Tuần 4 - Tiết 25 – Tiếng việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận ra được các lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.
2. Kĩ năng: Sửa lỗi, phân biệt từ ngữ có nghĩa gần giống nhau.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự quản bản thân.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, bảng phụ/ máy chiếu
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy- học
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 21, 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về hình thức thể hiện, người ta thường dùng kiểu câu trần thuật đơn có từ “có”, từ “là”.
? Vậy khi kể người (nhân vật) thì có thể giới thiệu điều gì về nhân vật?
*GV chốt: Văn tự sự là văn kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên gọi, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động ấy đem lại.
Đọc VD
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Phát hiện
Nhận xét
I. Lời văn, đoạn văn tư sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
a. Ví dụ: Hai đoạn văn
(SGK - Tr 58)
b. Nhận xét:
- Đoạn 1: ý định kén rể của Vua Hùng
- Đoạn 2: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh cầu hôn và tài năng của hai chàng.
- Mục đích giới thiệu:
+ Giúp hiểu rõ về nhân vật.
+ Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện.
- Giới thiệu tên gọi, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm...
Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
?Nêu nội dung đoạn văn? Em hãy gạch chân những từ chỉ hành động của Thuỷ Tinh? Nhận xét về từ loại?
- ĐT: đuổi, cướp, hô, gọi, làm, dâng, đánh .. là động từ.
+ Nhóm 2:
? Các hành động được kể theo thứ tự nào?
- Các hành động được kể theo thứ tự trước, sau nối tiếp nhau, tăng tiến.
+ Nhóm 3:
? Hành động ấy đem lại kết quả gì?
+ Nhóm 4:
?Lời kể trùng điệp: “Nước ngập ... nước dâng ...” gây ấn tượng gì cho người đọc?
- Lời kể trùng điệp gây ấn tượng mạnh, mau lẹ về hậu quả khủng khiếp của cơn giận.
? Tóm lại khi kể việc phải kể như thế nào?
? Qua hai VD hãy rút ra kết luận về lời văn giới thiệu nhân vật và kể việc?
Đọc
Thảo luận nhóm
Trình bày
Suy nghĩ, trả lời
Đọc Ghi nhớ
2. Lời văn kể sự việc:
a. Ví dụ: Đoạn văn 3
( SGK – tr.59)
b. Nhận xét:
- Đoạn văn kể về việc Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh
- Hành động của Thuỷ Tinh: đuổi cướp, hô, gọi, làm, dâng, đánh => động từ gây ấn tượng mạnh.
- Các hành động được kể theo thứ tự trước, sau nối tiếp nhau, tăng tiến.
- Kết quả: Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên nước.
- Lời kể trùng điệp gây ấn tượng mạnh, mau lẹ về hậu quả khủng khiếp của cơn giận.
=> Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động đó đem lại.
* Ghi nhớ 1 (SGK - Tr59)
- Đọc lại các đoạn văn 1,2,3
? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Câu nào biểu thị ý chính ấy?
? Tại sao gọi đó là câu chủ đề? Để làm rõ ý chính, các câu trong đoạn có quan hệ với nhau ra sao?
*GV: Các ý phụ đều được kết hợp với nhau để làm rõ ý chính.
? Làm thế nào để em nhìn vào mà biết đó là đọan văn?
? Từ phần phân tích trên, em rút ra kết luận gì về đoạn văn?
*GV chốt: Như vậy mỗi đoạn đều có 1 ý chín? Muốn diễn đạt ý ấy người viết phải biết cái gì nói trước, cái gì nói sau, phải biết dẫn dắt thì mới thành đoạn văn được.
Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Đọc
TL cặp đôi, trả lời
Trả lời
Phát hiện, trình bày
Nghe
3. Đoạn văn
a. Về nội dung:
- Đoạn 1: Vua Hùng kén rể (C2)
- Đoạn 2: ST, TT đến cầu hôn (C1)
- Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh (C1)
- Câu nói ý chính => câu chủ đề
- Các câu khác quan hệ chặt chẽ làm rõ ý chính đó.
b. Về hình thức:
- Mỗi đoạn nói chung gồm nhiều câu.
- Mở đầu đoạn viết hoa và lùi vào một đoạn (khoảng 1 cm).
- Kết đoạn chấm xuống dòng.
