Bài 10 - Tiết 41
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đánh giá nhận xét cụ thể về khả năng tiếp thu cảm thụ những kiến thức trong phần văn học dân gian cụ thể qua các bài về truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
- Cảm nhận đuợc giá trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm.
- Sửa một số lỗi về cách dùng từ, viết câu, cách cảm thụ tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ
- Thể hiện tình cảm rõ ràng trong bài viết và học tập được những điều tốt của các nhân vật trong truyện.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, chấm bài, nhận xét bài làm học sinh
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 39 đến 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày giảng: 6D 22/10/2016
6A 31/10/2016
Bài 10 - Tiết 39
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2 Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy búi xem voi.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh khi nhìn nhận vấn đề phải nhìn nhận cho toàn diện
4. Năng lực
- Năng lực phân tích, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, tranh ảnh sgk
2. Học sinh: Làm bài tập, đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy kể lại và nêu ý nghĩa của câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan
- Thời gian: 3 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Treo tranh ảnh 5 thầy bói xem voi trong SGK. ?Yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét về bức tranh
GV:Gợi dẫn HS vào bài
- Quan sát, nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật và rút ra được bài học ý nghĩa của truyện
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
* GV đọc, gọi HS đọc, tóm tắt.
? Giải nghĩa từ: thầy bói, sun sun, quạt thóc, đòn càn?
? Các nhân vật trong truyện này có gì khác với các nhân vật trong truyện Ếch ngồi đáy giếng?
- Nhân vật là con người.
? Có những sự việc nào xoay quanh những nhân vật này?
? Mỗi sự việc tương ứng với phần nào của văn bản?
* Bố cục:
- P1: từ đầu...sờ đuôi: Các thầy bói xem voi
- P2: tiếp...chổi xể cùn: Các thầy phán về voi
- P3: còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi
Hs đọc
Hs trả lời
Hs trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và kể
2. Giải thích từ khó
3. Bố cục
Gồm 3 phần
? 5 ông thầy bói có đặc điểm gì chung?
? Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?
? Việc xem voi trong hoàn cảnh ấy, có có dấu hiệu nào không bình thường?
- Mù lại muốn xem voi khi hàng ế, ngồi
tán gẫu, chợt thấy voi đi qua nảy ra ý định xem -> ý định không nghiêm túc
?Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt?
? Từ xem và sờ có nghĩa là gì?
- Xem: nhìn, quan sát mọi việc bằng mắt
- Sờ: dùng tay để cảm nhận tính chất của vật
? Tại sao gọi là xem mà lại kể là sờ voi?
- Vì các thầy đều bị mù nên phải sờ để thảo mãn sự tò mò.
? Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn tỏ thái độ gì đối với thầy bói?
? Sau khi sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào?
? Biện pháp NT gì được dùng ở đây? Tác dụng của BPNT này?
? Theo em, các thầy xem và tả về voi như thế có đúng không?
- Đúng một phần.
? Đúng ở chỗ nào?
- Đúng một bộ phận
? Em có nhận xét gì về những nhận thức của thầy bói về voi?
-> Nhận thức chỉ đúng một bộ phận
? Thái độ của các thầy?
? Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào?
? Nguyên nhân của những sai lầm ấy?
- Do các thầy chủ quan trong việc xem xét voi, sờ một bộ phận mà phán toàn bộ sự vật.
? Hậu quả của việc xem xét voi ?
? Vì sao các thầy bói xô xát nhau?
- Tất cả đều nói sai về voi nhưng tất cả đều cho là mình đúng
? Qua sự việc này ND ta muốn tỏ thái độ gì với những người làm nghề bói toán?
- Phê phán, chế giễu nghề thầy bói.
? Mượn sự việc này, ND ta muuốn khuyên răn điều gì?
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Các thầy bói xem voi
- Các thầy bói: bị mù
- Hoàn cảnh: ế hàng, chưa biết hình thù con voi.
- Cách xem: Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận
à Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói.
