý: + Tạo nên tình huống gây sự hồi hộp cho người nghe. + Sự lặp lại không phải nguyên xi mà có sự thay đổi, tăng tiến. Vì vậy: mỗi lần lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến. + Qua các lần lặp lại, tính cách nhân vật và chủ đề câu chuyện được tô đậm. 4’ * Hoạt động 3/ Luyện tập: 3/ Luyện tập: - GV nêu câu hỏi: Dựa trên phần tóm tắt ở trên , Em hãy viết thành bảng tóm tắt ngắn gọn khoảng 15 à 20 dòng? - HS thực hiện bài tập. - Trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. - Theo dõi phần GV chốt lại. 3’ * Hoạt động 4/ Củng cố bài: 4/ Củng cố bài: * GV củng cố: - Đọc diễn cảm. - Tác giả? - Nội dung: Nhân vật ông lão. - Biện pháp nghệ thuật? Tác dụng? - HS theo dõi phần GV củng cố. 4/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’) a/ Ra bài tập về nhà - Học bài ở vở ghi và SGK - Tóm tắt lại văn bản vào vở soạn. b/ Chuẩn bị bài mới: HD DDT: “ Oâng lão đánh cá và con cá vàng” - Đọc kĩ văn bản SGK? - Tìm hiểu nội dung văn bản qua các câu hỏi gợi ý còn lại SGK phần Đọc – Hiểu. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .. .. ... Ngày soan: 12/10/2009 Tiết: 35 * Bài dạy: Hướng dẫn đọc thêm: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁVÀ CON CÁ VÀNG (Cổ tích của A. Pu-skin) ( Tiếp) I-MỤC TIÊU: Giúp HS: 1/ Kiến thức: Hiểu được tòn bộ nội dung, ý nghĩa của truyện; Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. 2/ Kĩ năng: Rèn kuyện kĩ năng kể lại văn bản. 3/ Thái độ: Giáo dục về hậu quả của sự tham lam. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tài liệu + SGK à Soạn giáo án. - Bảng phụ : Bài tập . 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi còn lại phần : Đọc – Hiểu trang: 96 III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ôån định tình hình lớp:(1’) - Nề nếp: - Chuyên cần: 6A1:, 6A3:, 6A4: 2/Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: Trong truyện, Em thấy nhân vật ông lão là một người như thế nào? * Dự kiến trả lời: Oâng lão là một ngư dân nghèo khổ. à Chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại. 3/Giảng bài mới: * Giới thiệu bài mới:(1’) Nhân vật mụ vợ trong câu chuyên: “ Oâng lão đánh cá và con cá vàng” là một con người chẳng những tham lam mà còn là một con người bội bạc. Thái độï của biển cả, của cá vàng đối với mụ ra sao? Tiết học hôm nay, Thầy cùng các em sẽ đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó * Tiến trình bài dạy: ( 35’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 22’ * Hoạt động1/ Tìm hiểu chi tiết:( Tiếp theo) 2/ Tìm hiểu chi tiết: : ( Tiếp theo) - Hỏi: Em có nhận xét gì về lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ tăng lên tột cùng? ( Chú ý thái độ của mụ đối với cá vàng thể hirnj ở ý muốn cuối cùng?) * GV diễn giảng bổ sung: Chỉ vì lòng tham mà tình nghĩa vợ – chồng không còn, ngay cả tình người cũng không có nốt. Oâng lão là ân nhân mà mụ “ cạn tàu ráo máng” “ trở mặt như trở bà tay”. Lúc đầu quan hệ của ông lão với mụ là quan hệ vợ chồng về sau là quan hệ chủ tớ. Còn đối với cá vàng là ân nhân của mụ, nhưng mụ đã biến ơn thành vật để sai khiến, thành kể nô lệ cho mụ. - Hỏi: Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển thay đổi như thế nào? * GV nhận xét và chốt lại: Biển cả: + Lần 1: biển gợn sóng êm đềm. + Lần 2: biển xanh đã nổi sóng. + Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội. + Lần 4: biển xanh nổi sóng mù mịt. + Lần 5: một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm. ( Tranh minh hoạ) - Hỏi: Biển thay đổi như vậy có ý nghĩa gì? * GV nhận xét và