Giáo án Ngữ văn 6 tiết 39, 40, 41: Chủ đề: Đạo lý và lẽ sống

Hết tiết 39, chuyển tiết 40

(2) Văn bản Thầy bói xem voi.

- Hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý giọng từng thầy bói khác nhau nhưng giọng thầy nào cũng hết sức quả quyết, đầy tự tin, hăm hở và mạnh mẽ.

- GV đọc mẫu, gọi HS đọc

- GV: Văn bản chia làm mấy đoạn? Nôi dung chính của từng đoạn? (năng lực đọc – hiểu văn bản, giải quyết vấn đề)

- HS: Ba phần:

 + Từ đầu thì sờ đuôi”→ các thầy bói xem voi.

 + Từ “Năm thầy sễ cùn”→ tranh cãi về vấn đề phán voi.

 + Còn lại → Kết thúc tức cười.

- GV: Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?

- HS: Năm thầy bói ế khách, nghĩ cách tiêu thời gian nên rủ nhau xem voi.

- GV: Phàn nàn, bàn tán là gì?

- HS:

 + Phàn nàn: nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý, để mong sự đồng cảm, đồng tình của người khác.

 + Bàn tán: bàn bạc một cách rộng rãi không có tổ chức, không đi đến kết luận.

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 39, 40, 41: Chủ đề: Đạo lý và lẽ sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:. Lớp dạy: 6A Ngày dạy:. Lớp dạy: 6A Ngày dạy:. Lớp dạy: 6A TUẦN 10 Tiết 39 - 40 - 41 Chuû ñeà: ÑAÏO LYÙ VAØ LEÕ SOÁNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: a) Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng - Đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, sự kiện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. b) Văn bản: Thầy bói xem voi - Đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, sự kiện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện tự nhiên, thú vị, độc đáo. c) Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Nét đặc sắc của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. 2. Kĩ năng: a) Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng - Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện . - Kĩ năng sống: Nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống. b) Văn bản: Thầy bói xem voi - Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện . - Kĩ năng sống: Nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống. c) Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, hiểu ý nghĩa truyện. - Kể lại được truyện. - Kĩ năng sống: Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. 3. Thái độ: - Yêu thích, say mê học truyện ngụ ngôn. - Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Soạn bài, nghiên cứu các tác phẩm truyện ngụ ngôn, đặc biệt là ba truyện (Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) + Tranh truyện ngụ ngôn - Học sinh: soạn bài, xem kĩ hệ thống câu hỏi trong từng văn bản III. PHƯƠNG PHÁP: - Hình thức dạy học: 3 tiết dạy tại lớp. - Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật: tranh ảnh, động não, bản đồ tư duy. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là truyện cổ tích? - Trong các văn bản truyện cổ tích đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Bài học sinh ghi * Hoạt động 1: Khởi động. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh các loại truyện đã học như truyền thuyết, truyện cổ tích còn có thể loại truyện rất lí thú, đó là truyện ngụ ngôn. Chùm truyện ngụ ngôn mà chúng ta sắp tìm hiểu sẽ giúp các em hiểu rõ những đặc điểm và giá trị chủ yếu của loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. aTìm hiểu chung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 3 nhóm. Nhiệm vụ 1: Mỗi học sinh đọc lại 1 văn bản truyện ngụ ngôn trong SGK. Nhiệm vụ 2: Mỗi học sinh tóm tắt 1 vb truyện. Nhiệm vụ 3: Xác định nhân vật chính trong văn bản là ai? Và qua nhân