2. Các thầy bói nhận xét về voi
- sun sun như con đỉa
- chần chẫn như đòn càn - bè bè như cái quạt thóc
- Sừng sững như cột đình
- tua tủa như chổi xể cùn
- NT: so sánh, ví von, từ láy -> đặc tả hình thù con voi nhằm tô đậm nhận xét sai lầm của các thầy bói
- Sờ bộ phận -> đoán toàn bộ con voi
- Thái độ:
+ Tin những gì mình nhìn thấy
+ Phản bác ý kiến của ngươì khác
+ Khẳng định ý kiến của mình.
3. Hậu quả
- Đánh nhau toác đầu chảy máu(hại về thể xác)
- Chưa biết hình thù con voi (hại về tinh thần)
Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật phải xem xét toàn diện.
? NT chủ yếu của truyện này là gì ?
? Nội dung truyện ?
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chuyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi ?
- Giống nhau: Cả hai chuyện đều nêu ra những bài học về nhận thức (tìm hiểu và
đánh giá về sự vật, hiện tượng) nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Khác nhau:
+ Ếch ngồi đáy giếng :nhắc nhở con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được kiêu ngạo, coi thường....
+ Thầy bói xem voi: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
à Những đặc điểm riêng của hai truyện bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.
Hs trả lời
Hs trả lời
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn con người bài học sâu sắc nào đó (bài học về cách thức nhận thức sự vật)
2. Nội dung
- Phê phán nghề thầy bói.
- Khuyên người ta muốn hiểu đúng sự vật phải nghiên cứu toàn diện sự vật đó.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào bài luyện tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể một số ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
- Suy nghĩ, tái hiện, trả lời
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, qua bài học rút ra được kinh nghiệm khi xem xét, nhìn nhận sự việc trong thực tiễn cuộc sống
- Phương pháp - Kĩ năng: Tự bộc lộ, tự nhận thức
- Thời gian: 2 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Em làm gì để tiếp thu bài học kinh nghiệm từ câu chuyện này?
- Suy nghĩ, trả lời
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm hiểu ý nghĩa các câu thành ngữ
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
-Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”?
- Trả lời
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Nhắc lại nội dung, ý nghĩa của truyện?
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm. Đọc thêm một số câu chuyện ngụ ngôn khác.
- Chuẩn bị bài: Danh từ (tiếp theo)
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày giảng: 6D 27/10/2016
6A 03/11/2016
Bài 10 - Tiết 40
DANH TỪ
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ
- HS có ý thức sử dụng và viết hoa danh từ đúng quy tắc.
4. Năng lực
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, so sánh, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bảng phụ
2. Học sinh: Làm bài tập, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đặc điểm danh từ .
? Vẽ sơ đồ phân loại danh từ. Cho ví dụ?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, tái hiện
- Thời gian: 3 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Treo bảng phụ có ghi các danh từ:
Thái Nguyên, Võ Thị Sáu, Lê-nin, sách, bút chì, Trường Trung học cơ sở Chùa Hang I,
? Chỉ ra các danh từ có trong bảng
? Nhận xét cách viết các danh từ ?
GV:Gợi dẫn HS vào bài
- Quan sát, nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết được và biết cách viết đúng danh từ chung và danh từ riêng.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, vấn đáp, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Treo bảng phụ ghi VD sgk
? Hãy xác định các DT trong câu trên và điền vào bảng.
DT
chung
- vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ làng, xã, huyện.
DT
riêng
- Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
? Thế nào là DT chung và DT riêng?
- DT chung: là tên gọi một loài sự vật
- DT riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
? Nhận xét cách viết của các DT trên ?
* Cách viết hoa danh từ riêng.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của từng tiếng tạo tạo thành tên riêng.
-VD: Lê Thị Hoa, Việt Nam.
- DT chung: không viết hoa, DT riêng viết hoa.
? Em hãy nhận xét cách viết hoa của danh từ?
? Nhắc lại các qui tắc viết hoa đã học?
? Tên người, tên địa lí nước ngoài được viết như thế nào ?
? Tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương được viết ntn ?
? Em hãy nhận xét về cách viết hoa của các DT riêng trong VD? Các qui tắc viết hoa ?
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs đọc ghi nhớ
I. Danh từ chung và danh từ riêng
- DT chung: là tên gọi một loại sự vật
- DT riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
* Cách viết hoa :
- Danh từ riêng :Viết hoa chữ cái đầu tiên của từng tiếng tạo tạo thành tên riêng.
- DT chung: không viết hoa.
* Qui tắc viết hoa :
a.Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam:
- Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của họ đệm, lót, tên.
* VD: - Tên người: Lê Thị Thanh Lan
- Tên địa lí: Hà Nội, Việt Nam.
b. Tên người, tên địa lí nước ngoài:
- Tên người: (TQ) viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên như tên VN. (phiên âm trực tiếp)
* VD: Mao Trạch Đông, Tôn Trung Sơn
- Tên người và tên địa lí các nước khác chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên.
* VD:
- Tên người: A-lếch-xây, Giôn- xi, Bơ- men...
- Tên địa lí: Mát-xcơ- va, Phi- líp-pin
* Lưu ý: Nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
c. Đối với tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương
- Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này dều được viết hoa.
* VD :Trường Trung học cơ sở Yên Hoà, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc
* Ghi nhớ: SGK
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học nhận biết các loại danh từ và cách viết hoa danh từ
- Phương pháp - Kĩ năng: Thảo luận nhóm, giải thích
- Thời gian: 10 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV tổ chức HS làm theo nhóm.
Nhóm 1: Tìm DT chung
Nhóm 2: Tìm DT riêng
? Các từ in đậm trong bài có phải là danh từ riêng không? tại sao ?
? Viết hoa lại các DT riêng trong đoạn thơ
- Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Bài tập 4
Chính tả
Viết đúng các chữ l/n và vần – ênh, - êch
Thảo luận nhóm
II. Luyện tập
Bài tập 1
- DT chung: ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con tri, tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân...
Bài tập 2
- Chim, Mây, Hoạ Mi, Nước, Hoa: tên riêng của nhân vật vốn là loài vật được nhân cách hoá.
- Nàng Út: Tên riêng của người.
- Làng Cháy: Tên địa lí.
Bài tập 3
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng các loại danh từ trong việc tạo lập đoạn văn
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các loại danh từ chung, danh từ riêng
- Cá nhân viết, trình bày
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ sơ đồ minh họa các loại danh từ đã học
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
-Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
DANH TỪ
Kẻ vào trong vở bảng sau và điền các loại danh từ vào chỗ trống cho thích hợp
DT chỉ đơn vị
DT chỉ sự vật
DT riêng
DT chung
- Kẻ bảng, điền tên danh từ
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
Bài tập củng cố: Những tên riêng nước ngoài nào dưới đây bị viết hoa sai quy tắc?
? Hãy viết lại cho đúng: Ru Ma Ni, Lí Bạch, Ba-lan, Ăng Ghen, Hàn quốc, Thái-lan, Tô Ki Ô, Hồng-kông, Bắc-kinh
5. Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra Văn 1 tiết
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày giảng: 6D 29/10/2016
6A 05/11/2016
Bài 10 - Tiết 41
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đánh giá nhận xét cụ thể về khả năng tiếp thu cảm thụ những kiến thức trong phần văn học dân gian cụ thể qua các bài về truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
- Cảm nhận đuợc giá trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm.
- Sửa một số lỗi về cách dùng từ, viết câu, cách cảm thụ tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ
- Thể hiện tình cảm rõ ràng trong bài viết và học tập được những điều tốt của các nhân vật trong truyện.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, chấm bài, nhận xét bài làm học sinh
2. Học sinh: Nhớ lại bài viết của mình
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D .........