chốt lại: Hình ảnh biển mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: biển thay đổi ứng với tham vọng ngày càng tăng tiến, biển tỏ thái độ bất bình, mạnh mẽ đối với sự tham lam của vợ ông lão. - Hỏi: Biển có tham gia vào câu chuyện không? * GV nhận xét và chốt lại: Biển cũng tham gia vào câu chuyện: biển cả hiền từ, bao dung, thanh bình nhưng biển cả cũng biết giận dữ thói ác, thói xấu của người đời. - Hỏi: Cá vàng trừng trị mụ như thế nào? * GV nhận xét và chốt lại: Cá vàng trừng trị mụ bằng cách: thu về những gì mà cá vàng đã cho, đưa mụ trở về với cảnh nghèo đói như xưa. - Hỏi: Cá vàng trừng trị mụ vì tội gì? * GV nhận xét và chốt lại: Cá vàng trừng trị mụ vì ở hai tội: tham lam và bội bạc. - Hỏi: Cá vàng tượng trưng cho điều gì? * GV nhận xét và chốt lại: Sự trừng trị của cá vàng là sự trừng trị của công lí và đạo lí mà nhân dân là người thực hiện. - Dự kiến trả lời: * Sự tham lam và bội bạc của mụ đối với chồng: + Lần 1: mắng chồng đồ ngốc. + Lần 2: quát to đồ ngốc. + Lần 3: mắng như tác nước vào mặt ông lão. + Lần 4: nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão, gọi chồng là mày, đuổi ông lão đi. + Lần 5: đuổi ông lão đi. è Sự bội bạc trong cách cư xử của mụ với chồng ngày càng tăng khi nhu cầu về vật chất và địa vị ngày càng đáp ứng dễ dàng * Với cá vàng: Đòi làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ, làm theo ý muốn của mụ è Khi lòng tham của mụ lệ tới tột đỉnh thì sự bội bạc của mụ cũng vô độ. - Dự kiến trả lời: Biển cả: + Lần 1: biển gợn sóng êm đềm. + Lần 2: biển xanh đã nổi sóng. + Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội. + Lần 4: biển xanh nổi sóng mù mịt. + Lần 5: một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm. - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại - Dự kiến trả lời: Biển cũng tham gia vào câu chuyện: biển cả hiền từ, bao dung, thanh bình nhưng biển cả cũng biết giận dữ thói ác, thói xấu của người đời. - Dự kiến trả lời: Cá vàng trừng trị mụ bằng cách: thu về những gì mà cá vàng đã cho, đưa mụ trở về với cảnh nghèo đói như xưa. - Dự kiến trả lời: Cá vàng trừng trị mụ vì ở hai tội: tham lam và bội bạc. - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại b/ Nhân vật mụ vợ: * Tham lam: - Thể hiện qua năm lần đòi hỏi. - Ngày càng quá quắt + Lần 1, 2: đòi hỏi về của cải vật chất. + Lần 3, 4: đòi hỏi của cải danh vọng và quyền lực. + Lần 5: đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật, một quyền phép vô hạn. è Lòng tham của mụ cứ tăng mãi không có điểm dừng, từ vật nhỏ đến vật lớn, từ vật chất đến chức tước, quyền lực. Từ chức thấp à chức cao à cao đến mức phi lí ( 1 địa vị mơ hồ phi thực tế). * Bội bạc: - Đối với chồng: + Với chồng: sự bội bạc của mụ ngày càng tăng lên. + Lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng teo lại, rồi tiêu biến. + Càng giàu có , quyền hành càng tăng mụ càng bội bạc. + Từ một mụ nông dân bước lên địa vị cao sang, mụ trở nên bội bạc, tàn nhẫn, mất hết tính người, có những hành động quá quắt. - Đối với cá vàng: + Muốn cá vàng trở thành đầy tớ, hầu hạ đẻ mụ sai khiến tuỳ ý. + Lòng tham tăng lên, cùng với nó là sự vô ơn trở thành phản bội. c/ Nhân vật: Cá vàng và biển cả: * Biển cả: tỏ thái độ bất bình mạnh mẽ đối với mụ vợ ông lão. * Cá vàng là biểu tượng của công lí. 4’ * Hoạt động 2/ Tổng kết bài: 3/ Tổng kết bài: - Hỏi: Qua câu chuyện, Tác giả đã nói với chúng ta điều gì? - HS đọc Ghi nhớ SGK trang: 73. - Ghi nhớ SGK 6’ * Hoạt động 3/ Luyện tập: 4/ Luyện tập: * GV nêu bài tập 1 ( SGK trang 97). - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng phụ của nhóm. - GV chon 4 nhóm – cho cả lớp nhận xét. - GV chốt lại. - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại * Đáp án : ( Bảng phụ) Nếu đặt tên truyện: “ Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” thì ý nghĩa của truyện nghiêng về phê phán kẻ tham lam, bội bạc.. Đặt tên truyên như SGK thì ta còn thấy qua hình tương ông lão là đức tính nhân hậu, đồng thời cũng thấy được sự hiền lành đến mức nhu nhược cảu ông lão đã tạo cơ hội cho cái ác hoành hành đó là sự tham lam và bội bạc của mụ vợ. Như thế ý nghĩa của truyên trở nên nhiều chiều và sâu sắc hơn. 3’ * Hoạt động 4/ Củng cố bài: 5/ Củng cố bài: - GV: + Bố cục văn bản? + Phương thức biểu đạt? + Cách giới thiệu nhân vật? - HS khắc sâu lại kiến thức đã học. 4/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 3’): a/ Ra bài tập về nhà: - Tập tóm tắt lại truyện này. - Học thuộc ý nghĩa truyện “Oâng lão đánh cá và con cá vàng”. b/ Chuẩn bị bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự. - Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. - Đọc ghi nhớ SGK IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .... Ngày soan: 19/10/2009 Tiết: 36 * Bài dạy: Thứ tự kể trong văn tự sự I-MỤC TIÊU : Giúp HS: 1/ Kiến thức: Thấy được trong tự sự có thể kể “xuôi” có thể kể “ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện; Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện; Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện đúng theo thứ tự. 3/ Thái độ: Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược. Biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. II-CHUẨN BỊ : 1/ Chuẩn bị của GV: - Đọc SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng. - Soạn giáo án và chuẩn bị một số bảng phụ 2/ Chuẩn bị của HS: - Đọc SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ôån định tình hình lớp:(1’) - Nề nếp: - Chuyên cần: 6A1:, 6A3:, 6A4: 2/Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: Ngôi kể là gì? Thuận lợi của việc kể theo ngôi thứ III và ngôi thứ I? * Dự kiến trả lời: + Ngôi kể: vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện + Kể theo ngôi thứ 3, người kể có thể kể linh hoạt, tự do với những gì diễn ra với nhân vật; Kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. 3/Giảng bài mới: * Giới thiệu bài mới:(1’) Cùng một nội dung người kể có thể kể theo nhiều cách khác nhau. Điều này sẽ thực hiện được nhờ vào thứ tự kể mà ta học trong tiết học này. * Tiến trình bài dạy: ( 35’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 18’ * Hoạt động 1/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 1/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: * Ví dụ 1 ( SGK trang: 97) - Hỏi: Tóm tắt các sự việc trong truyện: “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”? * GV nhận xét và chốt lại: + Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá. + Oâng lão bắt được cá vàng – thả các vàng và nhận được lời hứa của cá vàng. + Biết được chuyện, Mụ vợ bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ, yêu cầu ngày càng tăng. + Gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ. - Hỏi: Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? * GV nhận xét và chốt lại: Nhận xét: các sự việc được kể theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. - Hỏi: Kể theo thứ tự nào tạo nên hiệu quả nghệ thuật? * GV nhận xét và chốt lại: Kể theo thứ tự thời gian thì câu chuyện mới có tính nghệ thuật cao. - Hỏi: Nếu đảo các lần ông lão ra biển gặp cá