vật chính, tác giả ngụ ý điều gì? - HS hoạt động: Báo cáo kết quả mà nhóm thảo luận. HS trình bày. + Con ếch -> con người. + Con người -> con người. + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng -> con người - GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. - GV: Em hãy cho biết ý nghĩa được rút ra từ ba câu truyện ngụ ngôn trên? - HS: Khuyên nhủ người ta phải sống tốt, khiêm tốn... - GV:Vậy từ những nội dung vừa tìm hiểu, em hãy cho biết truyện truyện ngụ ngôn là truyện ntn? - GV: Chúng ta vừa tìm hiểu thể loại truyện ngụ ngôn, vậy để hiểu hơn về ý nghĩa của các văn bản truyện ngụ ngôn, chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng văn bản. aĐọc hiểu văn bản. (1) Văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - GV: Em hãy tóm tắt lại văn bản Ếch ngồi đáy giếng? - HS tóm tắt, GV nhận xét. - GV: Truyện được chia làm mấy phần? - Chia làm 2 phần: + Từ đầu “một vị chúa tể”→ếch khi còn ở trong giếng. + Còn lại→ếch khi ra ngoài giếng. - GV: Truyện kể theo ngôi thứ mấy? - HS: Kể theo ngôi thứ ba. - GV: Ếch sống ở đâu? - HS: Trong một cái giếng - GV: Giếng là một không gian như thế nào? - GV: Cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào ? (năng lực giải quyết vấn đề) GV: Trong môi trường ấy, ếch ta tự thấy mình như thế nào ? Nó có thái độ gì? - HS: Oai như một vị chúa tể. - GV: Cũng vì chẳng bao giờ ra khỏi giếng bởi thế quen nhìn bầu trời nhỏ như cái vung hình tròn. Cái sai lầm của ếch là luôn nhìn mọi vật xung quanh đều nhỏ bé, tự cho mình là kẻ có quyền lực cao nhất, không coi ai ra gì. -> GDHS biết tìm tòi, học hỏi để mở rộng vốn kiến thức. - GV: Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? (NL GQVĐ) - HS: Trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ đưa ếch ra ngoài. - GV: Dềnh lên là gì? (NL TD) - HS: Là nước dâng cao và tràn bờ. - GV: Lúc này, có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch? Ếch có nhận ra điều đó không? - HS: Quen thói cũ, nó “nhâng nháo” đưa mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh. - GV: Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ ếch không nhận ra? (năng lực giải quyết vấn đề) - Nhìn ngang ngửa có vẻ tự đắc, không coi ai ra gì. - GV: Kết cục chuyện gì đã xảy ra đối với ếch? - GV: Nhâng nháo là gì? - GV: Từ kết quả đó cho ta thấy điều gì? - HS: Phải biết thích nghi với môi trường sống, không được chủ quan và không ngừng trau dồi kiến thức, học tập kinh nghiệm để không bị lạc hậu. ðGDKNS: Qua cách sống chủ quan, kiêu ngạo của ếch và đã phải trả cái giá đắt là đánh đổi bằng chính mạng sống của mình. Từ đó em rút ra cho mình bài học gì? - GV: Qua cái chết của ếch, tác giả dân gian nhằm khuyên ta bài học gì? (năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân) Hết tiết 39, chuyển tiết 40 (2) Văn bản Thầy bói xem voi. - Hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý giọng từng thầy bói khác nhau nhưng giọng thầy nào cũng hết sức quả quyết, đầy tự tin, hăm hở và mạnh mẽ. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc - GV: Văn bản chia làm mấy đoạn? Nôi dung chính của từng đoạn? (năng lực đọc – hiểu văn bản, giải quyết vấn đề) - HS: Ba phần: + Từ đầuthì sờ đuôi”→ các thầy bói xem voi. + Từ “Năm thầysễ cùn”→ tranh cãi về vấn đề phán voi. + Còn lại → Kết thúc tức cười. - GV: Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? - HS: Năm thầy bói ế khách, nghĩ cách tiêu thời gian nên rủ nhau xem voi. - GV: Phàn nàn, bàn tán là gì? - HS: + Phàn nàn: nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý, để mong sự đồng cảm, đồng tình của người khác. + Bàn