2. Kiểm tra bài cũ
? Kể lại câu chuyện Thầy bói xem voi ? Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bµi míi:
Ho¹t ®éng 1: §äc l¹i ®Ò bµi, x¸c ®Þnh yªu cÇu vµ c¸c bíc lµm bµi theo yªu cÇu ®Ò.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- §äc l¹i ®Ò bµi vµ x¸c ®Þnh yªu cÇu cña ®Ò bµi?
Câu 1:
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học.
- Định nghĩa truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Các câu chuyện truyền thuyết đã học:
Con Rồng cháu Tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Thánh Gióng
Sự tích Hồ Gươm
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 2:
a. Xác định từ láy trong đoạn trích sau:
“Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa”.
b. Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, chi tiết tiếng đàn thần kì có những ý nghĩa gì?
Câu 3:
Viết đoạn văn kể lại chiến công đầu tiên của Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
* Ưu điểm:
- HS n¾m ®îc yªu cÇu ®Ò bµi, nắm được kiến thức đã học, một số bài làm tương đối tốt.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, không lỗi chính tả
6A: Huyền, Nguyễn Ngọc Mai, Tường Dung, Quỳnh Anh, Ngân
6D: Long, An, Thúy, Dương Hiếu
- HS bước đầu có kĩ năng viết đoạn văn.
- Bài viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng, ít sai chính tả hơn bài viết số 1
* Nhược điểm:
- Một số học sinh không nắm được
kiến thức cơ bản
-DiÔn ®¹t lñng cñng,viÕt c©u sai ng÷ ph¸p, m¾c lçi chÝnh t¶, dïng tõ.
- Chấm phẩy, bừa bãi, bỏ dấu chấm, phẩy tùy tiện đi.
- Dùng từ chưa chính xác, viết hoa bừa bãi.
- Một số bài làm còn gạch xoá nhiều, sai lỗi chính tả.
* Lỗi chính tả
Tr- ch : truyện dân gian, câu chuyện
l- n
Viết hoa tự do :
- 6D : Ngọc, Thế Anh, Anh Nam
- 6A Minh, Bảo Anh, Q. Mai : KỂ vỀ, Con Rồng CHáu Tiên
Bánh CHưng, Bánh Giầy
Thạch sanh, (chước) " Trước, (ko) " không; dữ gìn (giữ)...
* Lỗi diễn đạt
Xuyên 6A: Hồi ấy, Thạch Sanh nhận lời về ở nhà Lí Thông, và đến ở với nhà mẹ con Lí Thông. Và một hôm đến ngày Lí Thông đi chết thì mẹ con hắn sợ và tìm cách lừa Thạch Sanh chết thay.
Đọc bài H. Dương, Sơn
6D: Đọc bài Thế Anh, Phú, Anh Nam
* Hướng khắc phục.
1. HS th¶o luËn,söa lçi bµi viÕt cña m×nh vµ cña b¹n.
* Y/c HS ®æi bµi, ®äc, söa ch÷a cho nhau
- Đọc nhiều sách báo bổ ích để hạn chế phần nào về việc viết sai chính tả.
- Đọc thật kĩ yêu cầu trước khi làm bài.
Đọc
Nêu yêu cầu đề
- Ghi chép, trả lời
I. Đề bài – Đáp án
Câu 1: ( điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
a. (0,5 điểm)
Từ láy: Bủn rủn.
b.( 2,5 điểm) Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn:
- Tiếng đàn thần kì thể hiện quan niệm về ước mơ và công lí của nhân dân.
- Tiếng đàn thần kì là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Câu 3: (5 điểm)
Đoạn văn phải đảm bảo đúng nội dung và yêu cầu về hình thức:
- Nội dung: Kể lại chiến công đầu tiên của Thạch Sanh: hành động, việc làm, kết quả, sự đổi thay do các hành động đem lại.
- Hình thức: Có câu chủ đề diễn đạt một ý chính, các câu khác diễn đạt ý phụ làm nổi bật ý chính.
