1. Đặc câu hỏi để kiểm tra chủ ngữ và vị ngữ:
a) - Ai ( xác định chủ ngữ)
- Như thế nào? ( Xác định vị ngữ)
b) - Con gì? ( xác định chủ ngữ)
- Làm gì? ( Xác định vị ngữ)
c) - Ai? ( xác định chủ ngữ)
- Làm sao? ( Xác định vị ngữ)
2. Nhận câu viết sai? Nguyên nhân?
a) Đúng ( đủ thành phần câu)
b) Thiếu ( chủ ngữ)
c) Thiếu ( chủ ngữ)
d) Đúng ( đủ thành phần)
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 120: Tiếng Việt: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trường THCS Thạnh Đông
- Ngày soạn: 27/ 03 / 2012
TUẦN : 31
- Ngày dạy: 30 / 03 /1012
TIẾT : 120
Tiết
120
TIẾNG VIỆT
A / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
01
Kiến thức
Hiểu được thế nào là câu sai chủ ngữ, vị ngữ
Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ, vị ngữ
Biết tránh các lỗi trên
02
Kỹ năng
Chữa lại câu do đặt sai , thiếu chủ ngữ, vị ngữ
Phát hiện ra các lỗi
Ra quyết định: Nhận ra và lựa chọn cách chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ
Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ nhóm .
03
Thái độ:
- Có ý thức nói, viết câu đúng
B / CHUẨN BỊ:
01
Giáo viên
SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống
Soạn giáo án
Tìm thêm ví dụ minh họa
02
Học sinh
SGK , tìm thêm các tư liệu có liên quan
Soạn bài ( Trả lời các câu hỏi trong SGK)
03
Phương pháp
- Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm
- Thực hành có hướng dẫn.
- Phân tích tình huống:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật động não.
- Kĩ thuật gia nhiệm vụ.
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Phương pháp lập BĐTD
C / TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
KHỞI ĐỘNG ( Khám phá)
01
Ổn định lớp
Giáo viên
Học sinh
-Ổn định nề nếp của học sinh
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
- Kiển tra tác phong của H/S
- Kiểm tra vệ sinh lớp học
1 phút
02
Kiểm tra bài củ
Giáo viên
Học sinh
Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc do cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định , nó kết hợp với các từ không , chưa.
ĐT
Ví dụ: Em / đi học.
CN VN( CĐT)
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu trên?
- Học sinh phân tích
- Em hãy nhận xét đây có phải là câu trần thuật đơn không có là là không?
- Đây là câu trần thuật đơn không có từ là?
- Vậy vị ngữ Trong câu này được cấu tạo là gì?
- cụm động từ.
sGiả sử thầy bỏ chủ ngữ , em có biết hoạt động “ đi học” này ai thực hiện không ? ( Không)
5 phút
03
Bài mới
Vậy khi nói và viết nếu ta sử dụng câu thiếu đi một trong hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ thì câu sẽ trở nên khó hiểu hoặc không hiểu .Vậy để chữa lỗi về thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ như thế nào ta vào bài học hôm nay.
30 phút
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( Kết nối )
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
TL
HOẠT ĐỘNG 1:
I/ CÂU THIẾU CHỦ NGỮ:
KIẾN THỨC CŨ:
sThế nào là câu viết đúng ngữ pháp?
sMuốn kiểm tra câu có chủ ngữ không , ta kiểm tra bằng cách nào?
sMuốn kiểm tra câu có vị ngữ không? Ta kiểm tra bằng cách nào?
- Là câu viết đủ thành phần ( chủ ngữ và vị ngữ)
- Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi ( Ai? Cái gì? Con gì? )
- Kiểm tra bằng cách đặc câu hỏi( Làm gì? Làm sao ? Như thế nào? )
Ví dụ : SGK / trang 129
Nhận xét:
Câu ( b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” , em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.
TN CN VN
sXác định chủ ngữ vị ngữ câu (b) trong SGK?
Học sinh phân tích
Kết luận câu đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
a) Câu b: Câu đủ thành phần chủ - vị
Ví dụ a: Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”/ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
TN VN
sSo với câu ( b) thì câu
( a) này có đầy đủ thành phần chủ ngữ , vị ngữ
không?
sLàm sao, em biết câu này thiếu chủ ngữ ?
- Thiếu chủ ngữ
- Học sinh phân tích
b) Câu a: Câu thiếu chủ ngữ
Cách chữa:
- Cách 1: Thêm chủ ngữ
- Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ
- Cách 3: Biến vị ngữ thành cụm chủ vị
Lời giảng:
Câu này thiếu chủ ngữ, vậy chúng ta chữa lại bằng cách nào?