* Ghi nhớ 2 (sgk/tr59 )
Hoạt động 3: Luyện tập
(10 phút)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS nhận xét sửa chữa.
- GV thu vở chấm một số HS.
- Cho 1 HS lên bảng làm bài tập 2
? Hai câu văn, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
Nghe hướng dẫn, làm bài
II. Luyện tập
Bài 1:
a/ Ý chính:
- Ý chính: Cậu chăn bò rất giỏi. ý giỏi được thể hiện ở nhiều ý phụ:
+ Chăn suốt ngày từ sáng tới tối
+ Ngày nắng, mưa, con nào con nấy bụng no căng.
Câu 1: Dẫn dắt, giới thiệu hành động bước đầu.
Câu 2: Nhận xét chung về hành động.
Câu 3, 4: Kể về hành động cụ thể.
b/Thái độ của các cô con gái Phú Ông đối với Sọ Dừa (câu 2).
- Câu 1: dẫn dắt, giải thích lí do ba cô con gái phú ông phải đi đưa cơm cho Sọ Dừa.
- Câu 2: Kể cụ thể thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa.
c, Đoạn văn kể về tính nết trẻ con của cô Dần.
- Câu chủ đề (2)
- Cac câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy thể hiện như thế nào.
* Cách kể có thứ tự logic, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.
Bài tập 2:
- Câu (b) đúng vì nó đảm bảo thứ tự logic.
- Câu (a ) sai. Vì không thể cưỡi ngựa, nhảy lên lưng rồi mới đóng chắc yên.
Hoạt động 4: Vận dụng (HS thực hiện ở nhà)
Xác định lời văn, đoạn văn tự sự trong truyện “Bánh chưng, bánh giày”
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
- Ôn bài, giờ sau viết bài Tập làm văn số 1.
IV. Rút kinh nghiệm
I. Lời văn trong đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật
- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.
(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.
(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.
(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...
- Câu văn với chữ "có", "là", "người ta gọi chàng là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
2. Lời văn kể tự sự
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...
- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...
- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).
3. Đoạn văn: Tổng kết phần văn
- Qua đó mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.
Kể hoặc viết một đoạn văn nêu ý chính:
Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.
II. Luyện tập
Câu 1: a. - Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.
b. - Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
- Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
- Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.
c. - Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.
- Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.
- Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.
Câu 2: - Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
- Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.
Câu 3: Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.
- Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.
- Thánh Gióng: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4:
Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận: Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.
Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.
Ngày soạn: 27/9/2018
Ngày giảng: 06/10/2018 – 6B
Điều chỉnh:
Tuần 4 - Tiết 24 – Tiếng việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm.
2. Kĩ năng: Sửa lỗi, phân biệt từ ngữ có nghĩa gần giống nhau.
3.Thái độ: GiỮ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự quản bản thân.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, bảng phụ/ máy chiếu
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
6B: ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút):
Câu 1: Khi giải thích từ cầu hôn là : xin được lấy làm vợ là đã giải nghĩa từ theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
D. Cả ba cách trên đều sai.
Câu 2: Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù hợp
A ..: trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
B: cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
C..: giới thiệu ra để lựa chon và bầu cử.
D..: đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết.
3. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
GV giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc phải đó là lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(30 phút)
- Học sinh đọc đoạn văn (a)
? Những từ nào được lặp lại nhiều lần ?
- tre (7 lần); giữ (4 lần); anh hùng (2 lần) => Lặp từ
? VD b, những từ nào được lặp lại nhiều lần?
? Cùng là hiện tượng lặp từ, ngữ nhưng tác dụng có giống nhau không ?
*GV:
Ví dụ a: Mỗi lần lặp nói về một nghĩa mới (Tác dụng khác nhau của tre đối với con người, cuộc sống).
=> Lặp từ nhưng không lặp nội dung ý nghĩa, có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa cho câu văn. Cách lặp từ như vậy người ta gọi là biện pháp tu từ trong Tiếng Việt. (Điệp từ )
Ví dụ b : Ngữ “Truyện dân gian” lặp lại mà không cung cấp nội dung, ý nghĩa mới mà chỉ nhắc lại nội dung cũ một cách dập khuôn => Tạo cho ngươì đọc, nghe cảm giác nặng nề => lỗi lặp từ.
? Em hãy chữa lại lỗi lặp của đoạn văn b.