II. NhËn xÐt bµi viÕt
1.¦u ®iÓm
*Nội dung:
*Hình thức:
2. Nhîc ®iÓm
*Nội dung:
*Hình thức:
III. C¸c lçi thêng gÆp, c¸ch söa.
1. Lỗi chính tả
2. Lỗi diễn đạt
3. Cách sửa
TSHS
§iÓm 9
§iÓm 8
§iÓm 7
§iÓm 6
§iÓm 5
§iÓm 4
§iÓm 3
6A
6
15
8
4
5
0
0
6D
4
9
9
6
7
1
0
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết lại đoạn
- Phương pháp : Cá nhân trình bày
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Viết lại đoạn văn kể lại chiến công đầu tiên của Thạch Sanh
HS: Viết bài
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Củng cố
- Chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả
* Hướng dẫn tự học
-TiÕp tôc söa lçi cho bµi viÕt.
- Chuẩn bị bài Luyện nói kể chuyện
Nhóm 1: Kể về một chuyến về quê.
Nhóm 2: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Nhóm 3: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
Nhóm4: Kể về một chuyến ra thành phố.
- Đọc các bài tham khảo trong sgk T.111, 112
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày giảng: 6D 02/11/2016
6A 05/11/2016
Bài 10 - Tiết 42
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân,
2. Kỹ năng
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp
3. Thái độ
- Trình bày lưu loát, rõ ràng, mạch lạc.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bài nói mẫu, máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài nói trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan
- Thời gian: 3 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Chiếu cho HS quan sát bài viết tham khảo trong sgk.
GV:Gợi dẫn HS vào bài
- Quan sát, nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài tập rèn kĩ năng nói trước tập thể lớp. HS rút kinh nghiệm bài nói của mình qua bài tham khảo.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động nhóm, đọc diễn cảm
- Thời gian: 10 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Cách nói: Rõ ràng, mạch lạc, tự tin, phân biệt giọng nói và đọc.
- Nội dung: đảm bảo yêu cầu đề ra
- Đọc 4 đề kể chuyện trong SGK
? Em dự định sẽ nói gì ở phần mở bài?
? Diễn biến của cuộc thăm hỏi?
? Ở phần thân bài em có thể dựng thành mấy doạn?
? Nhắc lại các ngôi kể trong văn tự sự?
? Thứ tự kể trong văn tự sự?
? Đôí với đề bài này, em sẽ kể theo ngôi kể nào? Thứ tự kể ra sao?
- Đề 3,4 HS tự XD dàn bài của mình
Hs nghe
Hs đọc
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
I. Chuẩn bị
1. Yêu cầu của tiết luyện nói
2. Đề bài
a. Kể về một chuyến về quê.
b. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
c. Kể về một cuộc đi thăm di tích LS.
d. Kể về một chuyến ra thành phố.
3. Dàn bài tham khảo
a. Đề 1: HS tìm hiểu kĩ SGK có thể thêm hoặc bớt
b. Đề 2:
* Mở bài:
- Đi thăm vào dịp nào?
- Ai tổ chức? Đoàn gồm những ai?
- Dự định dến thăm gia đình nào? ở đâu?
* Thân bài:
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
- Trên đường đi, đến nhà liệt sĩ? Quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thế nào? Lời nói, việc làm , quà tặng?
- Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
* Kết bài: ra về ấn tượng của cuộc đi thăm
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh biết kể miệng trên lớp bài làm đã chuẩn bị
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân trình bày
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Gv hướng dẫn HS
Nhận xét bài làm của HS
- Hs trình bày
- Nhận xét bài làm của bạn
II. Luyện nói trên lớp
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, qua bài học biết lập dàn ý với đề văn cho trước
- Phương pháp - kĩ năng: Tự bộc lộ, tự trình bày
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Bài tập:
Hãy lập dàn ý cho đề văn kể về một việc tốt em đã làm
- Hs lập dàn ý
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Nên chuẩn bị như thế nào để có thể trình bày trước đông người cho tốt
5. Hướng dẫn tự học
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
- Chuẩn bị bài Cụm danh từ
* Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 24 tháng 10 năm 2016
Tổ trưởng
Hoàng Thúy Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn 6 T11 T39-42.doc