tán: bàn bạc một cách rộng rãi không có tổ chức, không đi đến kết luận. - GV: Cách xem voi của năm thầy có gì đặc biệt? (NL đọc - hiểu) - HS: Dùng tay sờ voi, vì mù →Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói. - GDHS: phải biết nhìn nhận, đánh giá khách quan. - GV: Các thầy phán về voi như thế nào? Hình thù nó ra sao? - Vòi→ sun sun như con đỉa. - Ngà→ chần chẫn như cái đòn càn. - Tai→ bè bè như cái quạt thóc. - Chân→ sừng sững như cái cột đình. - Đuôi→ tun tủn như cái chổi sể cùn. àNhận định không giống nhau. - GV: Năm thầy bói sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi phán về voi? Nhằm mục đích gì?(NL đọc - hiểu) - HS: Sử dụng từ láy tượng hình, phép so sánh→ làm cho sự vật trở nên cụ thể, sinh động. - GV: Khi phán về voi thái độ của năm thầy ntn? - Dùng từ ngữ phủ định triệt để: + Tưởngthế nàohóa ra + Không phải, + Đâu có!... + Ai bảo!... + không đúng cả àLàm nổi bật sự căng thẳng của câu chuyện→thể hiện thái độ chủ quan bảo thủ. - GV: Có ý kiến cho rằng cả 5 thầy đều đúng nhưng tất cả 5 thầy cũng đều sai. Vậy em có nhận xét gì về ý kiến trên? ( Thảo luận) (NL hợp tác) - HS: Cả 5 thầy đều đúng: Phán đúng với từng bộ phận cơ thể mình sờ được. →Dùng biện pháp so sánh để miêu tả hình ảnh đầy ấn tượng. Sai lầm của các thầy: Sờ vào một bộ phận của voi mà đã vội phán đó là toàn bộ con voi. - GV: Ai cũng cho mình là đúng, từ đó dẫn đến kết quả như thế nào? - HS: Kết luận vội vàng: lấy bộ phận nói toàn thể. Nói không đúng về hình thù con voi, đánh nhau toác đầu, chảy máu. - GV: Qua truyện “thầy bói xem voi”, em rút ra bài học gì? ( năng lực tự quản bản thân) GV: Cái khéo và thú vị ở chỗ người đặt truyện chọn 5 thầy bói (vốn giỏi đoán mò) vì mù nên phải xem voi bằng tay. Đã vậy lại cùng xem một con voi rất to, nên dù cố xem cũng khó có thể với, đo hết chiều kích của nó. Nếu tác giả dân gian để các thầy xem con vật nhỏ hơn chẳng hạn như con thỏ thì kết quả có thể sẽ khác. ðGDKNS: Qua truyện, em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân? Hết tiết 40, chuyển tiết 41 (3) Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - GV: Gọi HS tóm tắt truyện? - GV: Văn bản chia làm mấy phần? (năng lực đọc - hiểu văn bản, giải quyết vấn đề) - HS: Hai phần: + Từ đầukéo nhau về: nguyên nhân của việc đình công. + Còn lại: kết quả. - Truyện xuất hiện những nhân vật nào? (năng lực đọc- hiểu văn bản, giải quyết vấn đề) - Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. - Tìm danh từ chung và dt riêng: “Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng”? - DTC: cô, cậu, bác, lão (nhân hóa) - DTR: Mắt, Chân, Tay, Tai, Miệng. - Người khởi chuyện đình công là ai? Vì sao? - Cô Mắt, chỉ vì ghen tị. - Cô Mắt kích động những ai tham gia? - Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai. - Vì sao Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? - Vì họ phải làm việc mệt nhọc còn lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. - Các nhân vật Mắt, Tay, Tai, Chân có ngoại hình khác nhau nhưng giống nhau ở điểm nào? - Tính đố kị, chỉ kể công mình mà không hề biết công lao người khác. - Từ những hiểu biết hạn hẹp, họ đã hành động sai lầm như thế nào? (năng lực giải quyết vấn đề) - Chọn cách đình công. - Mục đích của việc đình công thật sự là gì? - Họ muốn trừng phạt lão Miệng. - Theo em có phải lão miệng chỉ ăn không ngồi rồi không? (NL tư duy, GQVĐ) - Họ nhận lấy hậu quả gì sau việc đình công? - Là mất cảm giác và khả năng cử động. - Nhân hóa bộ phận cơ thể người mang dáng dấp con người rất phù hợp. Vì cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng. - Tê