? Em hiểu gì về lỗi lặp từ? Cách sửa lỗi lặp từ?
- Là sự dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
- Lặp là thể hiện của vốn từ nghèo nàn, của việc dùng từ thiếu cân nhắc.
- Lặp không cung cấp nội dung mới mà chỉ nhắc lại nội dung cũ một cách máy móc, rập khuôn.
- Cách sửa: Bỏ đi các từ lặp. Thay từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác có nội dung tương đương (đại từ hoặc cụm từ đồng nghĩa). Để tránh lặp từ cần làm pphong phú thêm vốn từ của cá nhân.
GV nhấn mạnh: Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ một cách vô ý thức, khiến cho lời nói trở nên nặng nề, dài dòng.
Đọc
Trả lời
Trả lời
TL cặp đôi, trả lời
Trả lời
Nêu
Nghe
I. Lặp từ
1. Ví dụ: (SGK/68)
2. Nhận xét:
Ví dụ a
- tre (7 lần)
- giữ (4 lần)
- anh hùng (2 lần)
=> Lặp từ
Ví dụ b
- Truyện dân gian (2 lần)
=> Lặp ngữ.
+ Ví dụ a: Lặp từ có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa.
+ Đoạn văn b: Lặp ngữ (lỗi lặp) gây cảm giác nặng nề, nhàm chán => lỗi lặp từ.
- Sửa lỗi: Có 2 cách:
+ Bỏ ngữ: Truyện dân gian.
+ Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Hoạt động 3: Luyện tập
(7 phút)
- GV hướng dẫn HS làm.
Làm bài tập cá nhân
Lớp trao đổi
* Luyện tập:
Bài tập 1: Lược bỏ những từ trùng lặp.
a/ bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, lan
-> Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b/- Câu chuyện ấy => câu chuyện này.
- Những nhân vật ấy => họ
- Những nhân vật => Người
c/ Bỏ từ “lớn lên” vì từ này đồng nghĩa với từ“trưởng thành”.
Hoạt động 4: Vận dụng (Làm tại lớp nếu còn thời gian)
Bài tập vận dụng
(GV treo bảng phụ có ghi bài tập)
Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
1. Người Viêt Nam ta- con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc, tổ tiên, cội nguồn của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
2. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nhiều tuổi, đã già mà không có con.
ĐH.
1. Lỗi lặp từ cùng nghĩa: nguồn gốc, tổ tiên, cội nguồn.
=> Sửa: Người Viêt Nam ta- con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
2. Lỗi lặp từ cùng nghĩa: lão, nhiều tuổi, đã già.
=> Sửa: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nông dân đã già mà không có con.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
- Tìm hiểu các nguyên nhân mắc lỗi lặp từ (lặp từ đúng và lặp từ sai thường rất khó phân biệt).
- Tìm hiểu phần II của bài. Lẫn lộn các từ gần âm.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 30/9/2018
Ngày giảng: 08/10/2018 – 6B
Điều chỉnh:
Tuần 4 - Tiết 25 – Tiếng việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận ra được các lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.
2. Kĩ năng: Sửa lỗi, phân biệt từ ngữ có nghĩa gần giống nhau.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự quản bản thân.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, bảng phụ/ máy chiếu
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
6B: ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ (2 phút): Kiểm tra vở bài tập của HS
3. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
GV giới thiệu bài:
Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc phải đó là lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(30 phút)
- Hướng dẫn học sinh đọc ví dụ.
? Trong các câu, những từ nào dùng không đúng?
GV: Căn cứ vào mối quan hệ giữa các từ trong câu thì các từu dùng sai là: thăm quan, nhấp nháy.
- Từ “thăm quan” không có trong tiếng Việt. Trong ngữ cảnh của câu nói thì từ này cần có nghĩa của “tham quan” – đến tận nơi nào đó, xem tận mắt để mở rộng hiểu biết (tham và quan là yếu tố Hán Việt, tham: dự vào, quan: xem xét)
- Do không nắm chắc vốn từ ngữ và thiếu sự phân tích về các yếu tố Hán Việt, người viết nhớ nhầm “tham quan” thành “ thăm quan”.
- Trong tiếng Việt có từ “nhấp nháy” và “ mấp máy”.