Có 3 cách biến đổi sau đây.
Cách 1: Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, / tác giả / cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
TN CN VN
sXác định chủ ngữ và vị ngữ và trạng ngữ ?
sEm hãy so sánh câu thứ hai với câu thứ nhất khác nhau ở thành phần nào?
sTrước vị ngữ có từ gì? Thuộc từ loại nào?
- Học sinh phân tích chủ ngữ, vị ngữ.
- Chủ ngữ
- Từ “ Cho”
- Thuộc Động từ
Vậy ta được trường hợp thứ nhất cách sửa là thên chủ ngữ vào trước vị ngữ.
Cách 2: Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” / cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
CN VN
sXác định chủ ngữ và vị ngữ ?
sSo sánh giữa câu thứ ba với câu thứ nhất khác nhau từ nào?
sKhi còn từ “qua” trong câu thì cụm từ: “Qua truyện: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” thuộc thành phần gì trong câu?
sCòn hiện tại thì cụm từ trên thuộc thành phần gì trong câu?
sTrước vị ngữ có từ gì? Thuộc từ loại nào?
- Học sinh phân tích
- Khác nhau là không có từ “ Qua” và thêm từ “Em”
Thành phần trạng ngữ.
Chủ ngữ
Từ “ Cho”
- Thuộc Động từ
Vậy bỏ từ “ Qua” trong câu thì trạng ngữ biến thành chủ ngữ.
Cách 3: Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện
TN CN VN
sXác định chủ ngữ và vị ngữ trong trong?
sCụm chủ - vị thuộc thành phần nào trong câu trước?
sTrước vị ngữ có từ gì? Thuộc từ loại nào?
- Học sinh phân tích
Thuộc vị ngữ
Từ “ Thấy”
Thuộc động từ
HOẠT ĐỘNG 2:
II/ CÂU THIẾU VỊ NGỮ:
- Cho 1 học sinh đọc 4 ví dụ trong SGK.
- Học sinh đọc bài.
1. ví dụ: SGK/ trang 129
2. Nhận xét:
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu ( a) và câu ( d) ?
- học sinh phân tích
a) Câu (a), (d) -> Câu đủ thành phần chủ - vị.
-
b) Câu ( b), (c)-> Thiếu vị ngữ
c)Cách chữa:
Câu (b) Hình ảnh/ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
DT PHỤ NGỮ SAU ( CỤM DANH TỪ)
_ Em thử so sánh câu( b) với câu ( a) xem câu ( b) có tìm được chủ ngữ - vị ngữ không?
sTừ “ Hình ảnh” thuộc từ loại gì? Em nhớ lại sơ đồ cụm danh từ
- Những cụm từ: ‘Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là thành phần nào trong cụm danh từ?
sNhư vậy, em kết luận đây là cụm từ gì?
- Danh từ và cụm danh từ trong câu thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Vậy câu này thiếu thành phần nào?
- Có (Em thử phân tích)
- Không ( Em thử phân tích)
- Thuộc Danh từ
- Là phần phụ sau của cụm danh từ
- Cụm danh từ
- Chủ ngữ
- Vị ngữ.
Cách 1: Thêm vị ngữ
Cách 2: Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận vị ngữ.
Cách 3: Biến cụm từ đã cho thành cụm chủ - vị.
Chuyển ý
Vậy câu này thiếu vị ngữ, giờ ta chữa lại bằng cách nào?
- Cách 1: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù/ đã để lại trong em niềm kính phục.
CN VN
- Xác định chủ ngữ và ngị ngữ trong câu?
sThành phần được thêm vào câu thuộc thành phần nào trong câu?
- Học sinh phân tích
- Vị ngữ
Vậy ta được cách 1 là “Thêm vị ngữ”.
- Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù/ đã để lại trong em niềm kính phục.
CN VN
sXác định chủ ngữ, vị ngữ ?
sCụm từ đã cho thuộc thành phần nào của câu?
- Học sinh phân tích
- Bộ phận vị ngữ.
Vậy ta được cách thứ 2 đó là “biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ”.
Cách 3: Thánh Gióng /cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
CN VN
-Xác định chủ ngữ , vị ngữ? ?
- Cụm từ đã cho ban đầu bỏ từ này?
- Cụm từ đã cho , bây giờ bỏ từ “ Hình ảnh” , Vậy bây giờ là một cụm từ hay là một câu.
