Giáo án Ngữ văn 6 tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

* Kiểm tra bài: 5’

- Câu hỏi: Nguyên nhân mắc lỗi lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm là gì? Nêu cách khắc phục.

Đáp án:

- Trong khi nói và viết chúng ta cần chú ý tránh việc lặp từ. Bởi lặp từ không có ý nhấn mạnh hoặc không tạo sự liên kết thì không nên dùng từ lặp. Vì lặp từ sẽ làm cho câu văn lủng củng, không thoát ý.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Không thực hiện

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu các lỗi dùng từ không đúng nghĩa (10’)

1. Mục tiêu: HS phát hiện được các lỗi và chữa lỗi

2. Các bước tiến hành

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày dạy: / 10/ 2018 tại lớp: 6C CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Sau bài học, giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa. - Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ. - Rèn kĩ nắng sử dụng từ khi nói, viết. 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa. 4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực - Năng lực chung: Hình thành năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, SGV. Máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn bài. 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học 3.1. Phương pháp: - Phương pháp làm việc theo nhóm - Phương pháp gợi mở - vấn đáp. - Phương pháp động não. 3.2. Kỹ thuật dạy học - Kĩ thuật “động não”. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. * Kiểm tra bài: 5’ - Câu hỏi: Nguyên nhân mắc lỗi lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm là gì? Nêu cách khắc phục. Đáp án: - Trong khi nói và viết chúng ta cần chú ý tránh việc lặp từ. Bởi lặp từ không có ý nhấn mạnh hoặc không tạo sự liên kết thì không nên dùng từ lặp. Vì lặp từ sẽ làm cho câu văn lủng củng, không thoát ý. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Không thực hiện B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) Hoạt động 1: Tìm hiểu các lỗi dùng từ không đúng nghĩa (10’) 1. Mục tiêu: HS phát hiện được các lỗi và chữa lỗi 2. Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung chính - SDPP đàm thoại, HSHS phát hiện lỗi dùng từ không đúng nghĩa. - Cho HS đọc VD trong SGK. ? Chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu trên? Hãy thay các từ dùng sai bằng các từ khác? - Kết luận. - Giải nghĩa các từ dùng sai: + Yếu điểm: Điểm quan trọng. + Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn thường do cấp trên quyết định mà không phải do bầu cử. + Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thực. ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc mắc các lỗi trên? - Kết luận: ? Vậy làm thế nào để không mắc lỗi dùng từ ? - GV liên hệ một số lỗi dùng từ không đúng nghĩa trong bài viết TLV số 1. - Hoạt động cá nhân. - Đọc ví dụ sgk/75. - Chỉ ra các từ dùng không đúng nghĩa và chữa lại cho đúng. - Chỉ ra nguyên nhân: - Chỉ ra cách khắc phục các lỗi trên. 1. Ví dụ: (SGK- 75) - Phát hiện lỗi – chữa lỗi: a. yếu điểm -> nhược điểm (hoặc điểm yếu) b. đề bạt -> bầu c. chứng thực -> chứng kiến - Nguyên nhân: + Không biết nghĩa + Hiểu sai nghĩa + Hiểu nghĩa không đầy đủ. - Cách khắc phục: + Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa nên dùng. (hỏi bạn bè, thầy cô giáo) + Khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 9’) 1. Mục tiêu: Làm bài tập 1,2,3 trong SGK, qua đó củng cố nội dung bài học.. 2. Các bước tiến hành: Bước 1: Cho HS đäc vµ x¸c ®Þnh yªu cÇu bµi tËp 1,2. Bước 2: GV: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các thành viên hoạt động, thư kí ghi chép tổng hợp ý kiến chung của nhóm và hoàn thiện phiếu học tập. + Phát phiếu học tập. + Thời gian thảo luận: 5 phút. + Kiểm tra tiến trình hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm và giúp đỡ các nhóm. + Điều khiển HS báo cáo kết quả. + Nhận xét, kết luận - HS: HĐ theo nhóm. Các nhóm tự phân nhóm trưởng, thư kí và thực hiện nhiệm vụ của GV yêu cầu: + Nhóm 1+3: Làm bài tập 1 + Nhóm 2+4: Làm bài tập 2 - HS báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bài tập 1 (T.75) * Các kết hợp từ đúng: - bản (tuyên ngôn) - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thủy mạc - (nói năng) tùy tiện Bài tập 2 (T.76) a. khinh khỉnh b. khẩn trương c. băn khoăn Bài tập 3 (T. 76) a. Thay từ đá bằng đấm hoặc thay từ tống bằng tung - Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt. - Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt. b. thực thà -> thành khẩn bao biện -> ngụy biện c. tinh tú -> tinh túy Bài tập 4 (T. 76) Viết chính tả: Em bé thông minh IV. Đánh giá và chốt kiến thức. (2’) - Dùng sơ đồ Grap để khái quát lại các lỗi dùng từ đã học trong hai tiết. - Nguyên nhân dẫn đến việc mắc các lỗi trên. - Cách sửa các lỗi trên. V. Dặn dò: (2’) - Học bài. - Lập bảng phân biệt từ dùng sai, dùng đúng có trong bài. - Ôn tập các truyện truyền thuyết, truyện cổ tích đã học (khái niệm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, nội dung và ý nghĩa các truyện đã học, các chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa), giờ sau kiểm tra văn 1 tiết. VI. Phần ghi chép bổ sung của GV ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 7 Em be thong minh_12437907.doc
Tài liệu liên quan