TUẦN 4
Tiết 15 – Bài 4
Tập làm văn
TÌ HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng trong quá trình tiếp thu bài giảng.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
6. Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh:
SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, đồ dung học tập
48 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (5’)
? Đóng vai vua Hùng kể lại truyện bánh chưng, bánh giầy?
HS: đóng vai – kể
Thảo luận nhóm:
? Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính đất trời và tổ tiên của nhân dân ta.
Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa
Quang cảnh ngày tết nhân dân ta gói hai loại bánh còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại truyền thuyết : bánh chưng, bánh giầy”
? chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em thích nhất
HS: tự bộc lộ
HS: Nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, đánh giá
IV. LUYỆN TẬP
1. Tập kể chuyện
2. Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy
3. Chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em tích nhất
Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
4. Củng cố: (1’)
- tóm tắt lại văn bản
- tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện, vai trò?
- Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Nắm vững nội dung bài học
- Học thuộc ghi nhớ
Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Ngày soạn: 14/08/2017
Ngày dạy: 17/08/2017
TUẦN 1
Tiết 3 – Bài 1
Tiếng Việt
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
- Các kiểu cấu tạo từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy
2. Kĩ năng:
Kỹ năng nhận biết và sử dụng từ tiếng Việt.
3. Thái độ:
Chăm chỉ, luôn có tinh thần học hỏi, tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng.
2. Học sinh:
SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Kiểm diện sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: (1’)
Ở tiểu học các em đã được học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từ. (10’)
GV: Treo bảng phụ đã viết vd
? Câu văn này được trích từ văn bản nào?
Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”.
? Trước mỗi gạch chéo là một từ? Em hãy cho biết câu văn trên có mấy từ?
Câu văn trên có 9 từ
? Mỗi một con chữ là một tiếng, câu văn trên có bao nhiêu tiếng?
Có 12 tiếng.
? Vậy các từ trong câu văn trên có cấu tạo như thế nào?
Có từ có một tiếng, có từ có hai tiếng
? Vậy tiếng dùng để làm gì?
Tiếng dung để tạo từ
? 9 từ trong vd trên khi kết hợp với nhau có tác dụng gì?
Tạo ra câu có ý nghĩa
?Từ dùng để làm gì?
Từ dùng để tạo câu
? Khi nào một tiếng có thể coi là một từ?
Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ.
? Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm từ là gì?
GV: Nhấn mạnh khái niệm và cho hs đọc ghi nhớ
Hoạt đọng 2: Hình thành khái niệm từ đơn, từ phức. (10’)
GV: Treo bảng phụ
? Dựa vào kieensthuwcs đã học ở tiểu học, em hãy điền các từ vào bảng phân loại?
HS: Lần lượt lên bảng điền vào bảng phân loại
? Qua việc lập bảng, em hãy nhận xét, từ đơn và từ phức có gì khác nhau?
? Hai từ phức “trồng trọt” và “chăn nuôi” có gì giống và khác nhau?
+ Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng)
+ Khác:
- “chăn nuôi” gồm hai tiếng có quan hệ về nghĩa
- “Trồng trọt” gồm các tiếng có quan hệ láy âm.
? Vậy từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ gì?
? Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là gì?
? Thế nào là từ đơn, từ phức?Từ phức có mấy loại, đó là những loại nào?
HS: Đọc ghi nhớ sgk trang 13
Thảo luận nhóm (5 phút)
? Vẽ sơ đồ phân loại từ vừa học?
HS: Thảo luận theo nhóm
HS: Treo bảng phụ nhóm, nhận xét
GV: Nhận xét, chốt.
I. KHÁI NIỆM VỀ TỪ
1. Ví dụ
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/, chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở
- Câu văn trên có 9 từ
- 12 tiếng
- Có từ chỉ có một tiếng, có từ có hai tiếng
+ Tiếng dùng để tạo từ
+ Từ dùng để tạo câu
Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ.