liệt là gì? (năng lực giải quyết vấn đề) - Truyện để lại bài học gì? - GDKNS: Qua văn bản em rút ra được điều gì trong cuộc sống? - Không nên ích kỉ mà nên biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. I. TÌM HIỂU CHUNG: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện cọn người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: * Văn bản Ếch ngồi đáy giếng 1) Môi trường sống của ếch - Ếch sống lâu ngày trong một giếng. - Không gian: chật hẹp. - Ếch thấy mình oai như một vị chúa tể. àTầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo. 2) Khi môi trường sống thay đổi: - Không gian thay đổi, rộng lớn hơn. - Ếch vẫn chủ quan, nhâng nháo, nghênh ngang. - Kết quả: Bị trâu giẫm bẹp. à Hậu quả của lối sống chủ quan, kiêu ngạo. 3) Bài học kinh nghiệm: - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. * Văn bản Thầy bói xem voi 1) Các thầy bói xem voi: - Hoàn cảnh: + Các thầy đều mù, chưa từng biết hình thù con voi. + Ế khách, nghĩ cách tiêu thời gian nên rủ nhau xem voi. - Xem voi: + Dùng tay để sờ. + Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận → biết qua cảm giác của bàn tay - cách xem phiến diện, chủ quan. 2) Các thầy bói phán về voi: - Voi như: con đỉa, đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổi sể. - Sử dụng từ láy gợi tả và phép so sánh → sử dụng miêu tả thêm sinh động, cụ thể, hấp dẫn, tô đậm sự hài hước trong miêu tả của các thầy. - Thái độ: ai cũng quá tự tin cho mình là đúng, phủ nhận ý kiến người khác → bảo thủ, chủ quan. - Các thầy đều sai: Sờ vào bộ phận của voi mà đã tưởng, đã phán đó là toàn bộ con voi. - Kết quả: Đánh nhau toác đầu chảy máu 3) Bài học kinh nghiệm: - Phải biết nhìn nhận sự việc một cách toàn diện. - Lắng nghe ý kiến của người khác để tránh sai lầm. * Văn bản Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng. 1) Sự đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt: - Chân, Tay, Tai, Mắt: phải làm việc mệt nhọc - Miệng: chỉ ngồi ăn 2) Hậu quả: - Chân, Tay: rã rời - Mắt: lờ đờ - Tai: ù ù - Miệng: nhợt nhạt → Họ phải chịu hậu quả nặng nề “cả thảy” đều bị “tê liệt”. 3) Mối quan hệ giữa của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: - Gắn bó chặt chẽ với nhau - Cá nhân không thể tách rời tập thể 4) Bài học kinh nghiệm: Truyện nêu lên vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. * Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Tóm tắt ngắn gọn các văn bản truyện ngụ ngôn đã học. Rút ra bài học qua mỗi văn bản. - Kể ra các thành ngữ em đã học được qua các văn bản truyện ngụ ngôn? - Tìm những câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự + Thấy cây, chẳng thấy rừng. +Thầy bói nói mò. - Đặt một số tình huống giao tiếp có sử dụng các thành ngữ trên. * Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng - Chốt lại những nội dung chính. - GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ tóm tắt. - Học sinh dựa vào đó phát biểu. Khái niệm truyện ngụ ngôn Bảng phụ Ý nghĩa Nội dung * Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc thêm các tác phẩm truyện ngụ ngôn trong sách báo. - Tìm đọc những sách viết về giá trị, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn. * Chuẩn bị bài mới: Bài: Danh từ (tiếp theo) Ñoïc vaø thöïc hieän yeâu caàu SGK / 108, 109: + Ñieàn caùc danh töø vaøo baûng phaân loaïi, goàm: danh töø chung vaø danh töø rieâng. + Nhaän xeùt caùch vieát caùc danh töø rieâng trong caùc caâu treân. + Nhaéc laïi quy taéc vieát hoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu de dao li va le song van 6_12440781.docx
Tài liệu liên quan