vàng có hợp lí không? * GV nhận xét và chốt lại: Nếu đảo các lần ông lão ra biển gặp các vàng thì nội dung câu chuyện sẽ bị lộn xộn và không tạo nên tính hiệu quả của ý nghĩa câu chuyện. - Hỏi: Vậy thế nào là kể theo trình tự thời gian? * GV nhận xét và chốt lại: Trình tự thời gian tức là trước - sau. * Ví dụ 2( SGK trang: 97) - GV gọi HS đọc Văn bản : Thằng Ngỗ. - Hỏi: Tóm tắt các sự việc chính trong văn bản? * GV nhận xét và chốt lại: Thằng Ngỗ bị chó dại cắn rách chân. Ngỗ kêu không ai cứu. Hoàn cảnh xuất thân của Ngỗ. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy, làm mọi người tưởng thật. Mọi người lo lắng cho Ngỗ bị chí cắn. - Hỏi Bài văn được kể theo ngôi kể nào? * GV nhận xét và chốt lại: Bài văn được kể theo ngôi kể thứ ba. - Hỏi: Trong năm sự việc trên, sự việc nào xảy ra trong hiện tại? Vì sao em biết điều đó? * GV nhận xét và chốt lại: Trong năm sự việc trên, sự việc xảy ra trong hiện tại, đó là: 1,2 và 5 - Hỏi: Trong các sự việc xảy ra trước những sự việc này? Từ ngữ nào cho em biết được những điều đó? Kể như vậy có tác dụng gì? * GV nhận xét và chốt lại: - Sự việc xảy ra trong quá khứ: 3 và4. - Từ “ “ một hôm”. à Tạo sự bất ngờ, thú vị. * GV: Kể như vậy gọi là kể ngược. - Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là kể ngược? * GV nhận xét và chốt lại: Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau. * GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK trang 98. - Dự kiến trả lời: + Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá. + Oâng lão bắt được cá vàng – thả các vàng và nhận được lời hứa của cá vàng. + Biết được chuyện, Mụ vợ bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ, yêu cầu ngày càng tăng. + Gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ. - Dự kiến trả lời: Nhận xét: các sự việc được kể theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. - Dự kiến trả lời: Kể theo thứ tự thời gian thì câu chuyện mới có tính nghệ thuật cao. - Dự kiến trả lời: Nếu đảo các lần ông lão ra biển gặp các vàng thì nội dung câu chuyện sẽ bị lộn xộn và không tạo nên tính hiệu quả của ý nghĩa câu chuyện. - Dự kiến trả lời: Trình tự thời gian tức là trước - sau. - HS đọc Văn bản : Thằng Ngỗ. - HS thảo luận nhóm. + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Cử đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét. - Ghi phần GV chốt lại - Dự kiến trả lời: Bài văn được kể theo ngôi kể thứ ba. - Dự kiến trả lời: Trong năm sự việc trên, sự việc xảy ra trong hiện tại, đó là: 1,2 và 5 - Dự kiến trả lời: - Sự việc xảy ra trong quá khứ: 3 và4. - Từ “ “ một hôm”. à Tạo sự bất ngờ, thú vị. - Dự kiến trả lời: Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau. - HS đọc Ghi nhớ SGK trang 98. a/ Ví dụ: * Ví dụ 1 ( SGK trang: 97) Văn bản : “ Ông lão đánh cá và con các vàng” kể theo trình tự thời gian. * Ví dụ 2( SGK trang: 97) - Các sự việc chính: 1. Thằng Ngỗ bị chó dại cắn rách chân. Ngỗ kêu không ai cứu. Hoàn cảnh xuất thân của Ngỗ. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy, làm mọi người tưởng thật. Mọi người lo lắng cho Ngỗ bị chí cắn. - Nhận xét: + Bài văn được kể theo ngôi kể thứ ba. +Trong năm sự việc trên, sự việc xảy ra trong hiện tại, đó là: 1,2 và 5 - Sự việc xảy ra trong quá khứ: 3 và4. - Từ “ “ một hôm”. à Tạo sự bất ngờ, thú vị. è Kể ngược: Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau. * Bài học: Ghi nhớ SGK trang 98. 14’ * Hoạt động 2/ Luyện tập: 2/ Luyện tập:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgu van 6- HKI.doc
Tài liệu liên quan