2. Kết luận
- > Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu
* Ghi nhớ sgk (trang13)
II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
1. Ví dụ
Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy/.
* Điền vào bảng phân loại:
- Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm
- Cột từ ghép: chăn nuôi
- Cột từ láy: trồng trọt
2. Nhận xét
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng
- Từ phức là từ gồm 2 tiếng trở lên
- Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
- > Từ ghép
- Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
- > từ láy
* Ghi nhớ sgk trang 13
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập (20’)
Thảo luận nhóm:
GV: cho hs làm việc theo nhóm:
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3
- Nhóm 4: Bài tập 4
HS: Thảo luận nhóm
HS: Trình bày, nhận xét
GV: Nhận xét, đánh giá
III. LUYỆN TẬP
BÀI 1
a. Từ nguồn gốc, con cái: từ ghép
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, an hem
Bài 2
Các khả năng sắp xếp:
- Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ
- Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh
Bài 3
- Nêu cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng
- Nêu tên chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn
- Tính chất của bánh: Bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp
- Hình dáng của bánh: Bánh gối, bánh khúc, bánh quấn thừng
Bài 4
- Miêu tả tiếng khóc của người
- Những từ có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sịt, rung rức
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo
Bài 4: củng cố (1’)
Khái quát toàn bộ nội dung bài dạy.
Bài 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Ngày soạn: 16/08/2017
Ngày dạy: 19/08/2017
TUẦN 1
Tiết 4 – Bài 1
Tiếng Việt
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ:
Biết ứng dụng phù hợp trong quá trình học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh:
SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tậpbánh giầy ngày tết.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Kiểm diện sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra vở soạn và việc chuẩn bị bài vở của học sinh.
3. Bài mới: (1’)
Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. (20’)
? Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn cho mẹ biết em làm thế nào?
Dùng lời nói để diễn đạt, kể, tả lại sự việc cho mẹ nghe.
? Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào
Viết thư cho bạn.
GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn ngữ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn thân đọc được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp.
?Trên cơ sở điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?
HS: Tự trình bày
GV: chốt: Đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.
? Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao?
HS: trả lời
GV: cho hs quan sát bài ca dao trong sgk.
? Bài ca dao có nội dung gì?
GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm qua bài ca dao này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao.
? Bài ca dao được làm theo thể thơ nào
? Hai câu lục bát liên kết với nhau như thế nào?
? Đãbiểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Theo em câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa?
Bài ca dao là một văn bản:
- Có chủ đề thống nhất
- Có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn.
GV: Chốt.
? Cho biết bài phát biểu của cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng có phải là một văn bản không? Vì sao?
Đây là mmotj văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết với nội dung: Báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới. Đó là dạng văn bản nói.
? Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao?
Bức thư là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết. Đó là dạng văn bản viết.
?Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
GV: Cho hs đọc phần ghi nhớ
(Sgk trang 17)
GV: Hướng dẫn hs ghi ví dụ ở mỗi phương thức biểu đạt dựa vào bảng dưới đây:
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
a. Giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận một tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ
b. Văn bản
* Vd:
- Nội dung: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định.
- Hình thức:
+ Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát.
+ Vần “ên”
- > Có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
= > Bài ca dao là một văn bản
Văn bản: Là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
STT
Kiểu văn bản, PTBĐ
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Truyện: Tấm Cám
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
Miêu tả cảnh thiên nhiên
Miêu tả cánh sinh hoạt
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Viết thư thăm hỏi
4
Nghị luận
Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá.
Tục ngữ: Tay làm
Làm ý nghi luận
5
Thuyết minh
Giới thiệu đ. Điểm, t. chất, p. pháp
Thuyết minh một thí nghiệm
6
Hành chính
công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
Đơn từ, báo cáo, thong báo, giấy mời..
GV: treo bảng phụ tình huống.
? Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
- Hai đội bóng đã muốn xin phép (đơn)
- Tường thuật diễn biến (Tự sự)
- Tả lại những pha bóng (Miêu tả)
- Giới thiệu quá trình (Thuyết minh)
- Bày tỏ long (Biểu cảm)
- Bác bỏ ý kiến (Nghị luận)
? Có mấy kiểu văn bản thường gặp? PTBĐ tương ứng?
? Bài hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
GV: Cho hs đọc ghi nhớ
GV: Chốt lại
6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
Mỗi kiểu văn bản có một mục đích giao tiếp riêng.
3. Ghi nhớ: (SGK trang 17)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (15’)
Thảo luận nhóm
GV: cho hs thảo luận nhóm
- Nhóm 1,2: bài tập 1
- Nhóm 3,4: bài tập 2
HS: thảo luận
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh
Bài tập 2:
Truyền thuyết “ Con Rống, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự vì: Các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
4. Củng cố: (1’)
Khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài, thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập
Làm bài 3, 4, 5 SBT trang 8
Chuẩn bị bài : “ Thánh Gióng”.
Ngày soạn: 19/08/2017
Ngày dạy: 22/08/2017
TUẦN 2
Tiết 5 – Bài 2
Văn bản
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong văn bản
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự kiện được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ:
Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh:
SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tập, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh về Thánh Gióng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm diện sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ý nghĩa truyện bánh chưng, bánh giầy? Kể lại đoạn truyện diễn cảm mà em thích nhất.
3. Bài mới:
Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sôi sục khắp 2 miền Nam – Bắc VN, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua hai đoạn thơ:
“Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lung ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc ân.”
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hung nhất của nhân dân Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chung.
GV: Hướng dẫn hs đọc
GV: Đọc mẫu đoạn đầu văn bản
HS: Nối nhau đọc tiếp
HS: Nhận xét phần đọc bài của bạn và đọc lại những chỗ bạn đọc chưa đạt.
GV: Kiểm tra việc học chú thích của hs.
? Văn bản thuộc thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
GV: Nhận xét
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?
GV: Nhận xét, chốt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chi tiết.
GV: Cho hs theo dõi văn bản
? Theo dõi văn bản ta thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng?
- Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh
- Lên 3 vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
? Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng?
? Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kỳ lạ như thế?
Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hung thì phi thường, kỳ lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra.
GV: Gợi dẫn:
Ra đời kỳ lạ nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ và phúc đức.
? Em nghĩ gì về nguồn gốc đó?
GV: chốt:
Gióng kỳ lạ, phi thường nhưng không quá xa vời mà rất gần gũi với mọi người. Gióng là người anh hung của nhân dân.
GV: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc: “ta sẽ phá tan lũ giặc này”
? Tiếng nói đó có ý nghĩa gì?
Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng như của nhân dân. Nhân dân cũng như Gióng, lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ nhưng khi có giặc thì lập tức vùng lên không phải đợi ai gọi đến lần thứ 2.
? Gióng đòi ngự a sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Đánh giặc cần lòng yêu nước nhưng cũng cần cả vũ khí sắc bén
- Sự phát triển của kỹ thuật
? Vua đã lập tức rèn ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt theo dung yêu cầu của Gióng. Điều đó có ý nghĩa gì?
GV: chốt
Đánh giặc cứu nước là ý chí toàn dân tộc. Gióng là người thực hiện ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc
GV: dẫn:
Trong đan gian còn truyền tụng những câu ca về cách ăn uống phi thường của Gióng:
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông
? Điều đó nói lên suy nghĩ và mong ước gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc?
- Người anh hung là người khổng lồ trong mọi việc kể cả sự ăn uống
- Ước mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc giữ nước.
? Những người nuôi Gióng lớn lên là ai?
- Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi con
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi chú bé.
? Như thế Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của dân làng. Điều đó có ý nghĩa gì?
