*HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I-SGK (T-101).
- GV treo bảng phụ, HS đọc và thực hiện theo yêu cầu 1, 2, 3 (SGK)
- VD: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài (1). Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng (2):
- Hức (3)! Thông ngách sang nhà ta (4)? Dễ nghe nhỉ (5)! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được (6). Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi(7). Đào tổ nông thì cho chết (8)!
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 110: Câu trần thuật đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần: 28 Tiết: 110
BÀI: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp H/S
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn;
- Nắm được các tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Tích hợp văn bản cây tre Việt nam, văn miêu tả, tự sự.
-Phương pháp: Qui nạp.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, Giáo án, Thiêt kế bài giảng.
- HS: SGK, đọc và soạn bài câu trần thuật đơn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp:1 phút.
- Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ:3 phút (GV treo bảng phụ)
- Xác định các thành phần chính của câu sau:
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
-HS, HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm, sửa BT
+ Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
CN VN
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:1 phút
Ở tiểu học các em đã làm quen với các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đó là các câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến. Để hiểu sâu hơn, kĩ hơn về khái niệm và tác dụng của kiểu câu. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Câu trần thuật đơn.
b. Các hoạt động: 36 phút
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Bổ sung
*HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I-SGK (T-101).
- GV treo bảng phụ, HS đọc và thực hiện theo yêu cầu 1, 2, 3 (SGK)
- VD: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài (1). Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng (2):
- Hức (3)! Thông ngách sang nhà ta (4)? Dễ nghe nhỉ (5)! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được (6). Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi(7). Đào tổ nông thì cho chết (8)!
Tôi về, không một chút bận tâm (9).
- GV: Các câu trên được dùng làm gì?
(GV gợi ý:Hãy dựa vào mục đích nói của từng câu để nhận xét; câu nào dùng để kể, tả nhận xét hoặc giới thiệu, câu nào bộc lộ cảm xúc, câu nào thì cầu khiến, câu nào dùng để hỏi.
- HS, HS khác nhận xét, GV nhận xét bổ sung, ghi bảng.
- GV: Nếu phân loại câu theo mục đích nói thì các câu 1, 2, 6, 9 thuộc kiểu câu gì?
Câu 3, 5 ,8 thuộc kiểu câu gì?
Câu 4 thuộc kiểu câu gì?
Câu 7 thuộc kiểu câu gì?
- HS, HS khác nhận xét, GV nhấn mạnh, ghi bảng:
- GV: Vậy câu trần thuật dùng để làm gì?
- HS, GV nhấn mạnh:Câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- GV: Hãy phân tích cấu tạo của các câu trần thuật vừa tìm được.
- HS hoạt động nhóm (theo bàn) xong phát biểu, HS khác bổ sung.
-GV sửa:
- GV: Dựa vào kết quả phân tích hãy sắp xếp các câu có 1 cụm C-V vào môt nhóm, có hai cụm C-V vào một nhóm.
- HS, GV nhận xét, ghi bảng:
- GV: Qua phân tích các câu trần thuật trên em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?
- HS, HS khác nhắc lại.
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ (SGK).
- GV cho HS làm nhanh BT sau:
Xác định câu trần thuật đơn.
+ Mẹ Lan là giáo viên tiểu học.
+ Hôm qua, tôi về quê ngoại một mình.
+ Vì trời mưa to nên tôi đến muộn.
- GV: Cho 1-2 HS đặt câu trần thuật đơn, HS khác nhận xét, GV sửa nhanh.
(GV: Câu “mẹ Lanhọc” không những là câu trần thuật đơn mà còn là câu trần thuật đơn có từ là, các em sẽ học ở tiết sau.
- GV: Lưu ý HS (câu trần thuật đơn được sử dụng rất nhiều trong văn miêu tả, văn tự sự vì vậy qua bài học này các em có thể áp dụng viết văn hay hơn thông qua việc dùng từ đặt câu.)
*HĐ2: GV hướng dẫn HS luyện tập
-HS đọc, nêu yêu cầu BT1(SGK- T101)
- GV treo bảng phụ, HS xác định, nêu tác dụng.
- GV cho HS nhận xét, GV sửa.
-HS đọc nêu yêu cầu bài tập 2, GV treo bảng phụ, HS làm, GV sưả.
- HS tiếp tục làm BT 3, GV gợi ý làm ý (a, b) còn ý (c) về nhà làm.
-HS làm ý (a) bài 4 trên lớp còn về nhà làm ý (b).
- Bài 5 (HS về nhà viết chính tả).Giờ sau GV kiểm tra tập.
I. Câu trần thuật đơn là gì?
1.Đọc vd và nhận xét.
- Các câu được dùng:
+ Câu 1, 2, 6, 9: Kể, tả, nêu ý kiến.
+ Câu 3, 5, 8: Bộc lộ cảm xúc.
+ Câu 4: Hỏi.
+ Câu 7: Cầu khiến.
- Câu:1, 2, 6, 9" Câu trần thuật.
- Câu: 3, 5, 8 " Câu cảm thán.
- Câu: 4 " Câu nghi vấn.
- Câu: 7 " Câu cầu khiến.
2. Phân tích cấu tạo các câu trần thuật.
- C1: tôi / đã hếch răng lên / xì một
C V
hơi rõ dài.
- C 2: tôi / mắng.
C V
- C 6: Chú mày / hôi như cú mèo thế
C V
này, ta / nào chịu được.
C V
- C 9: Tôi/ về, không môt chút bận
C V
tâm.
3.Xêp câu trần thuật trên thành 2 loại:
- Câu 1, 2, 9 do một cụm C-V tạo thành " Câu trần thuật đơn.
- Câu 6 do nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành " Câu trần thuật ghép.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1/101.
-Tìm câu trần thuật đơn, nêu tác dụng
+ C1 (dùng để tả hoặc giới thiệu)
+ C2 (dùng để nêu ý kiến nhận xét)
+ C 3,4 là câu trần thuật ghép.
Bài 2/102
- Xác định kiểu câu và tác dụng
+ Cả 3 câu đều là câu trần thuật đơn.
+ Dùng để giới thiệu nhân vật.
Bài 3/102
- Nhận xét cách giới thiệu nhân vật chính ở BT3 so với BT2.
+ Cả 3 đoạn văn: a, b, c, đều giơi thiệu nhân vật phụ trước sau đó mới giới thiệu nhân vật chính.
Bài 4/102.
- Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật câu mở đầu còn có tác dụng:
a, Miêu tả hoạt động của nhân vật
(dốc vôn, mua gỗ để làm nghề đẽo cày).
b, Miêu tả hoạt động của nhân vật (đang bổ củi, vác búa đến xem).
Bài 5: Viết chính tả (HS về nhà tự viết).
4.Củng cố:3 phút.
-Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng cho phương án trả lời đúng câu trần thuật đơn:
a. Câu do một cụm C-V tạo thành để giới thiệu sự vật, sự việc.
b. Câu dùng để nêu một ý kiến do một cụm C-V tạo thành.
c. Câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả, kể, về một sự việc hay để nêu một ý kiến.
d. Câu dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự vật, sự việc.
5. Dặn dò:1 phút
- HS về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.
- Đọc và soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ là
IV. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12307815.doc