- Học sinh phân tích
- Bỏ từ “ hình ảnh”
- Cụm chủ vị
Vậy ta được cách thức 3 là: “ Biến cụm từ đã cho thành cụm chủ - vị”
Chuyển ý: Tương tự ta chữa tiếp câu ( c)
Câu ( c) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
- Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu ?
- Từ “ Bạn Lan” thuộc từ loại từ?
- Danh từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Không phân tích được
- Danh từ
- Chủ ngữ
- Còn cụm từ: “ người học giỏi nhất lớp 6A “ là phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ.
- Vậy câu này, thiếu vị ngữ.
Cách 1: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
CN VN
sXác định chủ ngữ , vị ngữ ?
-Phần được thêm vào thuộc thành phần nào của câu?
- Học sinh phân tích
- Vị ngữ
- Thêm vị ngữ.
Cách 2: Tôi / rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6 A.
CN VN
sXác định chủ ngữ, vị ngữ ?
- Cụm từ đã cho thuộc thành phần nào của câu?
- Học sinh phân tích
- Một bộ phận vị ngữ .
- Biến cụm từ đã cho “bạn Lan, người / học giỏi nhất lớp 6 A.” thành một bộ phận của vị ngữ.
Cách 3: Bạn Lan/ là người học giỏi nhất lớp 6ª
CN VN
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
- Cụm từ đã cho thuộc thành phần gì của câu?
- Học sinh phân tích
- Cụm chủ vị
- biến cụm từ đã cho thành cụm chủ vị.
IV/ LUYỆN TẬP : HDHS LUYỆN TẬP ( PHÚT ) THỰC HÀNH
NỘI DUNG CÂU HỎI
HOẠT ĐÔNG H/S
IV/ LUYỆN TẬP:
sĐặc câu hỏi để kiểm tra chủ ngữ và vị ngữ
- Học sinh hoạt động nhóm
1. Đặc câu hỏi để kiểm tra chủ ngữ và vị ngữ:
a) - Ai ( xác định chủ ngữ)
- Như thế nào? ( Xác định vị ngữ)
b) - Con gì? ( xác định chủ ngữ)
- Làm gì? ( Xác định vị ngữ)
c) - Ai? ( xác định chủ ngữ)
- Làm sao? ( Xác định vị ngữ)
sNhận câu viết sai ? Nguyên nhân?
- Học sinh hoạt động nhóm
2. Nhận câu viết sai? Nguyên nhân?
a) Đúng ( đủ thành phần câu)
b) Thiếu ( chủ ngữ)
c) Thiếu ( chủ ngữ)
d) Đúng ( đủ thành phần)
sĐiền chủ ngữ thích hợp
- Học sinh hoạt động nhóm
3. Điền chủ ngữ thích hợp:
a) Chúng em bắt đầu hát
b) Chim họa mi hót líu lo
c) Những bông hoa đua nhau nở rộ.
d) Cả lớp cười đùa vui vẻ.
sĐiền vị ngữ thích hợp:
- Học sinh hoạt động nhóm
4. Điền vị ngữ thích hợp:
a) Khi học lớp 5, Hải rất hồn nhiên.
b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn vô cùng ân hận.
c) Buổi sáng, mặt trời bừng lên thật là đẹp.
d) Trong thời gian nghĩ hè, chúng tôi đi du lịch ở Miền Nam.
sChuyển đổi câu ghép thành hai câu đơn:
_ Thay riêng từng vế câu của câu ghép
- Thay dấu phẩy và các quan hệ từ bằng dấu chấm, viết hoa các chữ đầu câu.
- Học sinh hoạt động nhóm
5. Chuyển đổi câu ghép thành hai câu đơn:
a) con (.)
b) Lớn ( .)
c) Thước (.)
Liên hệ thực tế giáo dục.
Tình huống :
Ngoài sân, đá bóng.
- Câu này thiếu thành gì của câu? ( chủ ngữ)
- Vậy , em chữa lại bằng cách nào?
- Trong khi nói hoặc viết , mấy em phải sử dụng câu cho đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ.
4
4. CỦNG CỐ ( 4 PHÚT)
-
- Muốn sửa câu thiếu chủ ngữ ta làm bằng cách nào?
-
-uốn sửa câu thiếu vị ngữ ta làm bằng cách nào?
5. DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Học nội dung bài học
Soạn bài : “ Viết đơn”
-
Đọc trước SGK trả lời các câu hỏi trong SGK.
D/ RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 29 Chua loi ve chu ngu va vi ngu_12328209.doc