Người anh hùng được sinh ra từ dân và cũng lớn lên trong lòng dân
?Hình ảnh Gióng vươn vai, nhảy lên mình ngựa rồi xông ra trận có kỳ lạ không? Vì sao? Ý nghĩa?
GV: chốt
Hình ảnh Gióng vươn vai xông trận thật kỳ vỹ. Nó không đơn thuần là hình ảnh của một cậu bé nữa ,mà là hình ảnh của cả dân tộc vươn mình vùng lên chống giặc ngoại xâm như câu thơ của Nguyễn Đình Thi sau này:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như thác vỡ bờ
Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
?Theo em, chi tiết Gióng nhổ cụm tre bên đường quật vào giặc khi roi sắt gẫy có ý nghĩa gì?
? Truyện kể rằng, sau khi đánh tan giặc, Gióng bay về trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
Thảo luận nhóm:
? Hình tượng Gióng cho em suy nghĩ gì về quan niệm và mơ ước của nhân dân
GV: Nhận xét, chốt
HS: Đọc ghi nhớ sgk
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc, tìm hiểu từ khó.
2. Thể loại, phương thức.
- Thể loại: truyền thuyết
- Phương thức: Tự sự
3. Bố cục
4 phần:
- P1: từ đầu - > đặt đâu nằm đấy: Sự ra đời của Thánh Gióng
- P2: Tiếp - > những việc chú bé dặn: Gióng đòi đi đánh giặc
- P3: Tiếp - > giết giặc cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- P4: Còn lại: Gióng ra trận, thắng giặc và trở về trời.
II. ĐỌC, TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Sự ra đời của Gióng
- Kỳ lạ, phi thường.
= > Gióng là người anh hung của nhân dân.
2. Gióng đòi đi đánh giặc.
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng:
+ Lòng yêu nước thường trực, sâu sắc
+ Niềm tin chiến thắng
- Ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt:
+ vũ khí sắc bén
+ Sự phát triển của kỹ thuật
- > Gióng là người thực hiện nguyện vọng và ý chí của cả dân tộc
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
= > Ước m,ong của nhân dân về sức mạnh của người anh hùng.
- Gióng lớn lên bằng cơm gạo của dân làng.
- > Anh hùng lớn lên trong nhân dân
4. Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
- Tư thế ra trận: mang tầm vóc của cả dân tộc
- Gióng nhổ tre: cả quê hương cùngGióng đánh giặc
- Gióng bay về trời:
+ Anh hùng không màng danh lợi
+ Để dấu tích, chiến công lại cho quê hương.
III. TỔNG KẾT
-Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân.
- Gióng là mơ ước của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc.
Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực giao tiếp TV, năng lựcj hợp tác
4. củng cố
GV: Khái quát lại toàn bộ nội dung bài dạy.
? Hình tượng thánh Gióng được tạo ra bằng những yếu tố thần kỳ nào? Theo em chi tiết thần kỳ nào đẹp nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Kể diễn cảm lại truyền thuyết Thánh Gióng
- Soạn bài: Từ mượn
Ngày soạn: 06/09/2017
Ngày dạy: 09/09/2017
TUẦN 4
Tiết 15 – Bài 4
Tập làm văn
TÌ HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng trong quá trình tiếp thu bài giảng.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh:
SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, đồ dung học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Kiểm diện sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Chủ đề của bài văn tự sự là gì?
? Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
3. Bài mới: (1’)
Trước khi làm một bài văn ta phải tìm hiểu đề. Vậy tìm hiểu là gì, nó phải thông qua các khâu, các bước như thế nào. Tiết học này cô và các em sẽ cùng làm sang tỏ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. (35’)
GV: treo bảng phụ 1 số đề văn tự sự
HS: Quan sát , chép vào vở
GV: Gọi 1 – 2 em đọc các đề văn
HS: Đọc các đề văn trên bảng
? Lời văn của 6 đề trên nêu ra những yêu cầu gì về thể loại
Thể loại: tự sự
? Dựa vào đâu mà em biết như thế?