+ nhấp nháy: chỉ trạng thái của mắt mở ra, nhắm lại liên tiếp, hoặc ánh sáng khi lóe khi tắt của đèn.
+ mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp ( của môi, mắt).
=> dùng từ “ nhấp nháy” để miêu tả cho cử động của bộ ria mép là sai.
*GV nhấn mạnh: Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm.
? Nguyên nhân mắc lỗi là gì ? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng ?
*GV chốt:
- Dùng sai từ do nhầm lẫn các từ gần âm, hoặc không hiểu nghĩa của các từ.
- Từ có hai mặt: hình thức và nội dung, hai mặt này luôn gắn bó với nhau.
=> Nếu sai về hình thức ngữ âm sẽ sai về nội dung, ý nghĩa.
Đọc VD
Trả lời
Theo dõi
Trả lời
II. Lẫn lộn các từ gần âm
1. Ví dụ: SGK/68.
2. Nhận xét:
Từ dùng sai
Sửa lại
Thăm quan
Nhấp nháy
Tham quan
Mấp máy
Nghĩa các từ:
- tham quan: Là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết.
- mấp máy: Cử động khẽ và liên tiếp
- nhấp nháy: mở – tắt liên tiếp
- Dùng sai từ do nhầm lẫn các từ gần âm, hoặc không hiểu nghĩa của các từ.
GV giới thiệu bổ sung một số trường hợp từ gần âm ( trên máy chiếu)
HS chú ý theo dõi
Từ gần âm dễ lẫn
Nghĩa của từ
Linh động
Sinh động
1. Có tính chất động, có vẻ rất sống.
2. Có cách xử lí linh hoạt, không máy móc.
Đầy sự sống với nhiều dạng, vẻ khác nhau.
Lãng mạn
Lãng mạng
Lãn mạn
Có tư tưởng lí tưởng hóa hiện thực và nuôi nhiều ước mơ về tương lai xa xôi.
( không có hai từ này trong tiếng Việt)
Xán lạn
Sáng lạng
Sán lạn
Rực rỡ, tươi sáng, có triển vọng tốt
( không có hai từ này trong tiếng Việt)
Ác cảm
Mặc cảm
Có những cảm nghĩ xấu về một người, một việc gì đó.
Tự phát có những cảm nghĩ thầm kín, thấym ình không bằng mọi người.
Khắc phục
Khuất phục
1. Vượt qua, thắng được những cản trở.
2. Làm cho cái không hay mất dần.
Ngoan cường
Ngoan cố
Kiên quyết và bền bỉ chiến đấu đến cùng.
Giữ đến cùng, không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động sai trái của mình mặc dù bị phản đối mạnh mẽ.
? Muốn chữa lối lẫn lộn các từ gần âm ta phải làm thế nào?
- Khi dùng từ phải hiểu rõ nghĩa của các từ cần dùng.
- Phải nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
GV chốt: Từ có hai mặt: hình thức và nội dung. Khi dùng từ cần nói đúng âm, viết đúng chính tả để người đọc, người nghe hiểu đúng nghĩa của từ, đúng nội dung câu nói. Chú ý tránh nhầm lẫn các từ gần âm.
Trả lời
Nghe
Hoạt động 3: Luyện tập
(4 phút)
- GV hướng dẫn HS làm.
Làm bài
III. Luyện tập
Bài tập 2: Thay các từ ngữ đúng
- Linh động => sinh động
- Bàng quang => bàng quan
- Thủ tục => hủ tục
- Linh động: Không rập khuôn, máy móc
- Sinh động: Gợi hình ảnh, cảm xúc.
- Bàng quang: Bọng chứa nước tiểu.
- Bàng quan: Dửng dưng, thờ ơ.
- Thủ tục: Quy định hành chính cần tuân theo.
- Hủ tục: Những thói quen lạc hậu.
Hoạt động 4: Vận dụng (HS thực hiện ở nhà)
Bài tập vận dụng
Yêu cầu: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
1. Lí Thông rất muốn lấy được công chúa con vua nhưng không làm sao chữa được cho công chúa hết câm.
2. Tiếng đàn của Thạch Sanh vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước lủn củn chân tay, không còn nghĩ được gì đến chuyện đánh nhau nữa.
3. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khểnh mừng thầm, chắc mẩm chuyến này thay em làm bà Trạng.
ĐH.
