I. Tiếp xúc Văn Bản:
1. Đọc – kể:
2. Chú thích:
a, Ngụ ngôn:
- Nguyên nghĩa: Là lời nói có ngụ ý tức là lời nói có ý kín đáo để người nghe đọc, tự suy nghĩ mà hiểuTruyện ngụ ngôn là: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b.Chú thích: Chú ý 1,2,3
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11/2017
Thực hiện: Hgt 0382124416
Tiết 39 : Ếch ngồi đáy giếng.
(Truyện ngụ ngôn)
Ngày giảng:
Lớp- Sĩ số:
6A:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Học sinh tìm hiểu được:
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn và nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu VB truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.. kể lại được truyện.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS sự khiêm tốn, ghét thói kiêu căng. Liên hệ với sự thay đổi môi trường.
4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới:
- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo
- Năng lực cảm thụ văn học. Năng lực thẩm mĩ
- Biết sống nhân ái, trách nhiệm, biết phê phán những hành vi trái trong cuộc sống.
5. Các nội dung tích hợp trong bài:
* Tích hợp kĩ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp: Phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
* Tích hợp môi trường:
Liên hệ về sự thay đổi mụi trường.
B. CHUẨN BỊ: - GV: Đọc sách – Tư liệu – Giáo án – Tranh minh hoạ
- HS: Đọc SGK – Trả lời câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kể tên hai thể loại truyện dân gian đã học?
3. Giảng bài mới:
Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số câu chuyện cổ tích. Giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một thể loại mới trong truyện dân gian. Đó là truyện ngụ ngôn.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò và nội dung cần đạt
- HS đọc – GV nhận xét
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Trình tự nào?
- Giải thích từ ngụ ngôn?
- Đọc chú thích *.? Thế nào là truyện ngụ ngôn?
So sánh với truyền thuyết và cổ tích mà em đã học?
- Đọc chú thích SGK
? Truyện chia làm mấy phần? ND từng phần?
- GV giao nhiệm vụ:
? Trong truyện có bao nhiêu nhân vật?
? Nhân vật nào là nhân vật chính?
? Tìm những chi tiết kể về cuộc sống của ếch khi ở trong giếng?
? Nêu suy nghĩ của em về môi trường sống của ếch?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
- Báo cáo kết quả.
- GV đánh giá và chốt kiến thức.
? Ếch có suy nghĩ và hành động gì?
? Oai như 1 vị chúa tể là ntn?
- Nêu nhận xét về tầm nhìn và thái độ của ếch?
( Vì sao ếch cho mình là oai như vậy? Nhận thức ấy có đúng không? Vì sao? Nhận thức ấy chứng tỏ điều gì?)
? Tính tình của ếch giống tính tình của loại người nào?
- Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
- Có gì thay đổi trong môi trường sống của ếch?
-Tìm chi tiết thể hiện hành động của ếch khi ra khỏi giếng?
-Nhận xét về thái độ, tính cách của ếch?
? Nêu kết cục của câu chuyện?
? Tại sao có kết cục ấy? (Có ý kiến cho rằng do trời mưa (KQ) – Chủ quan)
? Mượn câu chuyện ếch, giếng, bầu trời tác giả sử dụng NT gì? Nhận xét cách kể chuyện?
? Qua câu chuyện về chú ếch với kết cục bị thảm tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì?
I. Tiếp xúc Văn Bản:
1. Đọc – kể:
2. Chú thích:
a, Ngụ ngôn:
- Nguyên nghĩa: Là lời nói có ngụ ý tức là lời nói có ý kín đáo để người nghe đọc, tự suy nghĩ mà hiểuàTruyện ngụ ngôn là: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b.Chú thích: Chú ý 1,2,3
3. Bố cục: 2 phần
P1: Từ đầu à ra ngoài( Ếch ở trong giếng )
P2: Còn lại( Kết quả )
II. Phân Tích Văn Bản:
1. Câu chuyện của chú ếch:
* Hoàn cảnh sống:
- Lâu ngày trong 1 cái giếng
- Xq chỉ 1 vài loài vật nhỏ bé
àNhỏ bé,hạn hẹp
* Suy nghĩ, hành động:
- Hàng ngày cất tiếng kêu ồm ộpàCác con vật khác hoảng sợ
- Tưởng bầu trời bé bằng chiếc vung
- Oai như chúa tể.
(Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, toàn quyền chi phối)
àThiếu sự hiểu biết, chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan, kiêu ngạo trở thành bệnh của nó.
àNhận thức sai lầmàThói ngông cuồng ngạo mạn 1 cách lố bịch (Sự lố bịch của kẻ không biết mình biết ta)
(Những kẻ thùng rỗng kêu to, coi trời bằng vung, ngạo mạn)
* Ếch ra khỏi giếng:
- Trời mưa to, nước tràn, ếch ra ngoài
-> Môi trường rộng lớn
-Ếch nghênh ngang, cất tiếng kêu
- Nhâng ngáo, chả thèm để ý
->Giống lúc trong giếng, coi thường xung quanh
* Kết cục: ếch bị con trâu giẫm bẹp àDo sự chủ quan nhâng nháo, nghênh ngang (Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh mà thực ra là nó rất ngu dốt, ngớ ngẩn)
- NT: ẩn dụ
- Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước
2. Bài học:
- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang .
- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình , không được chủ quan , kiêu ngạo .
III. Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK – 101
Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”
* HĐ 3: Luyện tập
* Luyện tập:
- Em rút ra bài học gì sau khi học xong VB này?
- ý nghĩa của truyện là gì?
* HĐ 4: Vận dụng
4.Cñng cè - HÖ thèng bµi: Nh¾c l¹i ý nghÜa truyÖn.
Ph©n biÖt: Cæ tÝch – Ngô ng«n
* HĐ 5: Mở rộng
5.HDHT: - Tìm những câu chuyện trong đời sống có biểu hiện giống câu chuyện “ếch ngồi đáy giếng”
- So¹n tiÕp: ThÇy bãi xem voi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 39 ech ngoi day gieng_12450080.doc