- Đề 1, 2: dựa vào từ “kể”
-Đề 3 - > 6: dựa vào sự việc được nêu trong đề bài
? Trong 6 đề trên, đề nào nghiêng về kể, đề nào nghiêng về tường thuật?
Đề 1,2,6 nghiêng về kể
Đề 3,4,5 nghiêng về tường thuật
? Vậy theo em đề văn tự sự có những đặc điểm gì?
GV: Chốt
Nếu đề không trực tiếp đưa ra yêu cầu về thể loại thì phải dựa vào yêu cầu nội dung của đề mà xác định thể loại
*GV chép đề lên bảng
? Em hãy cho biết đề trên yêu cầu gì về thể loại, nội dung và ngôn ngữ?
+ Thể loại: kể chuyện
+ Nội dung: Câu chuyện em thích: Thánh Gióng
+ Ngôn ngữ: lời văn của mình
? Vậy khi hiểu đề em phải xác định được những yêu cầu nào của đề?
? Với đề trên, trước khi kể em sẽ xác định những ý nào?
VD: kể Thánh Gióng
+ Nhân vật chính: Thánh Gióng
+ Sự việc chính: Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược
+ Chủ đề: ca ngợi công lao đánh giặc của người anh hung Gióng
+ Nguyên nhân Gióng đánh đuổi giặc Ân
+ Diễn biến sự việc Gióng đánh đuổi giặc Ân
+ Kết quả sự việc Gióng đánh dduooir giặc Ân
+ Ý nghĩa của câu chuyện: Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
? Như vậy khi tìm ý cho bài văn tự sự, em phải xác định được những ý nào?
? Em sẽ lập một dàn bài như thế nào cho đề văn trên?
GV: Lưu ý hs:
Khi lập dàn bài phải chú ý làm nổi bật chủ đề của văn bản.
Xác định chuyện bắt đầu kể từ đâu, kết thúc ở đâu.
? Sauk hi lập dàn bài xong thì ta sẽ làm gì?
HS: Viết bài
GV: nhận xét
HS: Khái quát lại các bước làm một bài văn tự sự
GV: Cho hs đọc ghi nhớ sgk trang 48
I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. Đề văn tự sự
- Có đề trực tiếp, có đề gián tiếp
- Có đề nghiêng về kể, có đề nghiêng về tường thuật
- Đề thường có hai phần:
+Yêu cầu về thể loại
+ Yêu cầu về nội dung
2. Cách làm một bài văn tự sự
Đề bài: Hãy kể câu chuyện em thích bằng lời văn của mình?
Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài!
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Yêu cầu xác định được:
+ Yêu cầu về thể loại
+ Yêu cầu về nội dung
+ Yêu cầu về ngôn ngữ
Bước 2: tìm ý
- Phải xác định được:
+ Nhân vật chính
+ Sự việc chính
+ Chủ đề
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc
+ Ý nghĩa của chuyện
Bước 3: Lập dàn bài
Mở bài: giới thiệu câu chuyện hoặc nhân vật chính
Thân bài: kể diễn biến câu chuyện
Kết bài: Kết thúc câu chuyện
Bước 4: Viết bài
Bước 5: Đọc và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK trang 48)
Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề
4. Củng cố (2’)
Khái quát lại toang bộ nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc ghi nhows, nắm vững nội dung bài
- Làm phần luyện tập
Ngày soạn: 12/09/2017
Ngày dạy: 16/09/2017
TUẦN 4
Tiết 16 – Bài 4
Tập làm văn
TÌ HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập
2. Kĩ năng:
- Nhận biết yêu cầu của đề, xác định dung yêu cầu của đề văn tự sự
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng trong quá trình tiếp thu bài giảng.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh:
SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, đồ dung học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Kiểm diện sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Tìm hiểu đề là gì? Cách làm một bài văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12402434.docx