1. Thừa cụm từ “ con vua” vì từ “ công chúa” đã bao hàm nghĩa của từ “ con vua”.
2. Nhầm từ: bủn rủn=> lủn củn.
+ bủn rủn: cử động không nổi do gân cốt rã rời.
+ lủn củn: ngắn đến mức khó coi.
3. Nhầm từ “ khấp khới”=> “ khấp khểnh”
+ khấp khởi: vui mừng rộn rã nhưng vẫn giấu kín trong lòng.
+ khấp khểnh: sự vật không đều đặn, không bằng phẳng, không khớp nhau.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
- Đọc và soạn bài: Em bé thông minh.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 28/9/2018
Ngày thực hiện: 04/10/2018 – 6B
Điều chỉnh: .
Tuần 06 - Tiết 22, 23 - Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh về văn tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực khi viết bài.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, tư duy sáng tạo, giao tiếp Tiêng việt (tạo lập văn bản).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: lập ma trận đề, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm.
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức về văn tự sự.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
6B: .......................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Phần I: Xây dựng ma trận đề (Thời gian 90 phút)
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
Văn bản và phương thức biểu đạt
Kể tên các kiểu văn bản và PTBĐ
Xác định được PTBĐ của đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Lời văn, đoạn văn tự sự.
Những yếu tố cần chú ý khi trình bày sự việc trong văn tự sự
- Xác định được nhân vật, sự việc trong đoạn văn.
- Xác định được câu chủ đề của đoạn văn.
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 25%
Viết bài văn tự sự
Kể lại một câu chuyện (truyền thuyết/ cổ tích) bằng lời văn của bản thân
Số câu: 1
S.điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1
S.điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
T. số câu
T. số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
S.điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
Phần II. Đề Kiểm tra
Câu 1 (1 điểm): Kể tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Câu 2 (1 điểm): Khi trình bày sự việc trong văn tự sự cần chú ý những yếu tố nào?
Cho đoạn văn và trả lời các câu hỏi 3, 4, 5
“... Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ...”.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Câu 3 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 4 (0,5 điểm): Đoạn văn trên có những nhân vật nào?
Câu 5 (1 điểm): Đoạn văn kể về sự việc gì? Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 6 (6 điểm): Kể lại một truyện (truyền thuyết hoặc cổ tích) bằng lời văn của em.
Phần III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (1,0 điểm)
* Yêu cầu trả lời:
HS nêu được 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt tương ứng: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính – công vụ.
* Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 1: Trả lời đúng các ý trên
+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 các ý trên
+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 2 : ( 1 điểm )
* Yêu cầu trả lời:
Nêu được 6 yếu tố khi trình bày các sự việc trong văn tự sự:
Thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả
*Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 1: Hs trả lời đầy đủ các các ý trên .
+Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 trong hai ý trên.
+ Điểm 0: Trả lời không đúng ý trên hoặc không trả lời.
Câu 3 (0,5 điểm)
* Yêu cầu trả lời: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt Tự sự
* Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 0,5: Trả lời đúng.
+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 4 (0,5 điểm)
* Yêu cầu trả lời: Đoạn văn có nhắc tới 3 nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương.
* Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên.
+ Điểm 0,25: Trả lời được tên một nhân vật.
+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 5 (1 điểm)
* Yêu cầu trả lời:
- Đoạn văn kể về việc: Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được Mị Nương nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn (câu 1).
* Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 0,1: Trả lời đúng các ý trên
+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 các ý trên
+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 6 (6 điểm)
1. Yêu cầu chung:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn tự sự để tạo lập văn bản. Câu chuyện được kể bằng lời văn của mình nhưng vẫn đảm bảo nhân vật, các sự việc chính, đan xen lời nhận xét, cảm xúc, đánh giá của người viết. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng ; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được câu chuyện và nhân vật trong câu chuyện; phần thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn, dẫn dắt hợp lí, kể lại được diễn biến của sự việc xảy ra trong câu chuyện; phần kết bài kết thúc câu chuyện, có thể bộc lộ đánh giá hoặc suy nghĩ, cảm xúc của bản than.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đáp ứng được các yêu cầu như trên, phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần kể (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Học sinh xác định được rõ câu chuyện kể, nhân vật và sự việc trong câu chuyện đó.
- Điểm 0,25: Xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 6_12439067.docx